Smuglyanka

hiều chiều vẫn đạp xe, dù tần suất ít hơn trước, đạp và quan sát ánh sáng thời gian, thời gian những ngày cuối năm sao mà trôi vội vã! Quán café ven đường vọng ra lời hát, nhận ra ngay bài Don’t cry (2) của Guns n’ Roses: If we could see tomorrow, what of your plans, Times that you took in stride, they’re back in demand… Vầng, chính là thế: Nếu thấy được tương lai, thì chúng ta tính toán, kế hoạch để làm gì? Những quãng thời gian bạn đã “ngó lơ” sẽ quay trở lại “báo hại” bạn một lúc nào đó… Thực ra từ rất lâu rồi đã “ngấy” thứ âm nhạc lắp ghép và kiểu triết lý nửa mùa của Guns n’ Roses, Metallica, etc.. Về nhà mở nhạc lên, dẹp ba cái thứ Guns n’ Roses, Metallica qua bên, chọn nghe đúng bài này, Smuglyanka, bài ca quen thuộc, trình bày mới mẻ!

Nhạc này thì các thể loại rock phải gọi bằng… cụ! 😀 Smuglyanka, bài ca nói về các đội du kích – partisan Liên Xô cũ. Có sự khác biệt rất lớn giữa du kích Việt Nam và du kích Nga! Du kích VN thường chỉ tổ chức cao nhất đến mức vài chục, vài trăm người, thường chỉ hoạt động loanh quanh khu vực quê nhà, hiếm khi đi xa quá vài chục km, phần lớn là vì nhớ vợ, con và nhớ mồi, nhậu! Du kích Nga như trong WW2 được tổ chức đến mức cả quân đoàn, bao gồm nhiều chục ngàn quân, tổ chức thành căn cứ hoàn chỉnh, kiểm soát những vùng rộng lớn, có pháo binh, thậm chí cả máy bay, họ làm những chiến dịch dài, đi xa nhiều ngàn cây số! Nên tuy cùng gọi là “du kích” nhưng tầm vóc, phạm vi hoạt động, mức độ ảnh hưởng hoàn toàn khác biệt!

a fleet to be

gược dòng lịch sử, hải chiến Falkland, 1982. Ít nhất 4 chiến hạm hiện đại của Anh quốc bị một nước tương đối lạc hậu như Argentine đánh chìm, mà đánh chìm bằng cách rất “sơ khai”, dùng máy bay, bay sát mặt nước biển rồi ném bom! Nên chuyện chiến hạm bị đánh chìm là thường xuyên, do từ lúc chế tạo, cho đến lúc thực chiến không có cơ hội thử lửa! Trừ khi chiến tranh lớn, kéo dài như WW1, WW2 thì người ta mới có cơ hội nghiên cứu, cải tiến, chứ đưa nó vào vị trí bất lợi gần bờ là luôn có khả năng bị đối phương tìm ra điểm yếu. Như các tàu Arleigh-Burke hiện đại của Mỹ cũng không an toàn, mới là tên lửa hành trình cận âm, chưa tấn công bão hoà mà đã như thế!

Thì các tàu Nga cũng không khá hơn, Hạm đội biển Đen đến giờ cũng đã thiệt hại kha khá, dù vẫn chưa ảnh hưởng đến sức mạnh cốt lõi. Về bản chất, đầu tư Hạm đội là một kiểu đầu tư mạo hiểm: chi phí lớn, rủi ro cao! Nhiều nước không có nguồn lực Hải quân quá mạnh như Ý, Đức… thì họ có chiến lược dùng hải quân rất rõ ràng gọi là “a-fleet-to-be”, mà tôi tạm dịch là “hạm-đội-để-đó (để ngó)” 😀 ! Tức là xây hạm đội khá mạnh, nhưng tránh tối đa khả năng đụng độ, thiệt hại! Mục tiêu là phòng vệ vùng biển nhà, “để đó” là phòng trường hợp đối phương muốn công thì sẽ phải trả giá, nhưng ngược lại, hiếm khi chủ động công người khác nếu không có lợi thế!

Yablochko, 2

thêm một bài dân ca Nga nữa, trước đã có post phiên bản hiện đại của bài này, Yablochko – Quả táo nhỏ, nhưng đây mới là nguyên bản. Tuân thủ theo một phong cách “dân ca” xa xưa, cái điệp ngữ “Quả táo nhỏ” thực ra chẳng có liên quan đến nội dung bài hát, được sử dụng như một kiểu “lời dẫn”, vô số lời ca khác nhau đặt ra để truyền tải những nội dung khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau! Hãy nghe thử xem thể loại dân ca của xứ thảo nguyên bao la nó như thế nào!

