pyrotechnic

ột kỹ thuật rất quan trọng của ngành hàng không vũ trụ, cũng như kỹ thuật vũ khí nói chung, gọi là Pyrotechnic – tiếng Việt thường dịch (chưa được đúng lắm) là Hoả thuật: sử dụng thuốc nổ với liều lượng nhỏ, có kiểm soát! Ví dụ như 2 tầng của tên lửa được ghép lại với nhau bằng những con ốc đặc biệt có nhồi thuốc nổ bên trong! Tại thời điểm xác định, máy tính trung tâm sẽ kích nổ những con ốc này, phá vỡ các mối liên kết và làm cho tên lửa tách tầng! Những quả đạn phòng không nằm trong ống phóng hàng chục năm, nhưng khi cần là vẫn có thể khai hoả được ngay lập tức một cách rất đáng tin cậy!

Một van đặc biệt khoá chặt bình nhiên liệu, cần một liều nổ nhỏ để bật từ chế độ khoá sang mở, liều nổ thứ hai được lập trình ngay sau đó sẽ tạo áp suất bơm nhiên liệu vào buồng đốt và khai hoả! Xe tăng, máy bay giữa thời tiết âm 20, 30 độ vẫn có thể khởi động nhờ pyrotechnic: nhét viên đạn đã chuẩn bị trước, chỉ có thuốc nổ không có đầu đạn vào một cái lỗ được làm sẵn, gõ cái kịch là viên đạn nổ, luồng hơi sinh ra đẩy piston xoay trục khởi động động cơ! Pyrotechnic cũng được dùng rất nhiều trong kỹ thuật dân sự, ví dụ như túi khí an toàn của xe hơi: khi xe va chạm, cảm ứng sẽ kích liều thuốc nổ nhỏ bơm phồng túi khí!

bột nở

hời điểm là từ 75 đến khoảng 85, tình hình là… đói. Liên Xô viện trợ cho rất nhiều bột mì, nhưng lính thì ăn bột mì luộc, luộc nguyên cục bột đặc cứng, độ cứng nằm đâu đó giữa bánh bột nếp và kẹo mạch nha. Kiến thức thời hiện đại bà nội trợ nào cũng biết là phải thêm bột nở – baking soda – natri bicarbonat thì bánh nó mới tơi xốp, dễ ăn! Thêm ít thì thành giống bánh bao, thêm nhiều thì thành giống… bánh mì! Khi không có bột nở thì người ta phải ủ bột cho nó hơi lên men, thì khi nướng, hấp nó mới phồng, xốp!

Nhưng chuyện tưởng chừng siêu đơn giản như vậy là nằm trong tay một số tiệm bánh mì gốc Hoa, hay đâu đó ở các thành phố lớn người ta mới biết cách làm! Còn lính ở các tỉnh vùng biên thì vẫn ăn bột luộc, đặc quánh hơn cả bánh nếp, và ăn trường kỳ nhiều năm như thế… mà không biết cách chế biến thành các loại bánh cho nó đúng! Bột mì mà ăn như thế nó nặng, sình bụng, tức anh ách, khó tiêu còn hơn cả ăn nhiều bánh bột lọc! Học Hoá, học Lý, học khoa học thường thức cho lắm vào, không biết để làm cái gì!? 🙁

thanh xuân

ó thành một cái khuôn mẫu – quy trình luôn rồi, các nam nữ diễn viên trẻ TQ đầu tiên sẽ được giao các vai thanh xuân vườn trường, vì hợp độ tuổi mà, năm nào cũng có vài phim thanh xuân mới! Sau đó họ sẽ được giao một vài vai phim cổ trang để thử nghiệm! Thử nghiệm thành công sẽ được giao các vai phim lịch sử, ví dụ như thời dân quốc. Qua được 3 ải này mới được giao các vai phim hiện đại!

Thanh xuân, cổ trang, lịch sử… đều là những vai “mơ hồ”, diễn biến tâm lý có thể tự do tưởng tượng, phóng tác, còn phim hiện đại nhìn vào sẽ thấy phốt ngay nếu non vai! Ai cũng sẽ trãi qua quy trình 4 bước như thế, nhưng cũng có một vài ngoại lệ, như Trương Tịnh Nghi trong phim này! Chỉ là một phim tuyên truyền phòng cháy chữa cháy, kết hợp với giảng dạy kiến thức cứu hộ thôi, mà người ta làm kỹ như vậy!

tổ hợp

ếu ủng hộ Palestine và Ukraine: là những người phản chiến chung chung. Ủng hộ Israel và Ukraine: là Mỹ nô đích thực! Ủng hộ Nga và Palestine: những người có am hiểu về lịch sử, địa chính trị! Ủng hộ Nga và Israel: những người theo thuyết tiến hoá Darwin, mạnh được, yếu thua! 😃 Nên con người mà, sự khác biệt là nằm trong từng điểm nhỏ, mới chừng đó phe mà đã đẻ ra 4 nhóm cơ bản rồi! Nếu thực sự “tổ hợp chập 2 của 5” (=10) cho đầy đủ thì còn “phân mảnh” ra nhiều nữa!

