serenity – 1, p3

hỉnh tới chỉnh lui các tham số chán chê, hôm nay, sau khi hoàn thành một phần góc tập gym, khởi công đóng chiếc Serenity! Nhưng trước hết, vẫn kiểm tra lại một chút phần mô hình bằng phần mềm, đơn giản hoá một số chi tiết nhỏ để dể thi công hơn!

Cũng là những bước quen thuộc như 5 chiếc trước nên không mô tả kỹ nữa. Đầu tiên cắt những station (khuôn âm) bằng MDF, có tác dụng tạo hình dáng cho chiếc xuồng! Sau đó lại đo, vẽ, cắt và nối từng miếng lại với nhau. Khâu này phải cẩn thận môt chút, đo vẽ sai là sửa rất mệt!

Chiếc Serenity này độ dài đã giảm chỉ còn 15.5 feet, vừa vặn chiều dài của 2 tấm ván ép (mỗi tấm 2.44 mét). Dù tiêu chí là đóng sao cho xuồng được nhẹ, nhưng với một chiếc xuồng “đi chơi xa” thì lại cần độ bền, nên nhẹ quá cũng không hẳn là tốt! Sẽ cố gắng hoàn tất ở 25kg!

skeuomorph

uối tuần rảnh đọc tin bão, sắp vào ĐN, không biết sao, chỉ chăm chăm đi xem thuyền. Nói gì thì nói, vẫn luôn thích những thân thuyền truyền thống, từ trực giác cho đến thẩm mỹ bảo rằng như thế chịu sóng gió tốt. Trong ảnh, cái aft-deck (sàn sau) và pilot-house (cabin) là mới thêm sau này, vẫn còn nhiều thành phần “skeuomorph” như cái khe cắm xiếm và bánh lái (bánh lái lưỡi liềm kiểu xưa) vẫn còn đó, mặc dù không dùng để làm gì, và người ngư dân có khi cũng quên luôn, không biết nó dùng để làm gì… 😀

gym corner – p7

oàn tất cái máy chèo thuyền, hoạt động hoàn hảo, trơn tru đúng như thiết kế (xem video bên dưới). Căn bản cũng hoàn thành cái góc tập gym, mặc dù vẫn còn nhiều thiết bị khác có thể chế tạo thêm, thực sự là có rất nhiều ý tưởng hay có thể tự làm được, nhưng sẽ từ từ làm thêm dần dần sau! Mới chừng này thứ là đã đủ để tập mệt nghỉ rồi! 😀

aviamarch

hương trình âm nhạc cuối tuần – Hành khúc không quân – Aviamarch, bài hát có phần đơn giản, dể thuộc, dể hát nên được vay mượn trên khắp thế giới, có lời trong vô số ngôn ngữ, tiếng Anh, Nhật, Hàn, etc… Thậm chí phát-xít Đức cũng lấy bài này đặt lời riêng để hát… haiza, thật ko có sĩ diện gì, oánh nhau thì chưa biết ai hơn thua, nhưng nhạc ai hay hơn thì đã rõ!

stalin artillery march

hương trình âm nhạc… đầu tuần – Hành khúc pháo binh Stalin, thời gian trôi qua, nước Nga Putin đang đưa mọi thứ trở lại đúng bản chất, đúng sự thật lịch sử của nó! Bài hát được trình bày với lời gốc viết năm 1943, giữa WW2 khốc liệt, giọng nam siêu trầm – basso profondo Yuri Levitan đọc thông báo trên radio, cùng với những người lính khoác plash-palatka: Pháo binh, Stalin đã có lệnh! Pháo binh, quê hương đang kêu gọi! Với hàng ngàn nòng pháo, vì những giọt nước mắt của mẹ chúng ta, khai hoả!!!

máy chèo thuyền

áy chèo thuyền… mô tả chút về cái paddling machine, trước hết, nó không phải là “rowing machine”, mặc dù tiếng Việt đều gọi là “máy chèo thuyền”. Thứ hai nữa, tuy gọi là “ergometer” nhưng không như đồ chuyên dụng, có màn hình hiển thị số Watt, Calories, Kilometers, cái này không có. Dự định là sẽ gắn một cái đồng hồ đo tốc độ xe đạp (đồng hồ đo tốc xe đạp thực chất là chỉ cái máy đếm, sử dụng 1 công-tắc từ – reed switch và 1 cục nam châm để đếm số vòng quay bánh xe, bánh quay 1 vòng thì cục nam châm đi qua, đóng mạch công-tắc 1 lần). Dùng cái đồng hồ xe đạp này không đưa ra được 1 thông tin chính xác nào, ngoại trừ cung cấp 1 độ đo tương đối để bạn biết được đang chèo nhanh hay chậm.