Phương Tây đã bắt đầu rêu rao về cái gọi là “chủ nghĩa phục thù của người Nga”, nâng tầm quan điểm, loay hoay tìm cách đặt tên và chụp mũ! Sao lại không hình dung rằng đó chỉ là một dạng “định luật 2 Newton”, không một tội ác nào đã gây ra mà sẽ không có hành động báo ứng, đơn giản chỉ là như thế! Nên, nếu muốn hiểu khái quát về tâm hồn, văn hoá Nga, chỉ cần đọc 4 bộ sách sau đây: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và Trừng phạt, Anna Karenina, và Sông Đông êm đềm! 🙂

Budyonny march

hạc Nga vẫn luôn khởi đầu theo cùng một kiểu như thế: Chúng ta là lực lượng Kỵ binh Đỏ, và những câu chuyện, những huyền thoại về chúng ta sẽ còn được các thế hệ mai sau kể đi kể lại… (cho đến khi lỗ tai mọc rêu) 😀 ! Hành khúc Kỵ binh Đỏ, hay còn có tên khác là Hành khúc kỵ binh Budyonny, lấy theo tên Semyon Mikhailovich Budyonny, 1 trong 5 Nguyên soái Hồng quân đầu tiên, người thành lập Tập đoàn quân Kỵ binh số 1, và lập công lớn trong thời kỳ Nội chiến! Tính cách chân thành, giản dị, thích âm nhạc, khiêu vũ, và đương nhiên là thích ngựa!

Chiến tranh thế giới lần 2 nổ ra, Budyonny là tư lệnh mặt trận Tây Nam – Ukraine, nhưng lúc này Budyonny đã già và tư duy đã trở nên lỗi thời, vẫn bám vào ngựa và không theo kịp sự phát triển của thời đại với xe tăng và máy bay. Budyonny nhanh chóng bị huyền chức, thay thế bởi các tướng lĩnh trẻ hơn như Konev, Rokossovsky, Zhukov, mặc dù vẫn giữ các vị trí danh dự! Sau chiến tranh thì Budyonny trở thành… Bộ trưởng Nông nghiệp, chuyên đi… nuôi ngựa, và đã tạo ra giống ngựa nổi tiếng mang tên Budyonny vẫn còn dùng đến ngày nay!

HET!

ùa Tết lại về, dù muốn dù không, lại nói về “văn hoá” nhậu nhẹt, hát hò! Hát hò làm vui là chuyện hầu như ai cũng thích, ngay chính tôi cũng thích, nhất là khi còn trẻ, thích hát hò với bạn bè! Thậm chí đến mức dùng hát hò, ăn nhậu, quậy phá như một hình thức xả stress, đây cũng là một phần “văn hoá làm việc” của một số công ty. Nhưng có một vài điều… trước hết là hát ở quán karaoke cách âm hẳn hoi, không làm phiền đến ai khác, và thứ đến nữa thì hàng năm, cũng chỉ có 4, 5 dịp để nhân viên, đồng nghiệp họp lại “quẩy” mà thôi, không nhiều hơn! Còn những loại mà ngày ngày nhậu, tuần tuần hát hò làm phiền người khác bằng những thứ âm thanh đinh tai nhức óc, đặc biệt là gần đây còn có phong trào mở những loa bass cực mạnh, gây ảnh hưởng trên khu vực rộng, nhiều khi không nghe tiếng hát đâu, chỉ nghe tiếng bass đơn điệu kiểu “thiểu năng”! Đừng nói theo cách nhẹ nhàng, phù phiếm là “người Việt thích ồn ào”, khách nước ngoài đến, họ nhìn giống như thứ “thần kinh bệnh” đích thực!