Ah mà quên, trong trường hợp của người VN thì sẽ là “tổ hợp chập 2 của 10 (5×2)”, vì phải thêm các trường hợp “giả” nữa: giả-Nga, giả-Mỹ, giả-Do-thái, giả tùm lum… Quan trọng là chấp nhận sự khác biệt, để tạo thành ý thức chung, phải có cách nào đó để vượt qua những khác biệt, đầu tiên là phải hiểu những hạn chế của ngôn từ hình thức, như kiểu TQ: một quốc gia, hai chế độ mà nó còn làm được đó thôi! Chương trình âm nhạc cuối tuần: Hành khúc kỵ binh đỏ – Marsh Budonnogo!

đổ thạch

ó một thời lên mạng xem “đổ thạch”, nói cho đúng là xem thắt dây, các nút dây trang trí là những dạng phức tạp, cầu kỳ và công phu, cần nhiều thời gian để học, nhằm tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ nhìn bắt mắt! Người thắt nút trang trí chắc nhìn dân hàng hải thắt nút bằng… 1/4 con mắt, nếu xét về độ khó! Nói thêm bên lề, “đổ thạch” là gì!? Chữ đổ – này chính là “độ” trong cá độ, cờ bạc! Ngày xưa TQ chủ yếu xài ngọc nephrite (như Hoà Điền), nhưng thời hiện đại, khi họ đã tiếp cận được nguồn jadeite từ Miến Điện thì hầu như không còn xài Hoà Điền nhiều nữa.

Các mỏ ngọc ở Miến Điện khai thác ra, chuyên gia sẽ tiến hành phân loại sơ bộ. Loại chắc chắn là ngọc tốt thì bỏ lên tàu thuỷ, chở về TQ! Còn loại mà ngay cả chuyên gia cũng không phân định được, không chắc là cái gì… thì thải ra cho dân bán lẻ! Dân bán lẻ đem bán lại cho các “con bạc”, bỏ ra vài triệu mua một cục đá, xẻ ra nếu là ngọc có khi lời bạc tỷ, nhưng nếu chỉ là đá thường, kém chất lượng thì xem như mất tiền! Mà cái loại đã thải ra đó thì tỷ lệ thắng cực thấp, thế nên mới gọi là “đổ – đánh bạc”. Họ tạo ra một thị trường rộng lớn, kèm theo đó là một sòng bạc cũng cực lớn!

knots

út (knots) không khó, nhưng quan trọng là biết tình huống nào nên xài cái gì, có nhiều kiểu áp dụng rất sáng tạo và hiệu quả, quan trọng nữa là thao tác cho nhanh lẹ, chính xác! Kinh nghiệm mỗi người mỗi khác nên lúc nào dùng cái gì là do mỗi cá nhân đúc kết kinh nghiệm mà thành! Cột dây neo, buộc lưỡi câu, căng góc lều, chằng buộc hàng hoá, nối dây, etc… Đơn giản như căng sợi dây phơi quần áo sao cho không bị chùng khi đồ phơi nặng cũng không phải là quá dể đâu!

Cũng chỉ cần biết khoảng chục loại nút phổ biến là cũng đủ xài rồi, nhưng ứng dụng, biến hoá thì vô số. Cũng phải biết tính chất khác nhau của các loại dây (chất liệu khác nhau), có dây trơn, dây nhám, dây hay giãn, có loại dây vô nước thì giãn ra, cũng có loại dây vô nước thì co lại… để điều chỉnh nút cho phù hợp! Rảnh rỗi ngồi thực tập lại cho nó quen tay, “ngâm cứu” các thể loại nút, kẻo không lại quên, thậm chí có lúc đến thắt một nút số 8 đơn giản nhất thế nào cũng lơ ngơ… 🙂

Slavsa

ang trong cái mood nhạc Nga, Slavsa – Ivan Susanin – một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nền âm nhạc cổ điển Nga, thường chỉ được trình bày trong những dịp long trọng nhất (ví dụ như lễ nhậm chức của tổng thống). Bắt nguồn từ một vở opera của Mikhail Glinka, người được xem là cha đẻ của âm nhạc cổ điển Nga! Vở nhạc kịch kể câu chuyện về Ivan Susanin, người được một nhóm thích khách Ba Lan thuê dẫn đường để mưu sát Sa-hoàng Michael I.