Đưa một ví dụ, giả sự bạn hít đất được 25 cái, giờ muốn tăng lên thành 50 cái nhưng mà tập (hít đất) hoài nó vẫn không lên. Vấn đề ở chỗ cơ thể con người là một hệ thống liên hoàn, cái này phụ thuộc, níu kéo cái kia. Nên tập thêm 5, 7 động tác khác, một thời gian thử lại sẽ hít đất được nhiều hơn. Như tôi tập chèo mãi không lên, bèn phải “cross-training”, tập qua xe đạp để cải thiện hơi thở và tuần hoàn. Thứ đến nữa là sức mạnh và sức bền, giữa 2 hình thức “strength” và “cardio”, không thể bỏ qua cái nào được, một cái tăng sức mạnh của cơ, một cái tăng độ bền của cơ. Trừ khi bạn chuyên hẳn về body – building thì không kể, chứ mọi vận động bình thường của con người đều cần tập luyện kết hợp xen kẻ giữa hai hình thức trên.

Như đã nói, tôi muốn chèo tốt, nhưng chỉ tập chèo không thôi thì không cải thiện sức chèo được, nên phải kết hợp thêm nhiều hình thức vận động khác (cross training), từ tạ, gym, xe đạp, etc… Sau đó, rồi đi một đường vòng lớn, quay trở lại chỗ ban đầu, thuật ngữ gọi là “conditioning”, tức là muốn chèo tốt thì… ta lại tập chèo! 😃 Nhưng nhiều khi công việc bận rộn, hoặc thời tiết không thuận lợi, không phải lúc nào cũng xuống nước được, thế nên nghĩ ra cái “máy chèo khô” này! Máy giả lập khá tốt lực cản đặc trưng của động tác chèo thuyền, có thể chỉnh được sức nặng (resitsance), một số người còn làm 2 cái chân máy hình tròn để máy hơi lắc lắc giống cảm giác chèo trên nước (riêng tôi thì thấy không thật cần thiết nên bỏ qua)!

Về kỹ thuật làm máy này không có gì khó, hai con lăn hai bên được gắn bạc đạn một chiều, cái bánh đà ở giữa chỉ quay một chiều về phía trước, tay trái và tay phải lần lượt thay phiên nhau kéo hệ thống dây làm bánh đà quay. Hệ thống ròng rọc và lò xo giúp cảm giác chèo gần giống với thực tế hơn. Cái bánh đà sử dụng cơ chế ma sát để tăng giảm lực cản, thay đổi sức nặng của mái chèo! Tuy cấu tạo máy đơn giản, dể chế tạo, nhưng cần một số thời gian để cân chỉnh, gia giảm (tăng giảm khối lượng bánh đà, tăng giảm ma sát, tăng giảm độ căng của lò xo) làm sao cho cảm giác chèo được gần với thực tế nhất! Dự tính trong tương lai: thay hệ thống lực cản ma sát (nhanh hư, không được êm) bằng lực cản nam châm!

gym corner – p6

oàn tất cái máy chèo thuyền, dù một vài chi tiết nhỏ đây đó vẫn có thể còn được cải tiến thêm (sẽ từ từ thực hiện dần sau). Xem video bên dưới, cái laptop đang phát 1 đoạn video chèo kayak, cũng nên có chút cảm hứng! 😀 Dĩ nhiên là không thể được như “chèo ướt”, nhưng “chèo khô” cũng cần thiết khi bạn bận rộn, không có thời gian xuống nước!

gym corner – p5

iếp tục đóng cái “máy chèo thuyền” – paddling machine. Ở trung tâm là 1 cái bánh đà (flying wheel) tạo quán tính cho toàn hệ thống, đồng thời cũng có 1 cơ chế tạo lực cản (resistance) nhờ ma sát. Hai con lăn một chiều hai bên tương ứng với 2 mái chèo, thay phiên nhau tiếp động năng vào bánh đà. Còn rất nhiều việc tinh chỉnh nho nhỏ cần làm để hoàn tất máy!

