tom – 3

ấy ngày quá nóng, ku Tom chịu hết nổi, bèn phải chui vô máy lạnh, ngủ đẫy! Nhưng bản năng nó mách bảo là máy lạnh không có gì tốt lành, đã ngủ là mê mệt từ sáng đến chiều, không dậy nổi! Nên chỉ cần trời mưa mát chút là ku cậu bò ra ngoài, kiếm chỗ khác ngủ! Thời tiết càng năm càng bất thường, nói đùa đùa nhưng cũng rất thật… 20 năm nữa, Sài Gòn chắc phải đào hầm để tránh nóng… 🙁

đức năng thắng số

m là em ghét chữ nghĩa, chủ trương “ý tại ngôn ngoại, đắc ý vong ngôn”, nhưng có nhiều loại chữ nghĩa tào lao, rỗng tuếch nên cứ phải nói. “Đức năng thắng số – 德能胜数” hiểu đơn giản là: đức độ có thể thắng được số mệnh. Chữ “năng” ở đây hiểu là “có thể, có khả năng”. Người đọc câu này không hiểu, nên bịa ra khái niệm “đức năng”, rồi bịa tiếp luôn khái niệm “số năng”…

Chúng là những khái niệm… không có thực, nghĩ rằng nó cũng tương tự như “điện năng”, “thế năng”, “động năng”, “công năng”… Cũng y hệt như vậy với câu: “Nhân định thắng thiên – 人定胜天“, không hề có cái gọi là “nhân định”. Chữ nghĩa mà cứ như thế này thì càng đi chỉ càng lầm lạc, hoang đường mà thôi! Em mà bóc lỗi sai trên báo chí thì em bóc từ năm này sang năm khác vẫn không hết! 🙁

dịch – 6

ái này về mặt tiếng Việt đáng suy nghĩ, khi đọc cụm từ “vệ tinh giám sát radar” (dịch 1-1 Anh-Việt), người đọc sẽ hiểu là “vệ tinh dùng để giám sát radar”, nhưng thực ra ý nghĩa bài báo gốc muốn nói là: “vệ tinh dùng công nghệ radar để giám sát”. Viết một cụm từ đơn giản mà không nghĩ xem người đọc sẽ hiểu thế nào. Nên em mới nói là có những sự “lầm lạc” mà chúng nó, đám báo chí Việt Nam, đâu có tự nhận ra được, không tự lĩnh hội, soi rọi được! Đừng bảo em là bắt bẻ từ ngữ, sự lầm lạc nhỏ nhân rộng lên, đến một lúc trở thành tào lao, nhảm nhí! Mà đấy là những loại viết còn tương đối có chút nội dung nghiêm túc đấy nhé…

Còn những loại nói năng nhăng cuội, trống hoác thì không cần phải để ý đến! Nên dù chỉ nói một chữ, cũng phải cho chính xác, đầy đủ, tận tường, rõ ràng ý nghĩa của một chữ! Điểm yếu nhất về ngữ pháp của tiếng Việt là chuyện: prepositive & postpositive, tính từ đứng trước hay đứng sau danh từ. Mà cái này thì… chưa có cách nào nhanh chóng sửa được, đành phải như Trịnh Công Sơn, lâu lâu nói một câu ngược ngược, ngô ngố cho đời nó vui: Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng – buồn – cỏ – khô…, hay như Phạm Duy: Đến bây giờ anh đã là cánh – trắng – chim – bay xa chân trời, Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi… 🙂

bơi

ào lao hết sức, đây không phải là phát triển thể thao, càng không phải là vấn đề huy động nguồn lực xã hội, các bác cứ “nâng tầm quan điểm”, chuyện “nhỏ” thôi, là chuyện thay đổi tâm tính người Việt, mọi chuyện bắt đầu từ “tâm” mà! Cứ muốn “vận động” mà “tâm” không đổi, làm thế nào được!?