Susanin thuyết phục nhóm sát thủ này đi một con đường tắt nhanh hơn băng qua rừng… Từ đó về sau, không ai còn thấy Susanin và nhóm sát thủ kia đâu nữa! Đến ngày nay, Ivan Susanin được xem là anh hùng dân tộc, người đã hy sinh chính mình để làm thất bại âm mưu của kẻ thù! Câu chuyện của Susanin được thấy lặp lại nhiều lần xuyên suốt lịch sử nước nước Nga, kể cả trong WW2, giống như câu chuyện của Matvey Kuzmin, người được phong Anh hùng Liên Xô ở tuổi 83…

Burevestnik

hế là loại cuối cùng trong 6 siêu vũ khí sử dụng những “nguyên tắc vật lý mới” mà người Nga đã nêu (Avanguard, Burevestnik, Zicron, Kinzhal, Poseidon, Sarmat), tên lửa động cơ hạt nhân & đầu đạn hạt nhân Burevestnik đã thử nghiệm thành công! Không cần phải nói điều này quan trọng như thế nào. Các hệ thống phòng thủ của Mỹ đa phần đều đặt ở phía Bắc và Tây Bắc, để đề phòng Nga tấn công từ hướng Alaska và vòng qua Bắc Cực. Nhưng loại tên lửa mới mang đến khả năng tấn công từ phía Nam, vòng qua Nam cực, đánh vào mặt yếu nhất!

Đó là chưa kể loại Burevestnik này có thể bay hoài bay mãi, lảng vảng suốt nhiều năm trên không, thay đổi theo bất kỳ lộ trình bay nào mong muốn trước khi đánh xuống mục tiêu! Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử cạnh tranh dai dẳng và lâu dài giữa 2 siêu cường, người Nga đã có lợi thế dẫn trước rõ ràng! Cả 6 loại vũ khí chiến lược đó, người Mỹ vẫn chưa làm được cái nào, các thử nghiệm vũ khí bội siêu thanh thì đến giờ chỉ toàn thấy thất bại! Chương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca: Tên lửa luôn luôn sẵn sàng – The rockets are always ready! 🙂

Trên núi đồi Mãn Châu

iệu valse nhẹ nhàng cổ điển cho ngày làm việc, bài ca Nga: Trên núi đồi Mãn Châu. Bài này ra đời năm 1906, ngay sau chiến tranh Nga – Nhật, cuộc chiến với người Nga là một thất bại to lớn, đây là một trong những “tiền đề” cho cách mạng Bolshevik những năm về sau! Nhưng cả với người chiến thắng là Nhật, chưa bao giờ trong lịch sử cận đại mà thương vong lớn đến vậy!

Với sự xuất hiện của những loại súng, đạn mới, hình thức chiến tranh cổ điển đã có từ thời Trung Cổ: các đội hình ô vuông cứ thế dàn hàng ngang tiến lên làm mồi cho đạn từ đây biến mất hoàn toàn và nhường chỗ cho chiến tranh hầm hào! Quay trở lại với ca khúc, có cái không khí giáo đường cổ kính, dường như là ở một thế giới riêng biệt, thoát hoàn toàn khỏi hiện thực chiến tranh tàn khốc!

bạt miêu trợ trưởng

ô hình thi cử như của TQ và VN đều có những mặt tốt và xấu, lợi và hại nhất định! Nhớ lúc đi thi ĐH, tôi được 9.5/10 môn Vật lý, Toán chỉ đạt 8/10 (còn cái môn dốt nhất là Hoá thì “kỳ lạ thay” lại đạt 10 điểm tròn)! Điểm số như vậy không phải vì không làm được mà mất điểm, mà là vì không có đủ thời gian! Do không đi học thêm, và hầu như không giải các “bộ đề” những năm trước, nên tôi không biết công thức nào được dùng (không cần chứng minh), định lý nào có thể được áp dụng thẳng. Vì không biết nên tôi… đi chứng minh tất cả mọi thứ lại từ đầu, từ những điều a, b, c đơn giản nhất! Ví dụ như công thức tính gia tốc trọng trường tại độ cao ‘h’ thường được phép dùng không cần chứng minh, nhưng vì không biết điều đó nên tôi đi chứng minh lại cho nó chắc ăn! Cứ như thế xin rất nhiều giấy, viết rất dài, và… không đủ thời gian để làm hết đề! Nhưng đó chính là sự lựa chọn của tôi ở cái tuổi đó: học ít thôi, nắm những cái căn bản là đủ rồi, giữ cho đầu óc cho nó được thảnh thơi, thoải mái!