black baron, white army

hương trình âm nhạc cuối tuần, thêm một bài hát Nga Xô-viết, một bài hát từ thời Nội chiến, nhân tiện gợi nhớ, hôm nay 7/11, chính là ngày Cách mạng tháng 10 Nga, là tháng 10 trong lịch Nga cũ! Nam tước đen của quân đội trắng (Bạch vệ), Đang âm mưu tái lập Sa-hoàng. Nhưng từ rừng taiga cho đến bờ biển nước Anh, Hồng quân chúng ta là hùng mạnh nhất…

chân thiện mỹ

acebook nhắc ngày này năm trước, thấy cũng nên post lại! Nói về các khía cạnh giáo dục của một con người, “văn” là thứ dễ nhất, đọc thông viết thạo, rồi một vài sách vở phức tạp hơn, rồi tiếp cận các ngôn từ khoa học, kỹ thuật. Ai giỏi hơn chút thì tìm về cổ ngữ, học thêm nhiều ngoại ngữ, Anh, Pháp, Nga, Đức, hay thứ chữ tượng hình riêng biệt như tiếng Hoa, rồi thì đi vào các lĩnh vực chuyên ngành: y tế, kinh tế, pháp luật, etc… cả một rừng sách vở. Nói về “văn” thôi thì 20, 30 năm chưa phải là nhiều! Ấy thế mà tôi lại cho là “văn” vẫn là thứ dễ nhất. Trong 3 chữ “chân”, “thiện”, “mỹ” thì “văn” tương ứng, là cách tiếp cận với chữ “chân”, vẫn là thứ dễ dàng nhất!

Giáo dục về mỹ học (aesthetics) khó hơn rất rất nhiều, nó đòi hỏi nền tảng gia đình và xã hội, một quá trình trãi nghiệm lâu dài, đòi hỏi nhiều hiểu biết về văn hoá và vốn sống, đôi khi là bản năng, chứ không đơn giản cầm cuốn sách lên đọc là có được. Tôi đã gặp nhiều “con chuột gặm chữ”, nhưng hiểu biết về “âm nhạc” và “hội hoạ”, nói xin lỗi là “ngửi không được”! Thế nên mới nói “văn” thực ra cũng chỉ là một thứ “tào lao”, nó không thể hiện hết được công phu hàm dưỡng, rèn luyện của một con người! Ấy thế mà cái gọi là “âm nhạc”, từ thứ nghêu ngao thọc tay vào mồm huýt sáo ấy lại nói lên được rất nhiều điều! Vừa dễ nhất và cũng vừa khó nhất là như thế!

Mỹ học, nó không đơn giản là kỹ năng ghi nhớ và logic như “văn”. Nó có sự tương tác với tâm hồn con người, thể hiện cả quá trình trãi nghiệm cuộc sống, nó không phải là điều rõ ràng có thể lý giải theo kiểu luận lý được. Nhiều người có khả năng ngôn từ, xào xáo câu chữ rất ghê, nhưng không có khả năng hiểu âm nhạc hay hội hoạ, đơn giản vì đó là một “chiều kích” khác trong tâm hồn, một không gian không phải cứ “tụng chữ” mà chạm đến được, và họ không thể, không dám tự đào luyện, tự khám phá bản thân để đi ra ngoài giới hạn của ngôn từ chữ nghĩa… Nên ai mà bàn luận về nhạc mà kiểu chỉ có “ca từ thế này thế kia” là chắc chắn không hiểu gì về nhạc!

Cái quá khứ nhiều năm học “văn” nó ám ghê gớm, tưởng càng giỏi “văn” đôi khi thực ra là càng tự trói mình vào chữ nghĩa, đến độ không có đủ dũng khí để bước qua rào cản và đi vào thế giới phi ngôn ngữ, tiếp cận những điều ngôn từ không diễn tả được! Tới được đó thì mới hiểu ra rằng, ngôn từ là phương tiện diễn đạt, nhưng đồng thời cũng là dẫn hướng lầm lạc, gọi nó là “cái vỏ của tư duy” rất đúng, chỉ là cái vỏ mà thôi, không có những hiểu biết, cảm quan ngoài ngôn ngữ dẫn đường thì bám víu vào ngôn từ cũng kiểu “chết đuối vớ phải bọt”! Haiza, nói sơ sơ về 2 chữ “chân” và “mỹ”, để thấy nó khó như thế, cái chữ thứ 3 kia còn khó kinh hồn hơn nữa! 😃