uproot

Ai về bên kia sông Đuống,
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen?
Những cô hàng xén răng đen,
Cười như mùa thu tỏa nắng!

Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm

ội nghiệp cho ông trọng tài, Việt Nam vốn dĩ là xứ dao loé giữa chợ, gậy lùa cuối thôn mà! Mạng xã hội, chỉ cần cho họ một cơ hội để tỏ ra “ta đúng”, bất kể thế nào, cái tài khoản kia có chính chủ không, hay có người xúi dục tự lập ra, rồi tự nó hô hào tấn công! Nói một cách thô tục là giống như chó chạy ngoài đường, ai ném c… ra là nó ăn à!

Những con người bị “uproot” – nhổ gốc ra khỏi sự thuần lương xưa cũ, không còn hiểu biết, khái niệm gì về vốn văn hoá cũ, cũng không đủ căn cơ, vốn liếng để tạo dựng lên giá trị mới! Đó là những kẻ rất đáng sợ, bị treo lơ lửng giữa các thang giá trị khác nhau, cuộc sống đẩy đưa, xúi dục, rút cuộc sẽ biến họ thành những kẻ lưu manh, phá hoại!

vn vs. uae

àm thế nào để bắt ngựa hoang?! Điều này, đám du mục trên thảo nguyên, sa mạc hiểu rất rõ, cứ đuổi chúng chạy, lùa vào 1 vùng đã nghiên cứu trước có khe nước, sau khi phải chạy một đoạn dài mệt nhọc, đợi cho chúng uống no nê, thể lực sẽ tạm thời chùng xuống thấy rõ, chưa kịp hồi phục thì xông vào bắt ngay, bắt quyết liệt, thế nào cũng sẽ được! 😀

disinformation

em các phim tình báo, phản gián Liên-Xô, thấy các “sếp” có nhận định rất đúng: thông tin giả (disinformation) thường là rất đầy đủ chi tiết, nghe có vẻ rất khoa học và logic, vừa thuyết phục lại vừa lôi cuốn, vì chúng được thiết kế như thế! Còn thông tin thật, thường là ngắn gọn và đơn giản đến trần trụi, đôi khi chẳng có chút tính thuyết phục nào!

Sống giữa thời đại thông tin đảo điên, lòng người trắc trở, việc lĩnh hội “TÍNH KHÔNG” – 空性 của nhà Phật là rất cần thiết, giữ cho tâm hồn, suy nghĩ, nhận định được trung tính, quân bình, không mang cảm xúc bầy đàn, không mang quá nhiều “cái tôi” phiến diện, nhìn thấu qua mọi sự nhiễu loạn, cả trong lẫn ngoài, để hiểu đúng sự việc như nó vốn là thế… 🙂

siniy platochek

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca nổi tiếng, đã trở thành một kiểu “dân ca” Nga và có hàng tá lời ca khác nhau. “Chiếc khăn xanh”, thường là bài sau cùng các chương trình lễ hội, duyệt binh ở Nga, điệu valse nhẹ nhàng giảm bớt những căng thẳng!

Nhưng chỉ nhẹ phần nhạc thôi, phần lời lại là một sự lặp đi lặp lại, bắt các thế hệ sau không được quên: Tháng 6, ngày 22, chiến tranh bắt đầu, cũng gần gần giống như kiểu ở Việt Nam là: Mùa thu rồi, ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…

e-ink display

iện tại, giá còn hơi chát, nhưng tương lai 1, 2 năm nữa, có một viễn cảnh như thế này: máy tính của coder nên có hai màn hình, một LCD truyền thống, và một e-ink, trong ảnh là màn hình e-ink Dasung, cty trụ sở tại Bắc Kinh, TQ (đã có màn hình kích cỡ 25.3 inch). Tất nhiên, nhiều thao tác máy tính vẫn cần đến màn hình đầy đủ mầu sắc.

Nhưng với một coder – lập trình viên mà nói, một ngày có khi hơn 12 tiếng, phần nhiều chỉ edit text, thì màn hình e-ink hoàn toàn không phát sáng, đúng nghĩa là “giấy trắng mực đen”, có thể bảo vệ mắt tốt hơn rất nhiều, càng tốt hơn nữa nếu có thể hiển thị 256 mức xám! Xứ sở phát minh ra giấy, đương nhiên sẽ làm giấy điện tử thật tốt! 😀

fillet

óm tắt các loại fillet dùng trong đóng tàu, xuồng nhỏ: bột đá quá nặng, vết trám cứng nhưng dòn, dễ gãy, không bền, không nên sử dụng trong các mối nối chịu lực. Sillica (fumed, colloidal) và Micro-balloon thì quá nhẹ (một lít chỉ vài chục gram), không bị chảy xệ khi trám trét, dễ tạo hình, phù hợp để trám bề mặt, nhưng độ cứng, độ bền không cao. Trong tất cả các loại fillet, tôi thích nhất và chỉ dùng wood flour (bột gỗ).

Khối lượng nằm ở giữa hai loại kể trên, về độ bền tốt hơn nhiều, nên dùng khi mối nối có yêu cầu chịu lực, tuy nhiên khi gia công dễ bị chảy xệ, thao tác có hơi mất công hơn một chút! Nên xài loại bột gỗ thật mịn, dễ thi công và cho bề mặt đẹp, tôi thường dùng cái fin cafe để rây / lọc từ đống mạt cưa trong xưởng mộc, lọc ra bột gỗ khá mịn phù hợp trong việc đóng xuồng! Nói đúng ra, đóng xuồng gỗ, dùng gỗ để trám gỗ vẫn là cách phù hợp nhất!

gpsmapp 66

ó nghĩ thế nào thì cũng không qua được Garmin. GPSMap66 có một tính năng đặc biệt là “Expedition mode”, mỗi lần sạc chạy liên tục được khoảng 16 tiếng, khi bật chế độ Expedition, máy sẽ đi vào một dạng ngủ đông – hibernation, chỉ ghi nhận toạ độ GPS 30 phút một lần, kéo dài thời gian sử dụng lên đến 200+ giờ, đủ cho một tuần ~ mười ngày không phải sạc. Khi đang “ngủ”, bấm nút nguồn, máy sẽ mất vài giây để activate trở lại!

