kometa

ảm nhảm cuối tuần, cái tuyên truyền của phương Tây đôi khi rất khôi hài, vẫn bôi nhọ đối thủ theo kiểu thời đồ đá, kiểu: 3 thằng VC đu cành đu đủ không gãy! Ví dụ gần đây là chuyện tuyên truyền rằng ku Nga tháo chíp tủ lạnh, máy giặt… để dùng cho quân sự! Ai có chút hiểu biết kỹ thuật đều hiểu rằng, chip trong tủ lạnh, máy giặt là những dòng siêu đơn giản, Nga thậm chí không thèm sản xuất, cứ qua TQ đặt là sẽ có, giao hàng tính theo… tấn! Có một sự thật là nhiều thiết bị quân sự Nga dùng chip từ khắp nơi trên thế giới, từ Mỹ, Đức, Nhật, TQ… Nhưng thực ra quân đội của các nước khác cũng đều như thế, chẳng ai tự mình đi sản xuất mọi thứ! Họ đều đi mua từ các nơi về, nhất là những loại đơn giản mà nếu tự sản xuất sẽ không hiệu quả về chi phí! Đó là chưa kể rất nhiều chip lưỡng dụng, vừa dùng cho dân sự, vừa có thể dùng trong quân sự, thì tự sản xuất làm gì, ra siêu thị mua nhanh hơn!

Có một thời GPS, GLONASS là cái gì đó rất cao cấp, nhưng giờ thì chip định vị có mặt nơi nơi! Là cha đẻ của hệ thống vệ tinh GLONASS nhưng Nga nó thậm chí không làm chip nhận tín hiệu GLONASS! Về cái gọi là sự lạc hậu của Nga, TQ so với phương Tây trong công nghệ chip, điều này thì tương đối đúng, họ vẫn còn đi sau chừng 5, 7 năm! Nhưng tuyệt đại đa số thiết bị chiến tranh dùng chip 28nm hoặc lớn hơn vẫn chạy tốt! Không phải cứ hiện đại là tốt đâu, có khi ngược lại! Như board mạch định vị Kometa của Nga làm được phân loại theo… khối lượng, loại 65gr chịu được 2 nguồn gây nhiễu, loại 135gr chịu được 5 nguồn gây nhiễu, cứ như thế tăng lên đến loại… 1kg! Thực tế, vì không thể tập trung đủ nguồn & công suất gây nhiễu, nên thiết bị trở thành miễn nhiễm với tác chiến điện tử! Chuỗi cung ứng toàn cầu đã đến mức phụ thuộc nhau như thế, nên để chất xám mà làm những chuyện đáng giá!

không lớn

m nói mà, muôn chuyện là từ “tâm” mà ra, vẫn lên mạng xem mông và vú, vẫn hóng hớt đấu tố, bóc phốt nhau, tâm đã như thế thì càng làm chỉ càng tệ mà thôi! Thầy còn như thế làm sao dạy được trẻ!? Báo chí thấy bắt đầu có những bài về tính “không lớn” của người Việt, nhưng kỳ lạ thay, càng đọc càng thấy… không lớn! Nội dung các bài không nói lên được chiều sâu, chưa cho thấy khả năng tự tri giác, mà chưa nhận biết được về bản thân thì vẫn chỉ là đứa trẻ! Ngoài đường thì đua xe bốc đầu, thôi đám nhóc chưa biết gì thì không nói đi… Người lớn một tay ôm đứa trẻ 3 tuổi, một tay lái xe, chỉ cần đứa bé quẫy một cái là tự té chết, chưa cần phải va chạm với ai!

Nhiều người đứng giữa đường nghe điện thoại, xem thế giới như là của riêng mình! Mà đó vẫn là những chuyện rất sơ đẳng, nếu đi sâu vào, nhìn kỹ thấu đáo, sẽ thấy là 30 tuổi không lớn, 40 tuổi không lớn, 50 tuổi không lớn… thậm chí đến 70 tuổi vẫn chưa lớn! Không chỉ là vận động thể chất, ý thức an toàn căn bản, đến những hiểu biết về cộng đồng, cách đối xử với người khác, cách nhìn nhận về thế giới xung quanh vẫn luôn kiểu “trẻ con hờn dỗi”, không thoát ra được “cái – tôi vị – thành – niên”. Nhận thức về “tha nhân – người khác”, về thế giới xung quanh thực chất là bắt đầu với việc tự nhận thức về bản thân, mà nhận thức về chính bản thân thì vẫn như đứa trẻ lên 3 vậy! 🙁

for… loop

or…loop… ăn, ngủ, code, đạp xe, chơi với mèo… và cứ thế lặp lại! Nhàm chán, đơn điệu, nhưng cũng phải tập lại tính kỷ luật một tí! Ku Tom có chỗ nằm mới, cứ thế leo lên nằm ngủ, đôi khi lười biếng và lơ đãng nhìn xuống xem mình coding! 🙂 Chút suy nghĩ về vòng “for”… theo tôi, luôn có cái gọi là “khoảng cách thế hệ – generation gap” bên trong thế giới coder, chiều sâu suy nghĩ, độ chính chắn hoàn toàn khác xa nhau! Từ xưa, như với ngôn ngữ C, người ta điều khiển “for” bằng một biến số nguyên “i”, chỉ đơn giản là như thế!

