cô tô

ddessa có khoảng 50% người gốc Nga, nhưng 100% dân số nói tiếng Nga. Năm 2014 có vụ những người ủng hộ Nga tổ chức biểu tình ở Odessa, bị đám cực hữu vây trong toà nhà và phóng hoả, chết cháy mất mấy chục người! Một “dân tộc” mà đối xử với nhau như thế coi không được, xài những biện pháp cực đoan, phát xít, tư cách chưa trưởng thành! 🙁 Giờ mà Nga lấy chiêu bài bảo vệ người gốc Nga, chiếm luôn Oddessa nữa là Ukraine bị biến thành quốc gia cô lập trong lục địa!

Như năm 1961 bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô, nói một hồi mà dân ngơ ngác không hiểu gì, hỏi ra mới biết thành phần dân cư trên đảo đa số là gốc Hoa, thế là ông Hồ linh động chuyển sang nói tiếng Quảng Đông cho dân hiểu được! Ngay trên đất Việt, mà vẫn phải xài ngoại ngữ, sự tréo ngoe, phức tạp của các vấn đề văn hoá, lịch sử nó như thế! May mà đảo Cô Tô cách đất liền điểm gần nhất chỉ có khoảng 25km, chứ xa ra chút, biết đâu sẽ có lúc, có người lại dùng chiêu bài “bảo vệ người gốc Hoa” ?!

we are from the future

ứ tưởng Nga không có phim “xuyên không”! Ai như Trung Quốc, suốt ngày mơ mộng bay về quá khứ, rớt vào gia đình hoàng gia, Mộng hồi đại Thanh, Bộ bộ kinh tâm các kiểu! Hoá ra Nga cũng có phim “xuyên không”, nhưng cách tiếp cận hoàn toàn khác! Kịch bản: một giáo viên lịch sử và một người chuyên đào bới tìm đồ cổ, trong một lần tham gia chơi trận giả, dưới tác động của một vụ nổ bom đã đi ngược thời gian, trở lại không gian: Ukraine, thời điểm: Thế chiến 2, rơi vào vòng xoáy lịch sử giữa 3 phe Hồng quân, Phát-xít, UPA… Đây thực ra cũng là cách để diễn dịch, tìm hiểu lại lịch sử của người hiện đại!

Phim chiến tranh, lịch sử Nga làm mới sau này thì nhiều không thể kể hết: Brest Fortress, Panfilov 28, The 321th Siberian, etc… còn các loại phim truyền hình nhiều tập thì có thể coi từ tháng này sang tháng khác! Nói về Thế chiến 2, “thái độ chung” của các sử gia phương Tây là kiểu: “thôi, một lần đã là quá đủ!” (nhưng cùng trong lúc đó, thiết lập hơn 300 căn cứ quân sự trên toàn cầu), còn thái độ của Nga về Thế chiến 2 thì kiểu: nếu cần, chúng ta sẽ làm lại thêm lần nữa! 😃 Cũng hơi phiền phức nếu phải sống gần anh hàng xóm thừa năng lượng, tăng động này! 😃

cuộc chiến xa lạ

iải trí cuối tuần, phim Nga làm mới sau này về cuộc chiến VN, chính là cái phim “tràn ngập cảnh nóng” do cô “hoa hậu Nga” gì gì đó đóng! Đúng là đám nhà báo “nói láo ăn tiền”, chưa thực sự xem phim bao giờ, chứ đã xem thì biết chỉ có đúng một cảnh, và cũng chỉ hơi nóng một tí thôi! Dành cho những ai muốn xem ngay “cảnh nóng”, kéo đến tập 3, phút 45 ~ 55… đoạn đó lại để bài nhạc sến làm nền: ngày xưa tôi có yêu một người em gái nhỏ, tuổi trăng tròn mái tóc chớm ngang vai… đúng là rất hợp! 😅 Phim xem giải trí là chủ yếu, xem để thấy rằng thật ra người Nga cũng không hiểu nhiều lắm về văn hoá Việt Nam.