ó chính là cách tôi đã dùng để đối phó với kiểu giáo dục nhồi nhét, biết hết, biết tuốt, tụng một mớ lảm nhảm không biết để làm gì, sẽ có ứng dụng gì. Học theo kiểu “biết tuốt” rất hại, vì kiến thức, thông tin của nhân loại thì càng ngày càng nhiều, mà khả năng ghi nhớ của con người thì có hạn, cái tuổi 15 ~ 18 cơ thể, tâm hồn còn chưa lớn hết mà đã phải dành quá nhiều thời gian, công sức chỉ để ghi nhớ thêm một chút, hòng đạt được điểm thi cao hơn một chút! Có thể thấy là TQ đã và đang cố gắng chuyển dần từ “biết tuốt” sang “biết kỹ”: bớt khối lượng kiến thức lại, tập trung trình bày ra dưới nhiều dạng hình phong phú để học sinh thấy hết chiều sâu vấn đề! Cái “biết kỹ” này tuy vẫn hao tổn tinh lực, vẫn có chút “nhồi nhét”, nhưng đó là những đổi thay rất đáng giá! Ví dụ đề Cao khảo dưới đây: tính số tổ-hợp hợp-âm trưởng và thứ trên cái bàn có 12 phím piano như trong hình. Câu này thực ra rất đơn giản, đọc xong chưa tới một phút là tôi đã làm đúng kết quả, đây là một câu rất hay!

Ít ra học sinh hiểu được rằng có thể dùng Toán để hiểu Nhạc lý (thực ra Nhạc lý đơn giản chính là Toán), biết như thế nào là “Trưởng” và “Thứ”, tính ứng dụng thực tế được mở rộng, biết đâu sẽ có lợi ích về sau! Nhưng để ra được những dạng đề như vậy, bắt buộc thầy cô phải… giỏi thật sự, có hiểu biết thực tế, đa ngành, chứ không tụng một mớ kiến thức chết! Không chỉ với những môn tự nhiên, nơi có tính đúng / sai rõ ràng, với các môn xã hội cũng vẫn cần phải “biết kỹ”, câu cú phải lật ngược lật xuôi cho cùng lý, không phải chỉ tụng một mớ chữ mà không hiểu được ý tứ trong đó! Học mà không cảm nhận được cái đẹp của thơ ca, không hiểu hết chiều sâu của ngôn từ thì rốt cuộc chỉ sinh ra một đám “đĩ miệng” suốt ngày lảm nhảm những cái hình thức nông cạn trên bề mặt! Thực trạng XH Việt như ngày nay một phần lớn lỗi là do học không kỹ, cái gì cũng “biết”, nhưng “biết” kiểu tào lao, từ tài liệu kỹ thuật cho đến văn bản luật pháp đều như thế, tình trạng câu chữ nhập nhằng, mơ hồ, không chính xác!

Từ “biết tuốt” lên “biết kỹ” là một tiến bộ vượt bậc, đòi hỏi sự thay đổi từ các giáo viên, điều này thực ra không hề dễ, không biết bao giờ mới làm được! Còn từ “biết kỹ” lên “biết sáng tạo” thì chuyện còn khó nữa, e là với thực trạng giáo dục như ở VN thì… chưa nên nói tới thì hơn! Chính TQ cũng đang loay hoay, nhưng họ biết rõ một điều, trước khi có khả năng “sáng tạo” thì hãy cứ học cho kỹ cái đã! Mà nói về kỹ tính, công phu thì TQ thuộc loại có hạng của thế giới, đương nhiên quốc gia rộng lớn như vậy luôn có người này người kia, xem phim của họ thì nên nhìn ra những khía cạnh công phu đó, đừng có chăm chăm vào trai xinh gái đẹp, ngôn tình, khoe nhà khoe xe… mà đám trẻ bây giờ chúng nó chỉ thấy điều chúng nó muốn thấy mà thôi! Giáo dục VN hiện tại, chính là diễn tả bằng một thành ngữ: Bạt miêu trợ trưởng – 拔苗助长 – muốn lúa nhanh lớn liền nhớm kéo gốc lên, kết quả hiển nhiên là… lúa chết! Hình bên dưới, đặt bên cạnh đứa bé sơ sinh: Cố lên, còn 6570 ngày nữa là đến Cao Khảo! 🙂