Một thứ bệnh tâm thần quái đản mà người ta thậm chí chẳng thèm nói ra cho biết, đừng hỏi vì sao du khách một đi không trở lại, chả ai quay lại cái xứ “tâm thần phân liệt”, không tự nhận thức được môi trường sống chung quanh, nhìn ai cũng thấy trên trán viết 4 chữ: “tâm địa bất ổn”! Nhiều người còn nguỵ biện rằng ở trời Tây, người ta cũng thường xuyên đi bar như thế! Đúng là ở phương Tây, có một số thành phần thị dân quen với việc đi bar hát hò, nhảy múa, giải tỏa stress, nhưng đừng chỉ nhìn thấy một mặt phiến diện, hãy nhìn cho rõ những mặt còn lại, đó là họ làm việc điên cuồng, làm việc theo kiểu “bán mạng”, rồi ăn chơi cũng theo kiểu “bạt mạng”. Cái này ai đã từng làm cho những công ty công nghệ, khởi nghiệp áp lực cao sẽ hiểu, không có chuyện 160 giờ tiêu chuẩn mỗi tháng đâu, có những thành phần làm việc 300+ giờ mỗi tháng ấy! Nên chỉ có ở Việt Nam mới có những loại vô công rồi nghề, nhàn cư vi bất thiện, ăn nhậu tối ngày, đã “thần kinh bệnh” lại còn tự xem là “nét văn hoá”!

25 лет РККА

hương trình âm nhạc cuối tuần, đã lâu không trở lại với chủ đề Âm nhạc Xô-viết! Hành khúc ngắn: 25 năm Hồng quân, trên một nền video từ lâu đã là huyền thoại. Có thể nhận ra nguyên soái Zhukov (người cỡi ngựa trắng) đã có vẻ già thấy rõ, dáng người trên ngựa đã hơi đơ cứng, còn nguyên soái Rokossovsky cưỡi ngựa đen, mềm mại và uyển chuyển như một chàng trai trẻ! 🙂 Nói thêm chút về ngựa, sau cuộc chiến Crimea 1853 ~ 1856, người Anh nhận thấy giống ngựa Orlov tiêu chuẩn mà quân đội Nga sử dụng vừa nhanh, lại vừa lỳ lợm và bền bỉ, hơn hẳn ngựa của họ!

Nói về ngựa thời đó thì vai trò giống như xe tăng hiện đại vậy, một khối lượng lớn đến 300 ~ 500 kg với tốc độ cực cao, sức tì đè cực lớn, bộ binh nếu không có phòng tuyến được chuẩn bị vững vàng không cách nào chọi lại được! Quyết không bị bỏ lại phía sau trong khoản… ngựa, người Anh đã mày mò lai tạo ra giống Thoroughbred mà chúng ta thường thấy trên phim ảnh, trong thể thao ngày nay! Nên mâu thuẫn đông – tây là đã trường kỳ nhiều thế kỷ nay, với biết bao nhiêu động lực để nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế, thay đổi xã hội!

rẽ phải

rước gặp những chuyện như vậy vài lần! Ví dụ như: dừng đèn đỏ chắn lối, người phía sau không rẽ phải được, nên họ càm ràm! Về luật, Việt Nam đúng là có quy định phải nhường đường cho người rẽ phải! Nhưng lấy căn cớ nào để xác định là “đã nhường” hay “chưa nhường”, vì trên đường thường khi là không có ô, vạch nào để phân biệt cả! Đó là chưa kể nhiều tình huống giao thông phức tạp, muốn nhường cũng không nhường được! Nên những cái luật như “rẽ phải” đó tạm gọi là luật vô hiệu, đặt ra cho có mà thôi, vì không có cách chính xác nào để xác minh hay cưỡng chế thi hành!

Cũng tương tự với vấn đề dao kiếm, người dân tộc họ mang đi rừng như phương tiện cá nhân tối cần thiết, không cách nào cấm được! Thay vì cấm, chỉ nên tìm cách hạn chế nó, một cách thiết thực, ví dụ như ở một số nước, công dân được quyền mang súng ra đường, nhưng phải mang công khai, không được giấu (conceal) trong người! Tương tự như vậy, có thể quy định: dao tất cả các cỡ (kể cả dao gọt trái cây, dao nhỏ) khi ở nơi công cộng đều phải có bao dao màu đỏ (quy định luôn cái mã màu cho nó bắt mắt), phải để ở nơi dễ dàng nhìn thấy, không được giấu trong người!

xuân tứ

ữa hôm nọ, bỗng dưng nảy ra ý định viết một cuốn truyện, có thể là dạng truyện vừa, mà cũng có thể là dạng tiểu thuyết dài hơi. Và để bắt đầu, như nó thường phải bắt đầu từ đâu đấy, bỗng dưng nhớ đến mấy câu trong bài Xuân tứ của Lý Bạch: Yên thảo như bích ty, Tần tang đê lục chi… Vậy là đã có ý tưởng rồi… nữ chính của chúng ta sẽ đặt tên là Yên Thảo, vừa hay, Yên (Yến) là một cái họ, còn nam chính của chúng ta sẽ mang tên là Tần Tang (cũng vừa hay, Tần cũng là một cái họ)!