Vẫn lên mạng livestream nói xấu người khác, vẫn hóng hớt vạn chuyện tào lao xã hội, vẫn cạnh khoé và ghen ăn tức ở vặt vãnh, vẫn luôn rình mò, ta đây biết rồi, ta đây hiểu chuyện, vẫn suốt ngày lên Tiktok nhìn mông và vú, rồi quay sang mắng trẻ nhỏ: mày không vận động, mày lười biếng, các kiểu… 😃

Ras dva

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần, ca khúc trẻ trung, vui nhộn “Một, hai, một hai” (Ras dva, Ras dva, thực ra bài ca có tên khác, nhưng người ta chỉ nhớ cái điệp khúc 1, 2, 1, 2 này mà thôi)… Đôi khi tôi nhìn vào trong đó và không thể thấy rõ nó là âm nhạc cổ điển, âm nhạc giáo đường, hay dân ca, dân vũ, hay là tất cả những thứ đó trộn lại với nhau, có thể cảm nhận được bao gồm vô số nguồn gốc và xuất xứ, trộn thêm cả tiếng huýt sáo, tiếng mèo kêu, chó sủa, ngựa hí! 😀

PKC

ôm na về mã hoá khoá công khai (public-key cryptography) cho nhiều người dễ hiểu, cái này chỉ cần toán cấp 2, 3 thôi! Ta lấy hai số nguyên tố rất lớn: p1 và p2 nhân với nhau, kết quả được một số nguyên siêu lớn: n = p1 x p2, n được gọi là khoá công khai (public key), còn bộ (p1, p2) được gọi là khoá bí mật (private key)! Đây cũng giống như hai mặt của một đồng xu, nếu biết trước (p1, p2) thì tính ra n rất dễ (chỉ là một phép nhân), nhưng ngược lại, khai triển luỹ thừa, từ n lần ngược trở lại (p1, p2) là siêu khó, ngay cả siêu máy tính cũng có thể mất nhiều triệu năm mới giải mã được! Về bản chất toán học, vấn đề chỉ đơn giản là như thế!

Đi sâu vào sẽ có nhiều điều phức tạp hơn! Nếu anh X được cấp bộ 2 khoá, thứ nhất là khoá công khai: n, và thứ nhì là khoá bí mật: (p1, p2), anh ta sẽ bỏ cái khoá công khai n đó lên internet hay ở nơi nào đó để ai cũng đọc được, và đương nhiên, giữ bí mật cặp (p1, p2). Nếu Y muốn gởi mật thư cho X, Y sẽ mã hoá dùng khoá công khai n (của X), và thông điệp đã mã hoá đó chỉ có thể được giải bằng (p1, p2) mà thôi! Điều ngược lại cũng đúng, nếu X gởi đi một thông điệp có thể giải mã thành công nhờ khoá n, thì điều đó có nghĩa là: chắc chắn nó đã được mã hoá bằng (p1, p2), xác nhận được gởi đúng từ anh X, đây chính là cách xác thực chữ ký số!

Ưu điểm của mã hoá khoá công khai chính là… nó công khai, không mất công phân phối, chuyển giao “khoá” như các phương pháp khác, và khoá bí mật chỉ giữ riêng cho chủ nhân của nó! Ưu điểm cũng là khuyết điểm, cần có một tổ chức đứng ra xác thực khoá công khai này đúng là thuộc về ai đó! Ngoài ra, mã hoá khoá công khai có thể được dùng để bổ trợ cho mã hoá khoá bí mật (như các phương pháp dùng trong quân sự), chính là dùng phương pháp công khai để truyền tải khoá bí mật, rồi dùng khoá bí mật để mã hoá / giải mã tài liệu, như thế có thể đổi khoá bí mật định kỳ, thường xuyên một cách dễ dàng, nhanh chóng mà vẫn an toàn!

Quốc phòng vẫn chuộng sử dụng các phương pháp mã hoá khoá bí mật, đơn giản là vì tốc độ xử lý! Khoá công khai dùng những số nguyên cực lớn nên tính toán tương đối mất thời gian, nhất là với dữ liệu lớn như âm thanh, hình ảnh! Có người lo ngại những thế hệ máy tính lượng tử mới có thể giải các loại khoá này, điều đó là có thật, nhất là với các khoá đã dùng, có sẵn! Nhưng nếu ta tăng p1 & p2 lên, dùng những số nguyên tố lớn hơn, thì tính toán lượng tử cũng sẽ bó tay! Năng lực “lượng tử” dùng để phá mã đó thực ra cũng có thể được dùng để tìm ra những số nguyên tố lớn hơn, “ma cao một thước thì đạo vẫn có thể cao lên một trượng”! 🙂

