black baron, white army

hương trình âm nhạc cuối tuần, thêm một bài hát Nga Xô-viết, một bài hát từ thời Nội chiến, nhân tiện gợi nhớ, hôm nay 7/11, chính là ngày Cách mạng tháng 10 Nga, là tháng 10 trong lịch Nga cũ! Nam tước đen của quân đội trắng (Bạch vệ), Đang âm mưu tái lập Sa-hoàng. Nhưng từ rừng taiga cho đến bờ biển nước Anh, Hồng quân chúng ta là hùng mạnh nhất…

chân thiện mỹ

acebook nhắc ngày này năm trước, thấy cũng nên post lại! Nói về các khía cạnh giáo dục của một con người, “văn” là thứ dễ nhất, đọc thông viết thạo, rồi một vài sách vở phức tạp hơn, rồi tiếp cận các ngôn từ khoa học, kỹ thuật. Ai giỏi hơn chút thì tìm về cổ ngữ, học thêm nhiều ngoại ngữ, Anh, Pháp, Nga, Đức, hay thứ chữ tượng hình riêng biệt như tiếng Hoa, rồi thì đi vào các lĩnh vực chuyên ngành: y tế, kinh tế, pháp luật, etc… cả một rừng sách vở. Nói về “văn” thôi thì 20, 30 năm chưa phải là nhiều! Ấy thế mà tôi lại cho là “văn” vẫn là thứ dễ nhất. Trong 3 chữ “chân”, “thiện”, “mỹ” thì “văn” tương ứng, là cách tiếp cận với chữ “chân”, vẫn là thứ dễ dàng nhất!

Giáo dục về mỹ học (aesthetics) khó hơn rất rất nhiều, nó đòi hỏi nền tảng gia đình và xã hội, một quá trình trãi nghiệm lâu dài, đòi hỏi nhiều hiểu biết về văn hoá và vốn sống, đôi khi là bản năng, chứ không đơn giản cầm cuốn sách lên đọc là có được. Tôi đã gặp nhiều “con chuột gặm chữ”, nhưng hiểu biết về “âm nhạc” và “hội hoạ”, nói xin lỗi là “ngửi không được”! Thế nên mới nói “văn” thực ra cũng chỉ là một thứ “tào lao”, nó không thể hiện hết được công phu hàm dưỡng, rèn luyện của một con người! Ấy thế mà cái gọi là “âm nhạc”, từ thứ nghêu ngao thọc tay vào mồm huýt sáo ấy lại nói lên được rất nhiều điều! Vừa dễ nhất và cũng vừa khó nhất là như thế!

Mỹ học, nó không đơn giản là kỹ năng ghi nhớ và logic như “văn”. Nó có sự tương tác với tâm hồn con người, thể hiện cả quá trình trãi nghiệm cuộc sống, nó không phải là điều rõ ràng có thể lý giải theo kiểu luận lý được. Nhiều người có khả năng ngôn từ, xào xáo câu chữ rất ghê, nhưng không có khả năng hiểu âm nhạc hay hội hoạ, đơn giản vì đó là một “chiều kích” khác trong tâm hồn, một không gian không phải cứ “tụng chữ” mà chạm đến được, và họ không thể, không dám tự đào luyện, tự khám phá bản thân để đi ra ngoài giới hạn của ngôn từ chữ nghĩa… Nên ai mà bàn luận về nhạc mà kiểu chỉ có “ca từ thế này thế kia” là chắc chắn không hiểu gì về nhạc!

