danh định

anh định (nominated, rated). Đang có 30Amph trên xuồng, đủ xài cho nhiều tuần. Nhưng dùng nhiều vẫn thấy có gì đó không đúng, từ “danh” tới “thực” vẫn có một khoảng cách khá xa. Đầu tiên, 30Amph đó là áp dụng cho các viên pin điện thế 3.7V, nếu dùng để sạc các thiết bị USB 5V như iPhone thì dung lượng đó chỉ còn 30×3.7/5=22 Amph.

Nếu dùng để chạy thiết bị 12V thì dung lượng đó chỉ còn 30×3.7/12=9Amph… đó là chưa kể quá trình tăng áp cũng có hao phí, hiệu suất cao lắm cũng chỉ đạt cỡ 90%. Hiện đại đúng là hại điện, làm đau đầu nhiều chuyện. Nhớ ngày xưa, ôi cái “ngày xưa” đơn giản, không phải suy nghĩ, lo lắng nhiều, ra sông chỉ cần mang theo một cái gáo! 😃

Nhân tiện nói về điện, xe ô-tô điện TQ sản xuất đã đạt đến mức 1000km/lần sạc, phương Tây thì vì tiêu chuẩn an toàn cao hơn nên chỉ dám tuyên bố 700km/lần sạc, dần dần sẽ đi đến chỗ mật độ năng lượng của pin sẽ ngang bằng hay vượt mật độ năng lượng của xăng dầu, tức là đem theo một tấn pin hay một tấn dầu thì công sinh ra như nhau…

kayak techniques: brace, 1

ắp thành “chính quả” rồi! ❤️ “Chính quả” ở đây hiểu theo nghĩa đen thôi, tức là… kết quả chính yếu! 😃 Sau khi đóng chiếc Serenity xong, loay hoay nhiều tháng trời mới thành công với kỹ thuật “brace” này, là cách dựng thẳng đứng lại chiếc xuồng khi đã bị đánh lật ngang. Xem “bọn Tây” làm sao mà thấy dễ dàng, nhẹ nhàng thế!

Làm được rồi thì thấy cũng tương đối bình thường, không khó lắm, nhưng quả thực, suốt cả một quá trình, “vô cùng” khó, “phi thường” khó, vì phải tổng hoà nhiều yếu tố: sức mạnh, chiều dài cánh tay đòn, phối hợp tay, vai, lưng, hông, chân, phân bố khối lượng và độ nổi của chiếc xuồng… Góc quay hơi mờ, sẽ post một vài clip khác tốt hơn! 🙂

kayak techniques

hèo xuồng kayak có trên 40 kỹ thuật “có tên” (named)! “Bọn Tây” mà, phân tích từng ly từng tí! Nói chung, có 5 nhóm dưới đây, trong mỗi nhóm còn có nhiều kỹ thuật con nữa. Sẽ lần lượt post video minh hoạ từng cái! Trong đó brace là quan trọng nhất cần phải tập đến mức nhuần nhuyễn! Nhân chu nhất thể – 人舟一体 – Người và xuồng hợp nhất! 😀

1. Scull: chèo tới, lui, chèo ngang, rẽ trái, phải, etc…

2. Edge, low-brace, high-brace… dùng khi xuồng nghiêng nhưng chưa lật.

3. Brace: dùng khi xuồng đã lật nhưng chưa úp.

4. Roll: dùng khi xuồng đã úp nhưng chưa bị văng ra ngoài.

5. Reentry: kỹ thuật leo lại vào xuồng khi đã lật úp và văng ra ngoài.

bơi với cái mái chèo

ách mấy hôm, đang tập thuyền trên sông thì bị lật, nước xiết cuốn thuyền ra xa, tôi vội vàng bơi theo, tay vẫn cầm cái mái chèo, một cách tự động và vô thức, dùng kỹ thuật bơi như trong video dưới đây, dùng chính cái mái chèo làm đòn bẩy. Về nhà ngồi bóp trán suy nghĩ, hình như cũng đâu phải tự mình nghĩ ra kỹ thuật này đâu, chắc chắn là xem ở đâu rồi nên nhập tâm. Rồi tìm lại được cái video của ku người Nga này.