topping

uy nghĩ nhiều về chuyện đó, như khi nói, viết những chuyện phổ thông thì tôi có thể dùng từ khá là “thuần Việt”. Nhưng khi chuyển sang những đề tài như thuyền bè, hay công nghệ thông tin là bắt buộc phải chêm tiếng Anh, đã cố gắng lắm nhưng không thể khác được vì tiếng Việt không có từ tương đương! Như trong nhóm thảo luận – làm việc chung (group chat) của tôi, lập trình và phần mềm, toàn người Việt với nhau, nhưng suốt hơn 15 năm chỉ toàn xài tiếng Anh, tuyệt đối không có một từ tiếng Việt nào, quy ước như thế để diễn đạt chính xác hơn. Và thực tế chính là như thế, tiếng Việt hoàn toàn không giàu đẹp, cứ nói thẳng như vậy: thiếu tính chính xác, thiếu từ vựng, và quan trọng nhất là… thiếu nội dung! Đám trẻ thì chêm tiếng Anh một cách vô tội vạ, các bác già thì “gài” nhau bằng các văn bản luật với từ ngữ nhập nhèm, hàm hồ, đó là một thực tế đáng buồn!

Thiếu nội dung mới là điều nan giải nhất: báo chí lải nhải các vấn đề nông cạn, nhảm nhí! Mà nội dung ở đâu ra, chẳng phải là từ việc phản tỉnh, tự vấn bản thân đó sao!? Phản tỉnh á, chúng nó làm gì có, toàn cọp-dê (copier) sống sượng, đâu có tự nghĩ ra được! Thế là gom góp bất kể nguồn một mớ từ ngữ nhộn nhạo, gép lại với nhau, nhằm thể hiện một cái ý thoáng qua trong đầu, một cái gì đó “kêu to” để phản ứng với tình huống nhất thời, chứ không hề bỏ thời gian mà suy nghĩ cho nó sâu xa! Thế nên “loè” người là chính, nội dung lảm nhảm, nham nhở, không đạt được công năng xây dựng tâm hồn con người! Và thế là cái “lẫu thập cẩm Vietic” đó tiếp tục được quậy tưng lên, vốn dĩ tự ngàn xưa, gốc gác ngữ pháp Mon-Khmer, hệ thống thanh điệu vay mượn từ nguồn Tày-Thái, một lượng lớn từ vựng được mượn từ nguồn Hán tự, và giờ lại tiếp tục thêm vào một mớ “topping” Anh, Pháp… 🥲🥲

đồng quy…

hông kém chiến tranh VN về độ ác liệt, hai bên nhiều lần tuyên bố “không bắt tù binh” (tức là chỉ có đấu đến chết), những tình huống “đồng quy vu tận”, chia đôi quả lựu đạn, ta một nửa, kẻ thù một nửa xuất hiện vô số! Đằng sau là cuộc đấu công nghệ căng thẳng, tên lửa, phòng không, tác chiến điện tử… Đến nay có thể khẳng định Nato tạm hết chiêu, đưa chiêu nào ra là ku Nga cũng hoá giải được!

Nato thì hướng đến một kịch bản Triều Tiên: chia 2 đất nước, đóng băng xung đột, về mặt kỹ thuật là không tuyên bố đình chiến, không có bất kỳ thoả thuận nào! Thấy rõ là đã rất nản, chờ xem bầu cử TT xong sẽ rõ hơn. Anh Medvedev thì chẳng giấu giếm gì cái ý định muốn quy về kịch bản kiểu Việt Nam: chia 2 đất nước chỉ là tạm thời, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào” mới chính là mục tiêu lâu dài! 😀

