thanh bình lạc

ộ phim đang “hot” thời gian gần đây, tuy hình thức cổ trang, ngôn tình, nhưng hàm lượng văn hoá không phải ít. Yếu tố căn bản đầu tiên, đó là Tống triều tìm cách du nhập giống lúa “100 ngày” từ Giao Chỉ (ngày nay là VN), giống lúa mau kết hạt, chịu sâu bệnh, thời tiết tốt này là cải cách rất căn bản và sâu rộng đối với nông nghiệp TQ đương thời, sản lượng lương thực tăng nhiều lần, lần đầu tiên trong lịch sử, lương thực dự trữ trong kho đủ ăn trong… 50 năm, điều này dẫn đến bùng nổ dân số, rồi lần lượt dẫn đến bùng nổ kinh tế, thương mại, KHKT. TQ bước vào một kỷ nguyên thịnh vượng chưa từng có, đời sống vật chất đầy đủ, các đô thị mở rộng, văn hoá, văn chương, tư tưởng đạt đến mức cực thịnh: Phạm Trọng Yếm, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Vương An Thạch, Trình Di, Trình Hạo, etc…

Đời sống vật chất cao như thế, XH chuyển biến thành những cấu trúc, tổ chức phức tạp đan xen nhau về lợi ích. Đời sống văn hoá tinh thần cao như thế dẫn đến một xã hội văn trị, văn nhân chữ nghĩa được coi trọng, mà võ bị bị coi thường. Võ tướng đời Tống được ưu đãi nhiều về tiền bạc và vật chất, nhưng bị từ chối sự công nhận về địa vị nơi miếu đường, bị xem thường về danh dự. Về việc binh, Tống triều nổi tiếng là… đánh đâu thua đó, chủ tướng trận vong, toàn quân tiêu diệt, cứ thế lặp lại! Hàng năm, để được yên ổn, Tống phải cống nạp cho Liêu hàng vạn lạng bạc và nhiều sản vật khác, thế nhưng trên tổng thể vẫn không thiệt vì cán cân thương mại nghiêng hẳn về phía Tống, còn phía Tây Hạ, Liêu cái gì cũng phải mua từ Trung Nguyên, từ lương thực, nhu yếu phẩm cho đến tơ lụa, hàng thủ công mỹ nghệ!

Ngay cả gây sự với VN cũng bị Lý Thường Kiệt đánh cho tan tành. Tống sử có cách giải thích “chữa thẹn” rất hài hước về chuyện đánh đâu thua đó, lý giải rằng Liêu, Tây Hạ là những bộ tộc du mục, “toàn dân vi binh” – 全民為兵 – già trẻ, trai gái ai cũng là lính, nên một “quân đội chuyên nghiệp” như Tống không thể địch lại được! Cái thành ngữ “toàn dân vi binh” này lại được thấy sử dụng một lần nữa năm 1979, khi hơn nửa triệu quân TQ không thể xuyên thủng hàng thủ của 80 ngàn dân quân VN ở biên giới phía bắc. Nói tới nói lui, cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, năng lực sản xuất, trình độ văn hoá cao khiến xã hội TQ nghiêng hẳn về tổ chức quy mô, quy cũ, mà yếu hẳn về tinh thần võ bị, mà những sắc dân yếu kém hơn về kinh tế, văn hoá như Liêu, Tây Hạ, VN thì… ngoài cái mạng cùi ra, chẳng có gì để mất!

polaris

Bóng Ngân Hà khi mờ khi tỏ,
Độ Khuê triền buổi có buổi không.
Thức mây đòi lúc nhạt nồng,
Chuôi sao Bắc Đẩu thôi đông lại đoài.

hực ra về thiên văn rất là dễ hiểu, hình dung Bắc đẩu như con dao, thì Polaris nằm ngoài cùng đằng cán, và nằm gần sát với phương chính Bắc, ngay trên trục quả đất, nên khi trái đất xoay luân chuyển giữa ngày và đêm thì “con dao” Bắc đẩu đó cũng xoay tròn tương đối (chuyển động biểu kiến) quanh cán, nếu cán nằm thẳng đứng thì chính là ban đêm!

lại bolero

gày xưa học dốt bỏ mịa, thôi học bị bắt đi quân dịch, trốn chui trốn nhũi bằng mọi cách, nhưng rồi cũng bị bắt lính, rồi: “ba tháng quân trường”, “em ơi, chiều nay một trăm phần trăm”, “được nghỉ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen”, đa số chỉ toàn là các thể loại “âm binh”, thế mà về già phét lác, ra vẻ với con cháu, ta đây ngày xưa: “xếp bút nghiên theo việc đao cung” chứ phải! 😅😅

đường xa

Đường xa bao nỗi truân chuyên,
Ngọn đèn đêm gió, con thuyền biển khơi.
Đèn vẫn tỏ, thuyền bơi tới trước…

ace nhắc ngày này năm trước. Chuẩn bị sắp xếp công việc, dự kiến hành trình, cho thuyền bơi tới trước… 😀

polyushko polye

âu lâu nghe lại những bài ca ưa thích quen thuộc, Polyushko-polye – Cánh đồng yêu thương… Cách dịch tiếng Việt làm thay đổi ngữ nghĩa “một tí”, khi người Nga nói “cánh đồng” tức là ý họ nói thảo nguyên bao la ấy, không phải mấy cái vuông ruộng con con… 🙂