Thực tế lịch sử, đã có khoảng hơn 20 nhóm GRU (tình báo quân sự) Nga hoạt động ở VN, nhưng chắc chắn không chiến đấu trực tiếp! Vì với sự khác biệt về chủng tộc, ngoại hình, người dân phát hiện ra ngay, nên trong phim giả định là: đặc nhiệm Nga sẽ… giả trang làm đặc nhiệm Mỹ, quần áo, súng ống Mỹ, để khi cần có thể đổi vai cho nó chuẩn! Kịch bản chính của phim là: phối hợp với các lực lượng VN, làm sao để đánh cắp một chiếc trực thăng Mỹ đưa về Nga nghiên cứu! Diễn biến phim đan xen khá phức tạp vì ngoài nhiệm vụ khó khăn, người Nga còn phải đối phó, xử lý với những âm mưu, phản bội từ chính trong nội bộ…

belugakov

ây “được cho là” đồng chí “Hvaldimir Belugakov”, cá voi beluga – “hình như là” gián điệp Nga, được tìm thấy cách đây vài năm ở vùng biển Na Uy, trên người có đeo cái GoPro và dòng chữ St. Petersburg bằng tiếng Anh (!!) Hải quân Nga và một số nước khác được biết đã huấn luyện cá voi làm công cụ do thám! Những người ngư dân Na Uy biết cách chăm sóc nó vừa phải, đúng đắn, chỉ cho ăn rất ít để nó có thể tự săn bắt, tự lập!

Mối đe doạ lớn nhất cho Hvaldimir chính là hàng ngàn Youtuber đã và đang ùn ùn kéo đến, nhất quyết phải bơi, lặn và quay phim, chụp ảnh cho bằng được với con cá voi – “có vẻ như là”: “vừa thoát ra khỏi trại khổ sai và trở về với chính nghĩa”! Điều đáng lo ngại nhất là với hàng ngàn người quấy rầy như thế, đến một lúc nào đó, cá voi có thể nổi điên và tấn công con người, rồi cuối cùng người ta sẽ buộc tội nó: dù sao cũng là một con cá voi Nga! 😅

brat, 1997

ơn mười mấy năm trước, xem cái phim này với 1 chút xíu ngạc nhiên, Brat – 1997 (Brothers) là phim làm về không gian hậu Xô-viết: xã hội loạn lạc, băng đảng hoành hành, phim được khán giả Nga cực kỳ yêu thích vì nó nói lên đúng hiện trạng xã hội ở giai đoạn này! Danila, chàng trai 20 tuổi vừa chấm dứt nghĩa vụ quân sự, ở nhà ăn bám mẹ, cao lớn, đẹp trai, hiền lành và dễ mến, Danila lên thành phố St. Petersburg sống nhờ anh trai, một sát thủ trong giới xã hội đen! Bước chân vào đời như thế, chưa dứt vẻ ngây ngô, trong sáng của tuổi thanh niên, tốt bụng dễ mến, rất có tính lương thiện, trong phút chốc vì cuộc đời đẩy đưa, trở thành tay anh chị có số má! Kết thúc phần 1, Danila thay anh làm sát thủ, một sát thủ vẫn còn tính trong sáng, lý tưởng của tuổi trẻ, còn ông anh… về nhà chăm sóc mẹ!

Phim còn có phần 2, tuy cũng hay, nhưng vẫn lại quay về cái motif đối đầu Nga – Mỹ, mà lần này là mafia Nga đấu với mafia Mỹ! 😃 Nói về văn hoá Nga nhiều như vậy, không nhằm mục đích tạo ra một ảo tưởng nào! So với các quốc gia châu Âu khác, Nga vẫn kém hơn về ý thức luật pháp, xã hội Nga vận hành dựa trên sức mạnh, ai có sức mạnh kẻ đó được nể trọng! Đó là một kiểu văn hoá sinh tồn, nơi người ta đề cao sự năng động, ứng biến để thích nghi với hoàn cảnh! So về thể trạng, người Nga cũng không hề to cao, khoẻ mạnh hơn các dân tộc châu Âu khác, họ chỉ lỳ và liều hơn, đó là do lịch sử đấu tranh hàng ngàn năm đào luyện nên! Nhìn thẳng vào hiện trạng xã hội như thế, đương nhiên cũng chỉ là một mặt, văn hoá Nga không phải đơn giản chỉ có bạo lực như thế, họ còn có rất rất nhiều mặt khác!