quicksand

ừ mấy chục năm trước, chính phim ảnh là người vẽ nên những bức tranh sai lệch về vật lý, những “urban legends”, huyền thoại về quick-sand, cát non, bùn lầy, người ta bị sa vào và chết chìm trong đó, rồi trở thành một kiểu huyền thoại như “Lưu Sa hà” như trong Tây du ký: “Lông ngỗng không nổi được, Hoa lau cũng phải chìm…” 🙂 Đương nhiên cũng có một phần sự thật: những môi trường như vậy được gọi là “non-Newtonian fluid”, những chất lỏng không tuân theo các quy luật Newton, độ nhớt (viscosity) của nó không phải là hằng số, mà thay đổi tuỳ theo ngoại lực tác động, nên càng vùng vẫy, càng đạp mạnh thì càng lún sâu, đó là điều có thật! Nhưng có một sự thật khác nữa là cơ thể con người, do nhẹ hơn nhiều nên chỉ lún đến một độ nhất định, không thể chìm hoàn toàn trong đó!

Và chết không phải do chìm, mà do bị mắc kẹt, rồi thuỷ triều dâng, hay do nhiễm lạnh .v.v. Đi chèo thuyền nhiều, có nhiều lúc tôi phải lội bùn, sình lầy ven sông, biển, nhiều nơi mịn còn hơn cả bột mì, lún sâu tới quá thắt lưng, gần ngang ngực, nhưng nếu trên người mặc áo phao, hay có một cái mái chèo, tấm ván để làm chỗ bám víu thì hoàn toàn yên tâm, đương nhiên cũng phải có chút kinh nghiệm xử lý tình huống! Cũng là dịp tốt để trãi nghiệm sự điềm tĩnh, thản nhiên của bản thân! 🙂 Tất cả đều quay về lý giải bằng định luật Archimede, khối lượng riêng của cơ thể người xấp xỉ 1kg / lít, còn khối lượng riêng của bùn, lầy, cát, đầm lầy… khoảng 2kg / lít. Nên không cách nào cơ thể con người có thể chìm trong đó được, chỉ bị mắc kẹt mà thôi, trừ khi là trong một loại môi trường “nhân tạo” nhẹ hơn 1kg / lít!

Thuỷ triều ở Việt Nam tuy chỉ ở mức trung bình (giao động tối đa chỉ trong khoảng 4 ~ 5 m) không biến động lớn đến 9 ~ 10 m hoặc hơn nữa như một số vùng trên thế giới, nhưng tuỳ địa hình, địa mạo, cộng với với thời điểm, thời tiết cụ thể mà mức biến thiên của mực nước có thể khá nhanh, có thể dâng cao thêm 1 m trong chưa đầy 30 phút, điều này tôi đã nhiều lần chứng kiến, trãi nghiệm trực tiếp! Nên nếu không có sự hiểu biết về con nước, mùa trăng, thuỷ triều tại địa phương cụ thể… sẽ dẫn tới không phản ứng kịp, nhất là khi có nhiều trẻ nhỏ! Haiza, đến tận giờ vẫn nghĩ: Việt Nam là cái giống cực kỳ lười vận động, hiểu biết tình huống và kỹ năng thực tế là con số không đúng nghĩa, lại thiếu chuẩn bị dự phòng nên mấy cái chết thương tâm như thế này cứ lặp lại mãi từ năm này sang năm khác! 🙁

bảo hĩm

ấy lần đi chơi xa là em cứ luộc nguyên cái hộp (đồ hộp) cho an toàn, độc tố botulinum bị phân huỹ ở nhiệt độ 100℃ trong khoảng 10 phút, chừng đó là đã đủ để không bị ngộ độc! Nếu muốn diệt cả cái bào tử sinh ra độc thì phải đến 120℃, vẫn luộc nguyên hộp, cái hộp xem như một nồi áp suất nhỏ, nên dù luộc trong nước sôi (100℃) vẫn có thể đạt đến 120℃.

Đã thấy rất nhiều vụ như thế này, sao chả thấy “bảo hiểm y tế” đâu, tuy nhu cầu thấp, không mấy khi dùng đến, nhưng ý nghĩ của chữ “bảo hiểm” chính là chỗ đó: xã hội mỗi người góp số tiền nhỏ để mua sự bình an lâu dài! Thuốc có thể nhiều năm không xài đến, hết niên hạn thì vất đi thôi, nhưng thường trực phải có dự phòng khi cần. Việt Nam mà, cha chung không ai khóc! 😢