ra-cót – ra-két

ó đánh kiểu gì mà chẻ đôi toà nhà sát đến tận móng… Suy nghĩ 1 chút thì sẽ thấy toà nhà đó phải chứa cái gì đó nên mới banh xác như thế! Kh-22, Kh-29, Kh-31, Kh-32, Kh-35, Kh-38, Kh-47 Kinzhal, Kh-50…

Kh-55, Kh-58, Kh-59, Kh-103, P-270, P-500, P-700, P-800, Kalibr, Iskander, Tochka, Klub, etc… mới chỉ một phần nhỏ trong kho tên lửa mà Nga sở hữu! Nên về khoản ra-cót – ra-két mà nói, nếu Nga số hai thì không ai số một!

chiến tranh và hoà bình

iếp tục chương trình điện ảnh Xô-viết, 3 tập, tổng cộng 6h của bộ phim kinh điển: Chiến tranh và Hoà bình – Mosfilm! Đến tận giờ, vẫn có chút nuối tiếc vì ngày trẻ không đọc nhiều văn học Nga lắm. Lại ghét những gì suy nghĩ cao siêu, chỉ thích cái gì thực tế, cụ thể (kiểu như Pie đệ nhất)! Không như con em gái tôi, nó thì: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt, Sông Đông êm đềm, Anna Karenina, Anh em nhà Karamazov, Eugene Onegin… cái gì cũng đọc!

Hàng chục ngàn trang, từ nhỏ nó đã nổi tiếng là con mọt sách trong nhà! Còn thằng anh nó vẫn luôn nhìn sách vở bằng thái độ nước đôi, hai mặt, vì đã thấy vô số thử bị “quỷ ám” do “đọc sách”! Thế nên không thấm Lev (Tolstoy) nổi mà chỉ thích Alexei (Tolstoy). Nói về tính cách, tâm hồn Nga, chỉ cần đọc 4 tựa sách bên trên là đủ biết họ quan tâm những điều gì rồi: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt, Sông Đông êm đềm, Anna Karenina! 😅

“làng gốm bát tràng”

hực trạng MXH bây giờ: tràn ngập những thể loại “Làng Gốm Bát Tràng – LGBT”… thú thật, cảm giác đầu tiên, nhìn là cứ muốn ói! Tôi cứ phải nói thẳng và nói thật như thế, đó cũng là kiểu phản xạ sinh học tự nhiên của con người! Nhưng các thể loại ấy chỉ chiếm chưa tới 2, 3% dân số mà thôi, tỷ lệ rất ít ỏi, nên thực trạng như vậy xảy ra chẳng qua là do đám truyền thông bẩn, chúng nó phải ra tìm cách nhanh nhất để đánh vào ác cảm tự nhiên của con người! Về lý mà nói, tôi không phản đối chuyện đòi hỏi quyền lợi, bình đẳng của giới LGBT, nhưng chuyện đó hoàn toàn khác với những chiêu trò bẩn bựa trên mạng xã hội.

Mà nói về bẩn thì… không kể là tôn giáo, chính trị, học vấn nào, cái xấu, cái ác nằm trong mỗi con người, không phân biệt phe phái! Đám truyền thông bẩn chúng nó sử dụng chiêu bài như thế, chứ quan tâm éo gì “quyền LGBT”, LGBT cũng chỉ là một thứ “hàng hoá” của đám truyền thông mà thôi! Thực trạng là con người hiện đại trở thành nạn nhân của chính họ, các loại “giang hồ mạng” luôn tìm cách gán ghép, chụp mũ, kích động cho bên này đánh bên kia! Làm sao để đối phó với tình trạng như vậy, đó chính là bài test về giá trị bên trong mỗi chúng ta! Ah mà nói thế thôi, rất nhiều người không thể hiểu cái họ bên trong họ không có!