Mà nữ chính Yên Thảo chắc chắn phải có một con nha hoàn đi theo, đặt tên là Bích Ty, còn người hầu của nam chính Tần Tang đương nhiên sẽ là Lục Chi rồi. Mới dùng có 2 câu thơ cổ, tổng cộng 10 chữ, là đã đặt được tên cho 4 nhân vật rồi. Chỉ cần thêm vài chục bài Đường thi, độ một tá Tống từ, lại dặm ghém thêm đôi ba Nguyên khúc nữa, chắn chắn sẽ vẽ ra được một cái truyện kiếm hiệp hay ngôn tình “cẩu lương, cẩu huyết” ngay thôi! Viết văn là dễ, nào ta bắt đầu thôi… 😀

ethernet

ương lai của hệ thống kết nối mạng trên các thuyền nhỏ, thuyền buồm có lẽ là đến từ một cái rất cũ, đó chính là cáp mạng Ethernet truyền thống (nôm na là cổng kết nối RJ-45)… Họ đã thử nghiệm rất nhiều thứ những nói tới nói lui, vẫn không có gì tốt hơn mạng Ethernet 10 / 100 / 1000. Nên nhớ rằng các chuẩn Ethernet được thiết kế để vừa truyền dữ liệu, vừa có thể cấp nguồn (công suất nhỏ) cho thiết bị được!

Có 2 chuẩn cấp nguồn khác nhau, chuẩn đầu cỡ 15 Watt, và chuẩn sau cỡ 30 Watt, như thế là đủ để chạy các loại IP – camera, máy đo gió, máy đo sâu, các thiết bị định vị, AIS, radar loại nhỏ và các loại laptop, máy tính trung tâm dạng mini, micro, vô số thiết bị IoT, etc… Chỉ một điểm nhỏ là đầu nối RJ-45 được thiết kế lại để chống thấm nước và để bền bỉ hơn, chịu đựng được môi trường khắc nghiệt của biển cả!

carbon

ồi cũng sẽ đến lúc như thế, nhưng hiện tại mới chỉ là những bước mày mò, thử nghiệm đầu tiên, Trung Quốc họ đã tiên phong làm chuyện này từ nhiều năm trước, tuy hiện tại chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp lớn gây nhiều tổn hại đến môi trường! Nhưng một tương lai “khả kiến” có thể sẽ trông giống như thế này… Chính phủ bằng những tính toán của mình, sẽ cấp cho mỗi người dân một số tín chỉ carbon, bình quân đầu người bằng nhau! Đi kèm theo đó là những mô hình tính toán, quy đổi, ví dụ như: đi xe hơi thì tính bằng chừng này tín chỉ mỗi năm. Tôi đi xe đạp, không có nhu cầu xe hơi, nên tôi sẽ bán số tín chỉ của mình cho một người khác, ví dụ như ai đó có nhu cầu sở hữu 2 chiếc xe hơi! Ví như bình quân mỗi người được phép xây chừng này m2 nhà ở, nhưng do nhu cầu của tôi thấp, chỉ cần căn nhỏ…

Nên tôi bán phần diện tích dư ra đó cho người có nhu cầu cao hơn! Đã đến lúc phải xem “khả năng giảm thiểu thiệt hại môi trường” cũng là một loại tài sản có thể đong đếm, vay mượn, sang nhượng! Và bằng cách điều chỉnh số tín chỉ bình quân đầu người, chính phủ có thể cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và môi trường! Ví dụ như: năm này tiến độ trồng rừng không đạt như kế hoạch, buộc phải điều chỉnh giảm số tín chỉ! Một người có thể dùng tiền để mua thêm tín chỉ, nhưng tín chỉ bản thân nó cũng là loại hàng hoá mà giá cả biến động theo cung – cầu và theo điều chỉnh vĩ mô! Đương nhiên đây chỉ mới là ý tưởng sơ khai ban đầu, chứ nếu mà làm rốt ráo, triệt để, thì rất có thể sẽ trở thành một kiểu Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước, hay nói cách khác, chính là một hình thức của… Chủ nghĩa Xã hội! 🙂