Katya

iếp tục chương trình âm nhạc Nga – Xô-viết, bài ca: Cô gái cossack mắt đen: và từ độ ấy, mỗi lần phi ngựa trên thảo nguyên, tôi lại thầm nhắc tên em, Katya, Katya, và dù bây giờ đã ở bên người yêu mới, nhưng thật ngu ngốc tôi ơi, từ sâu thẳm bên trong vẫn không quên được em… Tính cách Nga, được cái là thật, có gì nói nấy, họ nhìn thực tế như nó là thế, và đôi khi là hài hước một cách chua cay, tàn nhẫn! Đây chính là thứ “nhạc” của dân tộc trên lưng ngựa… trôi chảy, sống động, không như ở cái xứ nhiệt đới nào đó, toàn loại “nhẽo”, chảy nước, thảm hại!

cá vàng

ọc thấy cái này lâu rồi, giờ post lại vẫn thấy buồn cười, trông người mà ngẫm đến ta, cũng chả khác nhau mấy! Ông lão đánh cá trên sông Dniepr kéo lưới được một con cá vàng! Cá xin tha mạng bằng một điều ước!

Ông lão không ngần ngại bộc bạch: Tôi muốn trước khi chết được thấy Ukraine thành nước dân chủ, giàu mạnh, các chính trị gia không ăn cắp và diễn hài nữa – Nói mịa là ông muốn bất tử đi – con cá khinh bỉ ngắt lời! 😅

mèo – 3

ới hơn 2 tháng tuổi nhưng đã nặng gần 2kg… chỉ biết ăn, ngủ và phá… Tuổi đang lớn nên cái đầu thì bé tí, chân tay thì dài lòng khòng, tỷ lệ cơ thể không cân đối và đặc biệt vụng về, chạy đâu vấp đó, va chân, cộp đầu mãi… Có đầy đủ đặc điểm của một đứa trẻ đang lớn:

Đang chạy nhảy, quậy phá tưng bừng, nhưng quay lưng cái nhìn lại là thấy cu cậu đã nằm ngủ tự bao giờ, nằm ngửa đưa 4 vó lên trời ngủ không biết trời trăng gì luôn! Té từ trên bàn xuống thì đập lưng nghe cái bịch, không có phản xạ xoay chân xuống trước của mèo vì béo quá! 😅

dịch – 1

a nói ngày xưa Hán-tự, chữ nghĩa khó khăn, điều kiện học không có, không giỏi thì cũng chả phải chuyện lạ! Nhưng ngày nay, tiếng Anh dễ hơn nhiều, tư liệu học tập vô tận, mà rồi cũng y như thế! Nên chỉ có thể trách bản thân hời hợt, không có “công phu” gì thôi! Đọc văn bản tiếng Việt nào mà giọng văn kiểu ngọng líu ngọng lo là em không đọc tiếp! Nó nhiều nhan nhản, đến mức lâu lắm rồi em không buồn nói, mấy hôm phải buổi nóng trời, ngứa mồm, đưa một vài ví dụ. Chú thích cho mấy cái ảnh dưới:

1. Fighter, vừa có nghĩa là chiến binh, vừa có nghĩa là phi cơ tiêm kích, cái này chắc là do người dịch, chứ dịch tự động như Google translate chắc chắn thông minh hơn.

2. Rocket-propelled grenade, dấu ‘-‘ rất quan trọng, là “lựu đạn phóng bởi tên lửa”, chứ không phải “lựu đạn phóng tên lửa”, đảo ngược chủ thể! Nôm na chính là B40, B41, etc…

3. “Khí động học kiểu vịt”: cái này thì phải có công phu “đoán mò” rất siêu mới lần ra được, dịch từ cụm từ “aerodynamic canard-wing”. Chữ “canard” nguyên gốc từ tiếng Pháp, nghĩa là con “vịt thịt” (vịt làm thức ăn, nghĩa phái sinh chính là: “tin vịt, tin ba láp”), nghĩa trong ngành hàng không là cánh phụ, nhỏ của vật thể bay! Vì không hiểu nên người dịch đã phát minh ra một ngành học hoàn toàn mới: Khí động học kiểu vịt! Haiza, báo với chả chí, đúng nghĩa là vịt! Rồi lại như Aziz Nesin: tại cái xứ sở nhiều ruồi quá! 😅

pavel belov

avel Belov, vị tướng Nga rất nổi tiếng trong WW2, nói theo ngôn ngữ ngày nay là liên tục lên bảng tin chiến sự nóng hàng ngày của Phát-xít Đức, tư lệnh một quân đoàn kỵ binh Nga… Vâng, chính là hành quân và đánh nhau bằng ngựa, giữa một thời đại đã cơ giới hoá cao độ, xe tăng, máy bay không thiếu thứ gì, mà vị tướng Nga người Đức ngưỡng mộ nhất lại là kỵ binh!

Belov có những chiến dịch kéo dài cả nửa năm đằng sau lưng quân Đức, ngựa có thể đi được những địa hình băng tuyết, núi non mà xe tăng không đi được! Lương thực thì dựa vào dân, vũ khí thì máy bay thả dù xuống, ông ta làm cho người Đức mất ăn mất ngủ! Cái hay của người Nga là họ rất thích vận động thực tế, chứ không có “mất internet tức là mất nhận thức về thực tại”! 😃

bolshevik

au khi Sa-hoàng Peter-3 chết, có người mạo danh, lan truyền tin đồn rằng mình chính là Peter-3 còn sống, đó là Yemelyan Pugachev, người nổi dậy chống chính quyền nữ hoàng Catherine-2. Sau khi Sa hoàng Alexander-1 chết cũng vậy, có tin đồn rằng ông ta thực ra chưa chết, mà chỉ đi tu dưới cái tên mới Feodor Kuzmich. Suốt thời phong kiến, gần như lúc nào cũng có tin đồn như thế, để người ta nghi ngờ tính “chính danh” của người cầm quyền!