Sergei Aleshkov

hương trình điện ảnh Xô – viết cuối tuần… 🙂 post trước là phim về người chiến sĩ Hồng quân già nhất, hôm nay là phim về người chiến sĩ Hồng quân trẻ nhất, cả hai đều là những nhân vật lịch sử có thật! Cậu bé 6 tuổi Sergei Aleshkov, toàn bộ gia đình đã bị Phát – xít Đức sát hại, hoảng loạn đi lang thang trong rừng và được các chiến sĩ Trung đoàn Cận vệ 142 nhận nuôi!

Như người ta hay nói, tức là son – of – the – regiment, cậu bé hoạt động như một thành viên trung đoàn, làm nhiệm vụ liên lạc, tham gia cứu thương và góp phần tạo nên nhiều chiến công. Về sau, được tướng Chuikov tặng một khẩu Browning và gởi đi học trường thiếu sinh quân Suvorov. Trong thành phần QĐND VN cũng không thiếu các “con – trai – của – trung – đoàn” như thế!


Nikolai Morozov

óng xem đủ các tập phim Ded Morozov, phim dựa trên một nhân vật lịch sử có thật, Nikolai Alexandrovich Morozov, gốc gác từ một gia đình đại địa chủ, suốt đời hoạt động lật đổ chế độ Sa-hoàng! Tổng cộng ông ta ngồi tù 25 năm, nhưng cũng nhờ thời gian ở trong tù đó mà trở thành nhà bác học, tự học 11 ngôn ngữ, xuất bản nhiều công trình sách vở, và trở thành viên danh dự Hội hàn lâm Xô-viết, mặc dù chưa bao giờ gia nhập Đảng CS.

Năm 1942, ở tuổi 88, Nikolai Mozorov tình nguyện nhập ngũ tại Leningrad, đây có thể là người lính Xô-viết già nhất lịch sử. Người ta không cho ông già gân ra trận, nhưng ông cứ cương quyết, thậm chí doạ kiện lên Stalin! Cuối cùng thì người ta cũng cho ổng được ra trận thử… một tháng! Một tháng với vai trò lính bắn tỉa, tiêu diệt hơn một chục quân địch! Ông vẫn tiếp tục sống để chứng kiến Phát xít Đức sụp đổ, và chỉ qua đời sau đó, năm 1946 ở tuổi 92!

điện báo

ost cho một số bạn trẻ bây giờ hiểu “điện tín – điện báo” là cái gì, chứ không lại bảo: “Telegram là phần mềm gởi tin nhắn, Telegraph là tên của một tờ báo của Anh…” Nhớ những năm 198x, bà mẹ tôi đi học Bác sĩ chuyên khoa 1 ở Hà Nội, lâu lâu vẫn gởi điện báo về nhà, cái loại chữ “telex” mà đứa con nít như tôi lúc đó, dù đã biết đọc, vẫn không cách nào đoán ra được nghĩa là gì! Ban đầu là có người cầm ma-níp (manipulator) gõ mã Morse tic tè, tic tè…

Về sau được tự động hoá bằng máy, đầu gởi gõ trực tiếp ABC (máy tự động chuyển thành mã Morse), ở đầu nhận tự động chuyển ngược thành ký tự ABC và in ra trên một cuộn giấy thông qua một cái “máy đánh chữ” (như trong hình). Sau đó người ta xé đoạn băng giấy đó ra, dán thành nhiều hàng lên một tờ giấy và đi phát cho người nhận! Tiếc là không còn tìm được hình minh hoạ nào bằng tiếng Việt có mã telex (nguồn gốc của kiểu gõ telex trên máy tính ngày nay).