Không ghi nhận liên tục vị trí GPS có hơi “không được đẹp”, nhất là với những ai muốn “khoe” GPS track log, nhưng khi đã “chơi thật” thì chuyện đó không quan trọng nữa! 🙂 Trên con 66 này cũng có “thuê bao inReach”, tin nhắn hai chiều qua vệ tinh (Iridium), người dùng thuê theo tháng, có thể gởi tin nhắn qua/lại với số máy bất kỳ, giá thuê bao không mắc, khi không có nhu cầu nữa có thể dừng dịch vụ, rất cần thiết khi phải gởi tín hiệu SOS!


outdoor tablet

ừ gần 10 năm trước đã thích màn hình e-ink của máy đọc sách điện tử, và tôi có đến hai cái Kindle của Amazon. Từ đó đến nay nghĩ rằng e-ink-display sẽ ngày càng trở nên phổ biến, hoá ra là một suy nghĩ sai lầm, số đông chỉ thích cái gì mượt mà, bóng bẩy thôi, không thích cái màn hình 16-mức-xám xấu và chậm như rùa của e-ink!

Trong ảnh là cái máy đọc sách Kobo đã được rooted, gắn chip GPS và cài phần mềm XCSoar, trở thành một cái flight-computer, máy tính dẫn đường dùng trong trên máy bay, dù lượn! Đang có ý định làm cái như thế này, nhưng cho kayak! E-ink có một ưu điểm vô địch là màn hình không phát sáng nên có thể đọc rõ dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp!

E-ink siêu tiết kiệm điện, chỉ hao pin mỗi lần refresh, nên có thể xài nhiều tuần liền, cộng thêm một con chip chậm và hệ điều hành Linux nhỏ gọn! Gắn thêm tấm pin năng lượng mặt trời phía sau lưng nữa, tự sạc cho cục pin là trở thành cái “outdoor tablet”, thích hợp cho các hoạt động ngoài trời! Tuy nhiên vấn đề chống thấm nước sẽ khá đau đầu!

Một cái tablet có pin chỉ sạc một lần là đủ xài nhiều tuần liền, không phải mang pin dự phòng hay thay phải pin hàng ngày như Garmin, có thể hiển thị bản đồ thành phố, bản đồ biển hay bản đồ địa hình, chỉ cần hỗ trợ các tác vụ GPS cơ bản: lưu vết đường đi, tính quãng đường, tốc độ, cao độ, phương hướng la bàn, đo khoảng cách, etc…

Là outdoor-tablet thì không cần đẹp, không cần bóng bẩy, không cần lên net vô mạng xã hội bắng nhắng làm gì, chỉ cần thật bền, chịu được va đập, pin trâu nhiều tuần, chống nước tốt, tính năng GPS và bản đồ thật tốt, và nhiều lắm chỉ cần thêm tính năng email, web cơ bản để vẫn còn giữ chút ít liên lạc với mọi người, với xã hội! 😀


bát đoạn cẩm

àm thế nào mà một ông thầy Tàu chế lại bài Khẩu quyết để hạn chế không cho học trò hiểu thấu đáo hết chi tiết!? 🙂 Chỉ nói ba xàm cho vui thôi, thực tế không hẳn đúng như vậy, nhưng điều này hoàn toàn khả dĩ và dể hiểu, lấy ví dụ khẩu quyết bài vỡ lòng là “Bát đoạn cẩm” nhé, mỗi câu bỏ 3 chữ cuối đi thì toàn bài vẫn có nghĩa nhưng không đầy đủ!

Song thủ thác thiên lý tam tiêu – 雙手托天理三焦
Tả hữu khai cung tự xạ điêu – 左右開弓似射鵰
Điều lý tì vị tu đan cử – 調理脾胃須單舉
Ngũ lao thất thương hướng hậu tiều – 五勞七傷向後瞧

tâm bệnh

guyên Vũ giáo chủ, muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ! 😃 Chưa bao giờ xã hội Việt lại giống như cái Hội-ma-tuý ở bên trong cái Trại-tâm-thần đến như thế! Nhưng thử hỏi, không hoang tưởng, không tự lừa dối được chính mình, thì làm sao có thể lừa người khác!? Ai cũng có vỏ bọc tốt đẹp, ai cũng ngôn từ đao to búa lớn, với người có chút hiểu biết, sẽ hiểu ngay là để che dấu “cái tôi” bất ổn bên trong! 😢

Ở đây là “lấy điểm chỉ diện”, đơn cử 1 trường hợp mà thôi, chả phải ghét bỏ gì Trung Nguyên, vì hầu như toàn xã hội, ít nhiều đều như thế! Nói cho vui, nhưng mà lại rất không vui, cả một cái XH như thế, từ anh doanh nhân thành đạt đến con điếm ghẻ hạ cấp, thảy đều một dạng tâm lý dễ nhận biết: vừa lưu manh, lại vừa tâm thần, hoà thành một thể! Đó là “bệnh” không có thuốc chữa, gặp ở rất rất nhiều người trong XH hiện tại! 😢