Có nhiều phép toán số học có thể làm được với “i”, đây mới là điều quan trọng nhất! Thế nhưng các ngôn ngữ mới không chịu, cứ phải đẻ ra cái “for in stride”, rồi những thao tác lặp phức tạp trở nên rất khó thực hiện! Chỉ đọc spec một ngôn ngữ, ví dụ như Swift, tôi có thể hiểu được khá rõ độ sâu, độ chính chắn trong suy nghĩ của tác giả! Mấy người “sáng chế” ra các ngôn ngữ mới này cũng chỉ là những coder bình thường như chúng ta mà thôi, chưa đạt đến tầm như của Donald Knuth, Edsger W. Dijkstra, Robert Sedgewick, etc… ngày xưa đâu! 🙂

concert

ó đều xảy ra theo cùng một khuôn mẫu y như thế, giống như trong phim Bố già – The godfather hay vô số các phim lịch sử, chiến tranh khác. Ngay trước khi các sự kiện chính mở màn, các ông trùm đều thong thả đi nghe hoà nhạc, nhạc của Wagner, Mozart, Beethoven, etc… cứ làm ra vẻ vô tư, vô quan như thế!

Cũng như trong WW2 vậy, các tướng lĩnh cấp cao ung dung đi xem ba-lê, nghe nhạc, xem kịch… thưởng thức nghệ thuật! Đó cũng chính là lúc kế hoạch được triển khai, và giông bão ập tới, cần phải có cảm hứng cho vận động! Và những dân tộc mạnh mẽ là nó vận động, tiến về phía trước như thế, là “nhạc” chứ éo phải “nhẽo” nhé! 😀

sư phạm

hìn nhận di sản của quá khứ như thế nào, đó là một việc không thực sự đơn giản! Các nước xung quanh, nhất là Việt Nam, Hàn Quốc, thậm chí là cả Nhật Bản, đến giờ vẫn loay hoay với hệ tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử, một sự loay hoay mà thực ra, chỉ thể hiện những điểm yếu kém cố hữu của bản thân, luôn luôn phải tìm cách “đổ lỗi”, luôn phải có một “con dê tế thần”, thay vì có đủ can đảm nhìn vào thực chất của chính mình! Thế nên không biết bao nhiêu ngôn từ, lập luận nhảm nhí đã được viết ra, tìm cách đổ lỗi cho Khổng Tử! Người TQ hiện đại, họ có cách nhìn nhận khá là chính xác và khoa học. Họ đã và đang tìm cách biến Khổng tử thành ông tổ của ngành… Sư phạm! Vâng, chính xác là như thế, Đại học Khúc Phụ (quê hương Khổng Tử) đã và đang trở thành trung tâm của ngành Sư phạm TQ.

Những suy nghĩ về thể chế, luật pháp của Khổng Tử, những cái vốn đã có từ nhiều ngàn năm trước, đã lỗi thời, không thể xem là tư tưởng xây dựng quốc gia, quản lý xã hội! Nhưng “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”, những căn bản làm người thì vẫn còn nguyên giá trị. Vậy, tốt hơn là xem ông ta như là Nhà sư phạm, đừng biến ông ta thành Triết gia, Quản trị gia, Chính khách, etc… Và Lục nghệ, cái mà Khổng tử truyền dạy, nguyên thuỷ bao gồm: Lễ, Nhạc (nghi lễ và âm nhạc), Xạ, Ngự (chính là… cỡi ngựa, bắn cung) và Thư, Số (văn và toán). Ngày xưa người ta học rất đủ và rất đều nhé, ít ra là không học lệch như giờ, bắt đầu với đào tạo tinh thần, tiếp theo là huấn luyện thể chất và cuối cùng mới đến giảng dạy kiến thức! Rồi ở đâu đó, vì học lệch, học thiếu, hay vì công phu hời hợt nên có người mới đâm ra ngáo ngáo! 😀

knot

ác thể loại nút thắt, học bao nhiêu năm cũng chưa hết, vẫn chưa lúc nào thấy hết ngạc nhiên. Bên dưới là dạng nút có thể chỉnh độ căng dây được. Lưu lại ở đây vì sắp tới sẽ phải dùng đến… Trong làng thắt nút thì thuyền buồm là nơi cần những loại nút thông dụng, thắt nhanh, nhưng leo núi mới là nơi có những loại nút phức tạp và hiệu quả (đơn giản vì tính mạng treo trên đầu sợi dây đó)! 🙂

believe

eter-the-great, khi hãy còn rất trẻ, có lần tham gia một nghi lễ triều đình và… quên lời thoại, những lời có tính công thức, khuôn mẫu một đức vua phải nói, mà thời đó thì không có máy nhắc chữ! Thế là ông ta cứ đứng đó ấp a ấp úng: Ta, ta sợ rằng… Vị tổng giám mục đứng bên cạnh liền nhắc rằng:

Thưa, ngài không sợ điều gì cả, ngài tin tưởng… (Sir, you don’t fear anything, you believe…) Thế là Peter nhớ ra và nói hết câu mang tính nghi lễ đó! Trích đoạn tiểu thuyết Pie đệ nhất – Aleksei Tolstoi! 🙂 Hơn 30 năm sau, vẫn nhớ từng sự kiện, từng diễn biến trong cuốn tiểu thuyết rất hay từng đọc lúc nhỏ!

working corner

ất một tỷ năm, đóng hơn nửa tá xuồng, giờ mới tự đóng và sắp xếp được cái góc làm việc vừa ý, tất cả theo đúng tiêu chuẩn “công thái học” (ergonomic) hẳn hoi nhé! 😀 Cái bàn cao 82cm, rộng 180cm, sâu 64cm, ghế cao 45cm, rộng 55cm, phía dưới có thêm một tầng nữa để giấu các máy móc, thiết bị khác! Đi chợ Kim Biên mua hoá chất, lần trước mua phải lô gelcoat quá đát, pha không đông, làm mất cả tuần cạo lớp hoá chất không đạt yêu cầu đó ra!

Nó không đông cứng hẳn, như lớp keo siêu dính, cạo gãy cả hai tay mới sạch được! Nên nhắc nhẹ ông chủ cửa hàng: chú xem, gelcoat nó có cái hạn sử dụng quá ngắn, từ lúc sản xuất đến lúc sử dụng không được quá 4 tháng, nên thành ra nó khó cho cả người bán lẫn người mua! Ông chủ cửa hàng quen, người gốc Hà Đông cũ, tinh ý hiểu ngay ra vấn đề nhìn mình bảo: vâng, cảm ơn anh đã nhắc!!! Mình là luôn cảm thấy vừa lòng với những sự tử tế, chu đáo nho nhỏ!!!

tình cờ

iệu valse nhẹ nhàng cuối tuần, một cuối tuần đầy bẩn bụi và mồ hôi do làm mộc, làm thêm vài thiết bị cho cái xưởng và đóng thêm cái bàn làm việc… Bài ca nổi tiếng từ năm 1943: “Tình cờ (gặp gỡ)”. Anh lính sau trận bom nghe thấy có tiếng âm nhạc và tìm đến, có cô gái đánh đàn trong căn nhà hoang đổ nát.

Và họ nhảy với nhau điệu valse tình cờ, giữa hai người chưa hề quen biết. Có điều gì đó siêu thực – surreal – thoát hẳn ra khỏi cái hiện thực tàn nhẫn, siêu thực như chính cái giai điệu bài ca vậy. Mới chỉ tiếp cận được qua phương diện âm nhạc, còn ca từ, văn chương Nga là cả một thế giới sâu thẳm, phức tạp khác nữa.

theremin

hiều năm trước đã viết về thiết bị nghe lén “the Thing – cái đó” này… Được Liên Xô tặng như món quà khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, thiết bị có hình dạng quốc huy nước Mỹ, cái đầu đại bàng bằng gỗ, treo trang trọng trong phòng làm việc của Sứ quán. Đương nhiên người Mỹ họ cũng không ngây thơ, đã thử tìm hiểu, dò xét các kiểu, nhưng không phát hiện được điều gì, vì thiết bị không có dây điện, không có pin, không phát ra bất kỳ tín hiệu gì, nó chỉ hoạt động một cách bị động khi có nguồn vi ba chiếu vào ở đúng một tần số nhất định!

Khi đó, nó mới cộng hưởng và dội lại âm thanh, trong đó có lồng ghép các âm hội thoại trong phòng! Con bọ nghe lén nằm đó suốt nhiều năm trước khi bị phát hiện một cách tình cờ! Ngày hôm nay, chúng ta đi siêu thị, quẹt nhẹ là trả tiền, qua cửa khẩu hải quan, cũng quẹt nhẹ là kiểm tra CCCD, những dạng chip điện tử NFC, RFID… chính là xuất phát từ phát minh đầu tiên này! Đây là phát minh của Leon Theremin, nhạc công cello, người đã chế tạo rất nhiều nhạc cụ điện tử khác! Chiến tranh đã “tài trợ” cho công nghệ tương lai như thế đó! 🙂