altai

iên Xô là nước vận hành mạng điện thoại di động đầu tiên trên thế giới, cỡ 1961, và đến 1965 thì phủ sóng trên hầu hết các thành phố lớn. Hệ thống Altai còn được dùng cho đến tận ngày nay, nhất là ở các vùng sâu vùng xa. Có nhiều hình thức khác nhau, có những thiết bị chỉ nhỏ vừa lòng bàn tay, nhưng thiết bị chuẩn to bằng cái valy nhỏ, nặng 3kg và có tầm liên lạc khoảng 80km. Hơn 10 năm sau nữa thì hệ thống mobile phone đầu tiên mới ra đời ở phương Tây! Phải dùng đúng chữ là “mobile phone” chứ không phải “cell phone”, vì nó không có cell, không dùng trạm tiếp sóng, chỉ có tổng đài để chuyển mạch! Đây không được xem là công nghệ được bảo vệ, giới quân sự Nga không quan tâm vì nó không bảo mật, chỉ nên dùng trong các tình huống khẩn cấp! Lý do vẫn được dùng đến ngày nay là vì… cần bao nhiêu trạm tiếp sóng GSM để bao phủ được diện tích nước Nga!? 🙂

Đáng chú ý vì từ sớm, 195x… đã có ý tưởng về một thiết bị liên lạc phục vụ xã hội dân sự, kết nối p2p, cá nhân với cá nhân, dù chưa có tính năng bảo mật (GSM ngày nay cũng không phải đã bảo mật hoàn toàn). Hơn nữa là tầm liên lạc của nó khá rộng, phù hợp với các hoạt động dã ngoại, các hành trình đi vào tự nhiên hoang dã. Đương nhiên so với ngày nay, khối lượng 3kg là vấn đề phải suy nghĩ, nhưng không phải ở đâu, các trạm tiếp sóng GSM cũng có thể vươn tới! Nhớ lại cách đây hơn 30 năm, mỗi lần nhận gởi điện tín Telex (các bạn trẻ bây giờ chắc không còn biết Telex là cái gì) là phải đếm từng chữ, thông điệp được viết ra phải suy nghĩ rất kỹ càng, đắn đo từng chữ một! Thế nên thông tin nó… quý giá! Chúng ta đang sống trong một thời đại… dư thừa thông tin, thừa đến mức “lộng giả thành chân, trắng đen lẫn lộn”, thông tin càng nhiều thì tâm hồn con người chỉ càng xao nhãng, hỗn loạn, càng “vô minh” mà thôi!

trung đoàn tiêm kích

oi nhiều đến độ học được một chút ngôn ngữ luôn, phim ảnh Nga – Xô-viết có mấy từ rất dễ nhận biết, 2 từ thường được nghe thấy nhiều nhất là: Davai (давай, let’s go) – đi thôi, và Zamnoy (За мной, follow me) – theo tôi! Haiza, những dân tộc không biết ngừng nghĩ… đôi khi cũng thật đáng sợ! Bộ phim truyền hình 24 tập khá kinh điển: Trung đoàn tiêm kích, đã có phụ đề tiếng Việt!

phương trình vi phân

áy tính ống nước, dùng để giải phương trình vi phân được phát minh bởi Vladimir Lukyanov ở Liên Xô năm 1936, và được dùng mãi cho đến cuối những năm 80, dùng để tính toán xây dựng vô số công trình kênh đào, hầm mỏ, đường sắt, và nhiều bài toán thực tế khác! Nguyên tắc khá đơn giản, là tập hợp các ống thuỷ tinh chứa nước thông với một ống chính (biểu diễn hàm ẩn). Các ống này có thể cố định, hoặc di động, thông với ống chính thông qua những valve lưu lượng có thể điều chỉnh được! Nước được đổ vào các ống theo những mức định trước, sau đó họ mở đồng loạt các van và di chuyển các ống di động, mực nước trong ống chính biến thiên và được ghi lại trên một cuộn giấy xoay, đó chính là nghiệm phương trình!