Junker Waltz

iệu valse “nhẹ nhàng” cho ngày làm việc đầu tuần… Junkers’ valse, junkers là những học viên sĩ quan trẻ của các trường Thiếu sinh quân Hoàng gia Nga cũ, những con em nhà quý tộc được đào tạo từ nhỏ để trở thành sĩ quan tương lai! Hàng trăm sĩ quan trẻ 18 ~ 20 tuổi này đã chiến đấu đến người cuối cùng chống lại những người bolsheviks khi chế độ quân chủ bị lật đổ ở Nga! Trung thành, tận tuỵ với nhiệm vụ, đến ngày nay, người Nga vẫn có chút hoài niệm, tưởng nhớ về họ, tiếc thay, lịch sử là tiến trình không thể đảo ngược!

Nga là một trong số ít những nước vẫn duy trì hệ thống trường Thiếu sinh quân, những sĩ quan tương lai được đào tạo theo 1 chương trình trung học chuyên biệt nặng về quân sự bắt đầu từ những năm 7, 8 tuổi! Hiện tại vẫn còn 2 hệ thống trường: Học viện Suvorov của lục quân và Học viện Nakhimov của hải quân, là những hệ thống trường có nhiều chi nhánh trên toàn quốc! Trở lại với điệu valse, âm hưởng phức tạp, vừa có cái thanh thoát, mạnh mẽ, phóng túng của tuổi trẻ, vừa có cái hoang mang, dữ dội, bất định của mùa dông bão đang kéo đến…

clementine

aiza, VN mà, chuyện xảy ra ngày này qua ngày khác mà chẳng có cách nào khắc phục. Một đám trẻ thời buổi hiện đại: thừa năng lượng nhưng thiếu kỹ năng (và nhất là nội dung thì rỗng tuếch)! Như các hội hướng đạo trước thường có bài hát dân ca Mỹ (lời Việt Phạm Duy), lời tuy thô mà thực, mục đích chính là… dạy trẻ tập bơi! 😢

Trôi trên sông dài, trôi trên sông dài,
Nhìn lớp sóng, sóng cuốn em trôi.
Này em hỡi hỡi, không tập bơi lội,
Đành mất em rồi Clementine.

Khi hoa trong vườn, khi bông hoa hường,
Nở to tướng dưới gác chuông.
Tôi tin chắc chắn hoa được vun trồng,
Bởi nắm xương nàng Clementine…

Konarmeyskaya – Hồng kỵ

hương trình âm nhạc cuối tuần, Konarmeyskaya – Hồng kỵ! Bài ca đơn giản, nhưng hùng tráng của những người lính kỵ binh Hồng quân! Guồng máy tin giả phương Tây đã, đang và sẽ còn kêu gào về sự trỗi dậy của Cossacks!

Về sự loay hoay với khoảng trống ý-thức-hệ trong không gian hậu Xô-viết, về cái băn khoăn xác định danh tính: tôi là đâu, đây là ai!? 😅 Chả cần phải ý thức hệ, chính lịch sử, văn hoá, chính sự hiện diện của bản thân, tự nó đã là ý thức hệ!

Preobrazhensky

ừ những ngày Peter-the-great còn là cậu bé 10 tuổi, hàng chục gia nhân người hầu đã được tập hợp thành những đơn vị chơi đánh trận giả! Một số vị vương hầu, tướng lĩnh già nhìn ra ngay, cậu nhóc năng động không lúc nào ngồi yên này, thế nào sau này cũng sẽ là vị vua có chủ kiến và hành động! Thế nên họ gởi con em, những đứa nhóc trạc tuổi Peter, tới tham gia đội ngũ trận giả này! Bọn nhóc xây những pháo đài bằng gỗ, bắn nhau bằng đại bác gỗ nhồi đạn củ cải! Các cậu bé mỗi ngày một lớn lên, đến một lúc thì họ tập trận với súng đạn thật! Trong thành phần trung đoàn còn có một bộ phận hải quân, đó là do Peter-the-great ngay từ nhỏ đã có rất nhiều hoạt động với tàu thuyền, tự mình đóng những tàu buồm nhỏ! Preobrazhensky là đội ngũ danh giá, mỗi thành viên của nó cao hơn 2 cấp so với các đơn vị thông thường, ví dụ như một đại uý Preobrazhensky sẽ ngang cấp với một trung tá trong các đơn vị quân đội khác! Được tuyển chọn và huấn luyện khắc nghiệt, tiêu chuẩn đầu tiên là cao tối thiểu 1.83m, đến tận ngày nay, Preobrazhensky vẫn áp dụng tiêu chuẩn tuyển quân này, nên thường được gọi là… trung đoàn 6 feet!