Cái quá khứ nhiều năm học “văn” nó ám ghê gớm, tưởng càng giỏi “văn” đôi khi thực ra là càng tự trói mình vào chữ nghĩa, đến độ không có đủ dũng khí để bước qua rào cản và đi vào thế giới phi ngôn ngữ, tiếp cận những điều ngôn từ không diễn tả được! Tới được đó thì mới hiểu ra rằng, ngôn từ là phương tiện diễn đạt, nhưng đồng thời cũng là dẫn hướng lầm lạc, gọi nó là “cái vỏ của tư duy” rất đúng, chỉ là cái vỏ mà thôi, không có những hiểu biết, cảm quan ngoài ngôn ngữ dẫn đường thì bám víu vào ngôn từ cũng kiểu “chết đuối vớ phải bọt”! Haiza, nói sơ sơ về 2 chữ “chân” và “mỹ”, để thấy nó khó như thế, cái chữ thứ 3 kia còn khó kinh hồn hơn nữa! 😃

gym corner – p4

iếp tục đóng cái “máy chèo thuyền” – paddling machine (hay còn gọi là paddle ergometer, nhưng chính xác thì có lẽ phần “ergometer” đúng nghĩa lại không có như đồ chuyên nghiệp). Nó không phải là cái “rowing machine” vì trong tiếng Anh, “paddle”, “row” và “skull” là 3 động từ có nghĩa khác nhau, mặc dù trong tiếng Việt chỉ có mỗi 1 chữ gần nghĩa là “chèo”.

tuổi trẻ

acebook nhắc ngày này 6 năm trước… Món quá lớn nhất của đời người, đó là tuổi trẻ !!! Nhiều năm trước, đóng xong chiếc xuồng, chèo lòng vòng 2, 3 bữa là nhảy xuống thẳng một lèo 12h ra Vũng Tàu, hôm sau lại chèo ngược 16h về lại SG, chả phải lăn tăn! 2 cái mái chèo nhựa “đồ chơi trẻ con”, có thể gãy bất cứ lúc nào, chẳng cần hệ thống điện với máy bơm nước, chỉ một cái gáo là đủ, cũng chả cần xem dự báo thời tiết các kiểu! Giờ trang thiết bị cái gì cũng có đủ, chỉ có độ “lỳ” và độ “liều” là bớt đi…

gym corner – p3

ũng là một dịp để dọn đẹp lại hết cái xưởng mộc, một ngàn lẻ một thứ linh tinh khác nhau, ốc vít, đinh, khoá, các loại máy móc, ván, gỗ, hoá chất etc… sắp xếp tất cả cho ngăn nắp, sạch sẽ không phải là chuyện dễ! 😀 Video bên dưới: cái máy chèo thuyền tạm thời, sử dụng dàn tạ có sẵn và cái ghế trượt! Tuy không xịn như đồ chuyên dùng nhưng vẫn tạm xài được!

gym corner – p2

ùng cái bàn phay tự đóng và cái máy phay Makita để khoét 2 thanh ray gỗ (sliding rails). Ray này sẽ có 2 công dụng, 1 là sử dụng như một cái máy chèo thuyền (rowing machine), và 2 là để dùng với cái ghế trượt 4 bánh (wheel-roller) như trong video dưới! Đã có ý tưởng về 1 cái “máy khác lạ”, đã sắm gần đủ phụ tùng, sẽ tiếp tục cập nhật trong vài tuần đến! 😀

one way bearing

ai con lăn nhựa với bạc đạn (bearing) một chiều, loại bạc đạn này được sử dụng trong rất nhiều máy móc thể thao, kiểu như cái líp xe đạp, chỉ cho phép dẫn động quay một chiều… 🙂 Đang tiến hành đóng một cái “máy” mới, khá hấp dẫn, chờ xem vài tuần sau sẽ rõ…

ngôn tình

ới tôi, kiểu văn chương đậm chất “ngôn tình” như thế là kiểu “mì ăn liền”, người ta cần một mớ những câu viết sẵn, diễn tả được tâm trạng của mình, lúc cần thì auto chọn một câu mà văng ra, khỏi suy nghĩ! Lâu lâu nghe cũng có vẻ hay hay, nhưng dùng nhiều thì cảm giác ngấy, chẳng bổ béo gì. Sâu xa hơn, nó làm nghèo nàn hoá tâm hồn, người ta không phát triển được cái tôi cá nhân riêng biệt, cứ lặp đi lặp lại mấy công thức có sẵn.