Tôi đoán mấy kỹ thuật như thế này là được dạy trong các trường đặc công, trinh sát. Hôm rồi thử lại phát hiện ra không những giúp bơi rất nhanh, kỹ thuật này cũng có thể được làm một cách chậm rãi để bơi đường trường rất hiệu quả, càng tốt hơn nếu có thêm cái áo phao, có thể bơi từ giờ này sang giờ khác… Suy nghĩ xa hơn có thể thấy lực bơi rất lớn (nhờ mái chèo) nên có thể sử dụng để kéo người trong cứu hộ cứu nạn…

prams

ôm đó, đang đạp xe từ Vũng Tàu về Sài Gòn, ngang qua Phú Mỹ thì bắt gặp “một bầy con con” này. Thể thức, kiểu dáng mấy chiếc xuồng như thế này tiếng Ạnh gọi là “pram”, không biết du nhập vào bằng cách nào, nhưng truyền thống Việt Nam không thấy có…

Lịch sử hàng hải phương Tây đúng là kinh hoàng và khủng khiếp, từng thể thức, kiểu dáng đều là một quá trình nghiên cứu, tiến hoá suốt nhiều trăm năm, tất cả đều có bài bản sách vở, chứ không phải như ở ta, cứ ghép mấy miếng gỗ lại ngẫu hứng nổi được trên nước là xong…

calories

inh dưỡng hiện đại, cái gì mà low-carb, high-carb, loạn cào cào cả lên, I don’t give a damn about it! Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ ràng giữa “ăn để đẹp” và “ăn để vận động”, 2 cái hoàn toàn khác nhau, không nên nhầm lẫn, 6 múi, cơ bắp cuồn cuộn, quá nhiều cơ là sẽ khó vận động bền và lâu dài, vì cuối cùng chỉ quy về calories thôi!

Trong các thực phẩm phổ thông thì mì Ý, spaghetti có mật độ năng lượng cao vô địch, 350 kcal / 100g, so sánh với, ví dụ như gạo: 130 kcal / 100g, trứng: 150kcal / quả, quả bơ: 160 kcal / 100g, Mì Ý dễ bảo quản và chế biến, phù hợp cho những chuyến đi dã ngoại dài ngày! Và thực ra cũng dễ nuốt hơn so với cơm, ít nhất là theo khẩu vị của tôi!

cặn bã

ấy năm trước đóng xong chiếc H3, hạ thuỷ chèo thử, có một ku lại làm quen, tò mò các kiểu! Kéo xuồng về nhà, các chi tiết inox đều mủn nát ra như bột cả, là bị ăn mòn bởi axit! Chi tiết nhỏ nhưng cho biết là ai phá, và thằng phá nó làm nghề gì, vì chỉ có đám trộm cắp, phá khoá chuyên nghiệp mới biết dùng những thủ thuật như thế!

Ngồi trên bờ, chờ mình chèo xuồng ngang qua, liền ném xuống chai nước: thôi mày đừng làm cái nghề cực khổ bẩn thỉu này nữa, lên bờ ăn nhậu như bọn tao này, nói như đúng rồi luôn! 😃 Những chuyện thế này mình kể, hoá ra là dây dưa với đám vớ vẩn à? Nhưng không kể thì mọi người không hiểu được “lưu manh, cặn bã của xã hội” là như thế nào!

“Không, chúng nó là đám nào ấy, không liên quan đến tôi!”, cứ như thế, chúng nó có muôn ngàn khuôn mặt khác nhau, nhưng bản chất thực ra cũng chỉ có một băng đĩ điếm, lưu manh mà thôi! Và dĩ nhiên chúng nó không ngu đâu, mọi thủ đoạn, câu chữ, ngôn từ, động tác đều là những bài đã được soạn kỹ, đánh vào tâm lý bầy đàn, hồ đồ của đám đông!

30/4

a mươi tháng tư là ngày thống nhất (VN), cũng đồng thời là ngày chiến thắng fascism (LX). Liên khúc 6 bài hát quen thuộc, nổi tiếng nhất của “The Red Army”, trừ bài cuối, mỗi bài đại diện cho một binh / quân chủng: 1. We’re the army of the people, 2. Three tankists, 3. March of Stalin artillery, 4. Avia march, 5. If you’ll be lucky, 6. Let’s go!

… Strong in our friendship tried by fire, Long may our crimson flag inspire…

Cossacks in Berlin

hương trình âm nhạc… giữa tuần, bài ca “Cossacks ở Berlin”: Này các anh, hãy nhớ rằng đây không phải là lần đầu ngựa Cossack chúng ta uống nước ở những dòng sông nước khác đâu nhé… 😀 Cách đặt lời như thế này có cái phong cách rất thi vị, và rất cổ kính…

isometric

gồi nhìn 18.5 tỷ này mãi thôi, cô gái đang làm thơ, trang giấy cho thấy 2 chữ: 春日 – xuân nhật. Nhìn thì là phép chiếu “isometric” (tiếng Việt: đẳng cấu), một kiểu chiếu song song điển hình của hội hoạ cổ truyền Trung Quốc, không phải phép chiếu phối cảnh (perspective projection) thường thấy của hội hoạ hiện đại.

Vấn đề mãi không giải đáp được là khuôn mặt bầu bỉnh của cô gái, đúng thực như thế, hay là kết quả hiển nhiên của phép chiếu!? Chính vì không thể lý giải nên… khán giả phải dùng sự tưởng tượng của mình để “transform” – ánh xạ khuôn mặt cô gái về không gian “thực”! Riêng tôi thì cứ cho rằng đó là không gian phối cảnh! 😀