bắc đẩu

徐安貞 – 聞鄰家理箏

北斗橫天夜欲闌
愁人倚月思無端

ai bức “sơ đồ” chòm sao Bắc Đẩu, cái đầu vào nửa đêm, chòm sao thẳng đứng, cái sau ban ngày, chòm sao nằm ngang. Thơ của Từ An Trinh thời Đường: – Bắc đẩu hoành thiên dạ dục lan, Sầu nhân ỷ nguyệt tứ vô đoan – Đêm tàn, Bắc đẩu quay sang, Người ngồi dựa nguyệt, ngổn ngang mối tình… Sao Bắc đẩu xoay ngang tức là trời sắp sáng… 🙂

thiên văn

ạo này suốt ngày… dưới xem thiên văn, trên nhìn địa lý thôi! 😀 Trời SG ô nhiễm, nhưng những chùm sao chủ yếu vẫn quan sát được, trong ảnh là Polaris, gần như chính Bắc và Southern Cross – Chữ thập phương Nam, VN tuy ở Bắc bán cầu nhưng do gần xích đạo nên vẫn thấy được!

Thời buổi công nghệ, dùng app này hướng lên trời, trỏ vào đâu là nó sẽ tự động xác định các ngôi sao, các hành tinh ở đó! Sau này con cháu chúng ta sẽ hoài niệm một thời đã là quá khứ hoàn thành, một thời tiền công nghiệp, đêm đêm nằm trên mái nhà đếm sao mà có cảm giác say, hoa mắt…

chấp ngã

iết tiếp theo post trước, tiếng Việt và não trạng Việt… Biết là nói những chuyện như thế này rất dễ “ăn gạch đá”, nhưng “phản tỉnh” là điều đương nhiên cần phải làm. Dĩ nhiên, không nên có những nhận định quá cực đoan kiểu như: “tiếng Việt là thứ tào lao, Nôm na là cha mách qué”, nhưng vẫn có thể nói một điều dễ nhận thấy rằng, tiếng Việt, với tất cả những ưu và khuyết của nó, quả nhiên, đã góp phần tạo ra một cái “não trạng” như rất rất nhiều (nếu không muốn nói là đa số) người Việt hiện tại:

1.   Egocentric: quá tập trung vào bản thân, cứ suốt ngày “tôi là như thế này, người khác là như thế kia”, đến mức narcissist, tự kỷ!

2.   Preassumption: luôn kiểu ta đây “biết rồi”, luôn tìm cách “đọc vị” người khác, nghĩ rằng biết người khác “trong lòng bàn tay”.

3.   Quick-to-make-judgement: quá vội vàng khi đánh giá một người, một sự việc, không bao giờ chịu bỏ “công phu” tìm hiểu thấu đáo.

4.   Too-emotional-thinking: có quá nhiều cảm tính trong suy nghĩ, quá dễ bị tác động bởi các câu chuyện “câu nước mắt”.

5.   Self-grasping, chấp ngã: cố sống cố chết bám víu vào cái hiểu biết tào lao của mình, “tôi đúng” mới là điều tiên quyết.

Khởi thuỷ, là do sinh-cảnh như thế, người Việt giỏi biến hoá, ứng phó với hoàn cảnh, mang tính chất đấu tranh sinh tồn xa xưa (e là từ thời còn ở nhà sàn). Nhưng khi xã hội phát triển đến mức quy mô, phức tạp thì kiểu tính cách đó không còn thích hợp. Lâu dần sau đó, tác động qua lại giữa những cá tính bắng nhắng, vụn vặt như thế, dần dần dẫn đến một cực đoan khác là tính “lưu manh vặt”, sẵn sàng làm nhiều điều tào lao để tự tôn mình lên và đạp người khác xuống, hay chỉ để thoả mãn một nhu cầu nhất thời!

Cái “chấp ngã” của người Việt đáng sợ đến mức báo động! “Não trạng” như thế tạo ra một xã hội bất ổn về tình thương và lòng tin, không xây dựng được giá trị chung của cộng đồng, và xa hơn là không có khả năng học tập được những điều mới! Lạ lùng thay, cũng chính vì “chấp ngã”, “tôi đúng” như thế nên rất dễ bị lừa gạt, chỉ cần vài câu “cảm tính, bầy đàn” là tin sái cổ, căn bản là vì sâu bên trong, không tự mình tạo ra được “giá trị tự thân”, tự họ chẳng tin vào điều gì, chẳng tin gì nhưng cái tào lao gì cũng tin, là như thế!

tre

ương lai, vật liệu đóng thuyền cỡ nhỏ thì tre có những ưu điểm “vô đối”. Tre không bền bằng các loại “siêu gỗ” trên 1 tấn/m3, nhưng chỉ so các loại gỗ cùng tỉ trọng (ví dụ như giá tị – teak: 0.7 ~ 0.8 tấn/m3) thi tre bền hơn, gỗ tối đa chỉ được 50~60 năm chứ tre thì có thể trên 100 năm!

Và với tình hình gỗ, rừng như hiện tại thì tre rẻ hơn, có thể kiếm được nhiều hơn! Vấn đề là thiếu các nhà máy chế biến thành quy cách mong muốn: chẻ tre thành phiến mỏng, sấy bằng lò viba để rút khô hết nước, dán keo và ép gia nhiệt các miếng tre lại với nhau thành kích thước sử dụng được!

hoa gạo

oa gạo nở đỏ trời, một cảnh tượng rất tiêu biểu của nông thôn Bắc bộ, bắc Trung bộ… nhưng ít người biết, Sài Gòn cũng có khá nhiều hoa gạo, nhưng khác với miền Bắc, cây không rụng lá khi ra hoa, và thường không ra quá nhiều hoa! Tôi đạp xe nhiều như thế, nên vẫn nhớ, góc này, góc kia, thỉnh thoảng vẫn thấy có một vài cây!