Nói cho đúng, nhu cầu thể hiện của mỗi người, nhất là giới trẻ là nhu cầu rất thật, nội tâm mỗi con người là thế giới riêng biệt đầy mầu sắc, chẳng ai giống ai. Khi còn trẻ, tôi cũng thế, khi yêu một cô gái chẳng hạn, người ta phải tìm cách biểu đạt. Nhưng bọn tôi toàn tự nghĩ ra những tâm tư của mình, viết nó thành lời một cách sáng tạo, chả phải copy của ai, và cũng hạn chế đúng người, đúng cảnh, chẳng phải cứ văng ra như kiểu công thức!

Nó trở thành nguy hiểm khi giới trẻ không hiểu được hết chiều sâu của ngôn từ, cứ nghĩ rằng viết được vài câu như thế là giỏi! Tôi theo dõi nhiều “tác giả” mới, trẻ, in sách hẳn hoi, toàn viết rặt giọng “ngôn tình” này, thực ra chỉ là một kiểu văn hoá kém! Đúng là giáo dục thời đại internet giúp người ta tiếp cận ngôn từ nhanh chóng, nhiều câu chữ bóng bẩy, trơn tuột, chả mấy ý nghĩa, nói ra quá dễ dàng! Mà cái gì dể dàng quá đều không tốt!

Nói cho ngay, bolero và ngôn tình, và những thứ như thế, tự động và hiển nhiên là “low-culture”. Không phải là mình chê nó thấp, nhưng những người trẻ cũng nên biết, thế giới văn chương, thơ ca, biểu đạt còn rất nhiều thứ hay ho hơn thế. Hãy quay lại học cổ văn, cổ ngữ, học thêm 2, 3 ngoại ngữ nữa, xem cách diễn đạt, thể hiện của cổ nhân, của người khác như thế nào, chục năm sau, học hành đàng hoàng, nhìn lại sẽ tự thấy mình “nhảm nhí”!

katrina

hiều năm trước, khi bão Katrina đánh vào nước Mỹ, mạng viễn thông sập trên diện rộng, toàn bang Mississippi mất hết liên lạc vô tuyến và cả hữu tuyến. Hội Chữ thập đỏ yêu cầu Hội Vô tuyến nghiệp dư chi viện. Hơn 700 con người, đều là dân chơi nghiệp dư, mang thiết bị, máy móc của mình vào, dựng lên các cột ăn-ten, không có điện thì chạy pin hay máy phát quay tay! Nó không giống như mọi người nghĩ đâu, không có mạng dữ liệu 3G, 4G gì cả, có khi toàn là gõ ma-níp tíc-tè tíc-tè ấy! 🙂

Suốt hơn 2 tuần, cho đến khi hệ thống viễn thông được khôi phục, 700 con người này điều hành mạng lưới liên lạc cứu hộ, cứu nạn. Một nước hùng hậu như nước Mỹ mà có khi còn không chống lại nổi mẹ thiên nhiên! Nên đến lúc phải đánh giá lại vai trò của các tổ chức, đoàn thể nghiệp dư, tư nhân, các hội vô tuyến, các hội chơi thuyền, etc… tạo điều kiện cho họ được “chơi” và phát triển, dù chỉ là những trò chơi giải trí, nhưng khi kỹ năng và trình độ đã có thì khi cần, họ có thể là một lực lượng rất đáng kể!

rocker

hật không phải lúc để đi khen… thuyền đẹp, nhưng đúng là như thế 🙂! Ghe đi biển truyền thống vùng Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Đức (tên xưa cũ của Thừa Thiên – Huế) đạt đến độ cong (rocker) khá cực đoan. Này đúng là: cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ. Từ Đà Nẵng trở vào và từ Nghệ An trở ra thì ghe thuyền mới bớt cong hơn!