Đến ngày nay, chắc chúng ta không ai có thể nhớ nổi phương trình vi phân là cái gì, bây giờ không nhớ và tôi dám chắc là đa số cũng như tôi ngày xưa, cũng loay hoay thời gian dài mà vẫn không hiểu: phương trình vi phân nó thực sự là cái gì!? Chính là nhờ nhìn vào cái máy tính analog này mà thực ra mọi chuyện trở nên rõ ràng: mây bay, nước chảy, gió thổi chính là phương trình vi phân! Và việc học toán ở VN không gây được hiệu ứng tích cực, đơn giản vì các ông ấy loay hoay với các công thức, biểu tượng, ký tự chết mà quên mất rằng bản chất vấn đề nằm trong những vận động thực của cuộc sống, phải đưa thật nhiều ví dụ ứng dụng, ví dụ về tính tương tự trong thế giới thực thì học sinh mới nắm được nội hàm của vấn đề!

Nói về phương pháp sư phạm, học sinh cấp 1 khó hình dung hệ đếm, nhưng nói với nó 3, 5 cây kẹo, là sẽ hiểu! Học sinh cấp 2 nói về phân số rất khó hiểu, nhưng bảo cầm can đi mua 3 lít rưỡi dầu là nó hiểu! Học sinh cấp 3 có thể không hiểu về vi tích phân, nhưng biểu diễn diện tích hình, thể tích khối là nó sẽ hiểu! Sinh viên ĐH có thể không hiểu chuỗi số, nhưng đưa ví dụ về mortgage calculator – vay nợ và tính lời, gộp vốn và gộp lãi là chúng nó sẽ hiểu! Toán cấp 3 là tính vận tốc rơi tự do của vật, bỏ qua sức cản không khí! Toán ĐH là tính tốc độ rơi tự do của vật, kèm theo sức cản không khí (chính là phương trình vi phân). Toán sau ĐH là tính sức cản không khí ở những tầng khác nhau của khí quyển, chính là điều khiển tên lửa, cứ phải trực quan cụ thể như thế mới dễ hiểu!

Cũng như môn Văn giờ gọi là môn “Ngữ văn” vậy (học theo TQ), đó là cách gọi chính xác, học sinh cấp 2, 3 thì chưa thể hiểu văn học nghiêm chỉnh, làm sao chúng nó hiểu được chiều sâu của “Chiến tranh và hoà bình”, chẳng qua là mượn một số bài “Văn” để học về ngôn ngữ, và thông qua kỹ năng ngôn ngữ để tiếp cận “Văn học”. Cũng tương tự như vậy cho các môn khác, dạy theo kiểu trừu tượng, toàn công thức chết hại vô cùng, không những học sinh không hiểu nó đang học cái gì, mà còn làm mất đi hứng thú với môn học. Chuyện này vì một vài lần đi làm gia sư (bất đắc dĩ) nên tôi hiểu rất rõ, đám nhóc giờ chúng nó chỉ tụng công thức, vì “cô bảo thế, như cô mới đúng”, chứ chúng nó hoàn toàn không có hứng thú với chuyện học, không có sự tò mò tìm hiểu về thế giới xung quanh! 😢

mã tộc

ưởng tượng một ngày kia, WW3 – thế chiến lần 3 nổ ra, nhân loại có lẽ sẽ bị chia thành 2 phe: “thuỷ tộc” (水族) và “mã tộc” (马族)… Thuỷ tộc đương nhiên mạnh và giỏi về thuyền, sở hữu cả hơn 10 chiếc tàu sân bay, thỉnh thoảng cũng nhảy lên đánh bộ. Còn “Mã tộc” đương nhiên mạnh về ngựa, chiến xa hàng chục ngàn cỗ, nhưng khi cần thuỷ chiến cũng không phải là tệ!

“Thuỷ tộc” mềm dẻo như nước, lấy lòng tham của con người, lấy kinh tế thị trường và chủ nghĩa tiêu dùng hàng hoá vô tội vạ làm ý tưởng chủ đạo. Còn “mã tộc” cứng rắn như sắt, nhiều lần thực hiện biến pháp cải cách xã hội, nỗ lực cứu lấy tâm hồn và hạn chế lòng tham của con người! Đáng lo ngại nhất vẫn chỉ là cái xứ sở: bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền kia mà thôi… 😀