Gần đây phương Tây lan truyền tin đồn Putin thật đã chết rồi, ở đó chỉ là người đóng thế thôi! 😃 Mấy cái mánh mẹo lặt vặt, từ thời Trung Cổ cứ làm hoài, người ta thuộc luôn bài, nói xàm xàm nhưng vẫn có người tin, dân trí là như thế đó! Nên “dân chủ” phương Tây có tốt ko? Dĩ nhiên là tốt chứ, có điều… chỉ tốt với phương Tây mà thôi! Đừng quên 2tr người VN đã chết vì bom đạn Mỹ! Chú thích: là bức tranh “Bolshevik” của hoạ sĩ Nga Boris Kustodiev!

cừu đen

hương trình phim ảnh cuối tuần… 🙂 Tháng 6, 1941, nước Đức Phát-xít tiến hành chiến dịch Barbarossa đưa quân vào lãnh thổ Xô-Viết, quân đội LX thiếu chuẩn bị, nhanh chóng gặp nhiều thất bại và buộc phải rút lui, lần lượt phải bỏ cả Kiev, bỏ Kharkov (Ukraine bây giờ)… một trại giam được lệnh sơ tán về tuyến sau.

Trong trại toàn thành phần bất hảo, như người ta thường nói, các con “cừu đen” giữa bầy cừu trắng! Trong khung cảnh hỗn loạn của chiến tranh, một số tù nhân vượt ngục, họ bị kẹp giữa 2 bên: một bên là NKVD truy lùng tội phạm, và bên kia là quân Đức xâm lược! Những “cừu đen” này sẽ hành động như thế nào trước thời cuộc!?

tháng sáu

hào tháng 6 với khúc nhạc cổ điển Nga – Pyotr Tchaikovsky: Barcarolle – Chèo thuyền, 1 phần trong tác phẩm 4 mùa, 12 khúc nhạc ứng với 12 tháng của năm: Thuyền ai trôi xuôi dòng sông tháng Sáu nhấp nhô cánh buồm. Cánh buồm gió xuôi, mái chèo lướt vui. Một bờ sông xanh, một vùng mây trắng lững lơ cuối trời…

Bến sông nắng ngời, bóng cây bóng người, gió rung khóm lau nghe như bài hát yêu đời… Tình yêu của tôi trào dâng như nước nguồn đang cuốn về, thuyền trôi xuôi nhé… Dòng sông êm trôi thuyền ai nhẹ lướt gió căng cánh buồm, bến đang nhớ thuyền, bến đang ngóng đợi, đến đây với tôi cánh buồm đỏ thắm xa vời!

toán

ối tiếp post trước, minh hoạ bằng một screenshot – chụp màn hình. Đến tận bây giờ vẫn còn xài khá nhiều toán, không phải là Toán cao cấp (vi phân, tích phân, đạo hàm, xác suất thống kê, etc…) mà chủ yếu là Toán rời rạc (discrete mathematics) và Thuật toán, thuật giải, thêm một chút Hình và Số… Chính là vì mấy cái này nên code vẫn còn có vài niềm vui, ngoài những chuyện debug phức tạp, nhức đầu, mệt mỏi và vô số những công việc… trâu bò khác!

Ở một góc nhìn khác, có thể… nhìn code đoán tuổi! Những người viết mã thành khối 80 cột như tôi có nguyên nhân sâu xa từ cái thời còn trên x86 và DOS, lúc đó màn hình text có kích thước 16 (dòng) x 80 (cột), còn màn hình thời bây giờ viết đến 160 cột có khi vẫn chưa xuống hàng! Đến tận giờ tôi vẫn cho rằng bắt đầu từ tầng thấp – low level là một điều nên làm, phần lớn coder bây giờ cái gì cũng biết, công nghệ nào cũng rành, chỉ một điều là không… rành code! 😅

toán cao cấp

ài hay, ít nhất cũng nên nói cho đám ngu biết nó ngu chỗ nào, qua đó cũng cho thấy sự thảm hại, vô phương của giáo dục VN hiện tại! Nhớ hồi hơn 20 năm trước, lúc nào đạp xe đi học về cũng ghé quầy sách ngoại văn của Fahasa góc gần Sở thú Sài Gòn, tìm mua mấy cuốn Vi tích phân, sách tiếng Anh, bán sale đồng giá! Kiến thức thì cũng tương tự Toán cao cấp như ở Việt Nam thôi! Nhưng khác ở chỗ: sách có hàng ngàn ví dụ về cách áp dụng thực tế, rất sinh động, trực quan, kèm theo rất nhiều hình vẽ, ảnh minh hoạ đẹp!

Đến tận bây giờ, nhớ lại, tôi vẫn còn cảm thấy niềm vui khi hiểu được những ví dụ thực tế trình bày trong những cuốn đó! Một ví dụ: trong nội chiến nước Mỹ, đã dùng khẩu súng cối cỡ nòng 330 mm (chèn cái hình thực của khẩu súng, gián tiếp học Lịch sử), lực bắn như thế này, khối lượng đạn chừng đó, tính khoảng cách bắn xa nhất (áp dụng thực tế của phương trình parabol). Nghĩ mà buồn cho “kinh tế” Việt, toàn “đầu cơ, lướt sóng”, buôn “nước bọt” và “vịt giời” chứ có nghiên cứu, chế tạo và sản xuất gì đâu, nên cảm thấy Toán nó thừa! 😢