Trung đoàn Preobrazhensky tham gia vô số những trận chiến suốt chiều dài lịch sử nước Nga, rất nhiều trận chiến thắng vẻ vang và cũng không thiếu những trận thua thảm hại! Tại trận Narva, người Nga thảm bại trước quân Thuỵ Điển, toàn quân rút chạy, riêng trung đoàn Preobrazhensky được giao nhiệm vụ đoạn hậu. Tại trận Austerlitz cũng y như vậy, bị Napoleon đánh cho liểng xiểng, Alexander-1 cũng phải để lại đội quân tinh nhuệ nhất này chặn hậu để đại quân rút lui được an toàn. Mà đội chặn hậu phải nhận thương vong, thiệt hại như thế nào thì không cần phải nói! Danh tiếng của trung đoàn này, trong rất nhiều lần Nga can thiệp vào nội tình châu Âu làm người đương thời “đồn” rằng: lính Nga ấy, phải bắn trúng nó đủ hai phát, rồi lại gần lấy tay đẩy thêm cái nữa thì nó mới ngã! 😀 Người ta cũng đồn rằng đồng phục áo khoác xanh, áo đỏ, quần đỏ, tất đỏ của trung đoàn là để cho người ngoài không thể nhìn thấy được máu chảy! Cho đến thời hiện đại, Preobrazhensky là đoàn tiêu binh, nghi lễ quốc gia, là đội luôn dẫn đầu các đoàn diễu binh, và thực hiện các nghi thức canh gác, đón tiếp ngoại giao trong điện Kremlin!

bessarabia

ế chế Ottoman, tại thời điểm cực thịnh của nó, bao gồm một phần hay toàn bộ lãnh thổ các nước Iraq, Iran, Ai Cập, Hy Lạp, Bulgaria, Romani, Croatia, Serbia, Moldova, Ukraine, etc… nhiều lần đe doạ Áo và miền Trung châu Âu! Châu Âu và đế chế Ottoman có một lịch sử mâu thuẫn ân oán lâu dài, xem như cuộc Thánh chiến, Thập tự chinh mở rộng. Muốn hiểu thêm về mấy trăm năm chiến tranh này, tìm đọc tiểu thuyết “Những ngôi sao Eger” – Gárdonyi Géza. Đương thời, châu Âu, Nga và Thổ tạo thành thế vạc 3 chân! Một mặt châu Âu không ưa gì Thổ, và trong một chừng mực ít hơn, cũng không ưa gì Nga, nên muốn dùng 2 thế lực đó kiềm chế lẫn nhau và không muốn bên nào thắng hẳn! Người Nga thì trên danh nghĩa muốn đứng đầu liên minh Thiên chúa giáo chống lại Hồi giáo, trên thực tế, họ tìm đường thông ra Địa Trung Hải. Người Nga tấn công Thổ từ 2 hướng, một từ Ukraine tiến sang Moldova, Romania, một hướng về Caucasus, qua ngã Georgia, Armenia.

Đỉnh điểm của mâu thuẫn là chiến tranh Nga – Thổ (1768 ~ 1774), hạm đội của đô đốc Alexei Orlov từ biển Baltic ra Đại Tây Dương vòng vào lại Địa Trung Hải, đánh bại hạm đội Thổ, nhưng bao vây Constantinople không thành công! Trên bộ, cánh quân của Alexander Suvorov đánh bại Thổ tại trận Kozludzha. Suvorov là vị Nguyên soái bất bại của Nga, ông ta chưa từng thua một trận nào trong toàn bộ sự nghiệp rất nhiều trận chiến của mình! Người Nga họ có cả một bảng “Phong thần” liệt kê các anh hùng lịch sử, ở hạng mục tướng quân, Suvorov đứng đầu bảng, kế đến là Fyodor Ushakov, sau nữa mới đến Georgy Zhukov. Kết quả cuộc chiến, Thổ phải nhượng cho Nga vùng đất Bessarabia nằm giữa Moldova và Ukraine, là tiền thân của Transnistria ngày nay (dù đã bị thu hẹp hơn trước nhiều, nhưng sau hơn 250 năm vẫn “ một lòng hướng về đất mẹ”). Giờ nếu như Nga tấn công Odessa, thông với Transnistria là biến Ukraine thành quốc gia lục địa đúng nghĩa.