cổ phong

hán nhất khi xem phim cổ trang, dã sử Trung Quốc là mới chỉ nghe… tên là đã biết quá nhiều thứ rồi! Nữ, tên “Chiết chi”, đích thị sẽ là ca nương (lấy từ câu “Mạc đãi vô hoa không chiết chi” – Kim lũ y, Đỗ Thu Nương). Nữ chính tên “Cảnh Cảnh” thì nam chính sẽ tên là “Tinh Hà” (lấy từ câu: “Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên” – Trường hận ca – Bạch Cư Dị). Nam chính tên “Bạch Ngọc” (viên ngọc trắng) thì nữ chính sẽ tên là “Vô Hà” (không tì vết)… Cứ như kiểu nếu một bên là “Thanh Phong” thì bên kia chắc chắn sẽ là “Minh Nguyệt” vậy, mấy cái công thức cũ kỹ!

“Tái thượng phong vân” là tên phim lấy từ một câu trong bài Thu hứng – Đỗ Phủ, “Hiệp khách hành” là tên bài của Lý Bạch, “Nhất phiến băng tâm” là lấy từ bài Phù Dung lâu tống Tân Tiệm – Vương Xương Linh, “Tần thời minh nguyệt” là bài Xuất tái, cũng của Vương Xương Linh… Đúng nghĩa là vô vị, nhàm chán, coi chủ yếu để giải trí, giết thời gian! Phim ảnh phổ thông – phân khúc thấp của TQ cũng tồn tại vô số vấn đề, nhu cầu giải trí, thể hiện của khán giả thời hiện đại quá lớn mà! Nhưng ít ra nó cũng có chút nội dung chứ không nhảm, xàm như khá nhiều thể loại phim Việt!

bản quyền

ại Nhật, mở nhạc kiểu này sẽ bị chồng 2 loại án phạt: #1: Phạt vì gây ô nhiễm tiếng ồn, và #2: Phạt vì vi phạm bản quyền âm nhạc! Tất cả vụ việc mở âm nhạc ở nơi công cộng ở Nhật đều được xem là vi phạm tác quyền (trừ những nơi đã được cấp phép, đã trả phí…) và do đó, nếu nhạc bạn đã mua, đã có quyền sở hữu thì chỉ được tự mở, tự nghe một mình mà thôi, không được làm phiền người khác! Đến lúc phải làm rõ ra như thế, muốn thưởng thức “văn hoá á”, thì cứ phải trả tiền đã!

Còn không muốn trả tiền (như tôi) thì đành phải nghe các loại đã hết hạn bản quyền như nhạc cổ điển, những loại nhạc xưa lắc xưa lơ mà thôi! Nói như NS Phạm Duy: thiên hạ khen chê đủ điều, nhưng chẳng ai trả tiền cho âm nhạc! Có kiểu “bốc thơm, tán tụng” nào mà cứ “đĩ mồm, rẻ tiền” như thế, một vài xu keng cũng không muốn xì ra!? Cứ phải rõ ràng như thế, chứ không con đen nó lại “lý luận”. Những chuyện nhỏ mà làm hoài, làm hoài nhiều năm không xong thì đích thị là… chuyện rất lớn!

từ nguyên: rán – chiên

hân sự thừa mứa thông tin thời đại ngày nay mà xuất hiện nhiều dạng “tin tặc”, hiểu theo nghĩa là những kẻ xào xáo thông tin với mục đích xấu! Không khó để nhận ra những cái “bài” mà chúng nó cứ lặp đi lặp lại mãi đến mức nhàm chán: nào là văn hoá đã bị Hán hoá quá nhiều (đưa ra vài ví dụ khác biệt từ ngữ Nam / Bắc)! Nhưng ở nơi khác, lại “kín đáo” ra vẻ rằng ta đây cũng rành Hán văn, cổ ngữ lắm nhé! Giả bộ thế thôi, vì thời bây giờ tra cứu, cắt, dán quá dễ mà, đến khi hỏi kỹ thì hoá ra chả biết gì, chữ nó còn chưa kịp dính vào người! Nào là phiên âm kiểu thuần Việt là nói tiếng bồi, nhưng hỏi kỹ vào tiếng Anh / Pháp thấy cũng kiểu rất võ vẽ, lơ mơ! Tất cả mục tiêu của chúng nó là kích động, kèn cựa, ghen ghét vùng miền vặt vãnh! Mở miệng là học vấn Tây, Tàu đủ cả, học nhiều biết rộng, đã thấy khắp cả thế giới rồi nhưng sao sự khác biệt rất cỏn con lại không chấp nhận được!?

Ví dụ như, có ý kiến “chiên” mới là thuần Việt, còn “rán” là vay mượn từ phương Bắc! Từ nguyên: chiên – – âm Hán Việt: tiên, nghĩa là rán – chiên (cá, trứng) mượn từ tiếng Hoa cận đại! Rán – – âm Hán Việt: nhiên – nghĩa là đốt cháy, cả 2 từ đều có bộ hoả (bốn chấm) bên dưới! Dù là “rán” hay “chiên” thì đều không thuần Việt, đều là mượn từ gốc Hán cả, nhưng “rán” mượn sớm, còn “chiên” thì mới độ một vài trăm năm trở lại! Ai không tin thì cứ dùng các kiểu từ điển tra xem có đúng không nhé! Nên vay mượn cũng là chuyện rất bình thường, nhất là thời đại ngày nay, luôn luôn, thường trực xuất hiện ngôn từ, cách thể hiện mới, nội dung mới; cứ lặt vặt mãi thế làm sao khai tâm để học cái gì mới cho được!? Nên mới nói, ngu dốt chưa phải là nguy hiểm, tâm địa bất chính, nhỏ nhen mới là nguy hiểm! Manh động ngôn từ, hoa ngôn xảo ngữ không đáng sợ, sự trống rỗng nội tâm mới đáng sợ!

bao thanh thiên

ại sao Bao Công – Bao Thanh Thiên lại sống vào thời Tống!? Một câu hỏi có vẻ ngây ngô nhưng lý giải nó cũng có thể cho đáp án, cách nhìn thú vị! Phim ảnh Đài Loan, Hồng Công, Đại lục đều đã làm quá nhiều về Bao Chửng rồi, nào là Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Trương Long, Triệu Hổ, Vương Triều, Mã Hán .v.v. Đầu tiên, Bao Chửng là một nhân vật lịch sử có thật, làm quan nổi tiếng thanh liêm, và thực sự đã “xử” khá nhiều tham quan ô lại, kể cả hoàng thân quốc thích. Bao Chửng sống dưới triều Tống Nhân Tông, đây là giai đoạn cực thịnh của thời Bắc Tống, có thể nói đây là giai đoạn thịnh vượng nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc!

Nhưng trước đó, triều Tống khởi đầu từ đống tro tàn. Trung Quốc sau loạn An – Sử cuối thời Đường dân số đã chết hơn 60, 70%, nhiều vùng 10 phần đã chết 9! Chiến loạn dẫn đến việc di dân hàng loạt, Hà Bắc, Hà Nam vĩnh viễn không thể phục hồi như trước! Thủ phủ của nghề trồng dâu nuôi tằm chuyển xuống phía Nam về Chiết Giang, Giang Tô. Chính khởi đầu gian khó như thế nên đẻ ra thứ Lý học của Chu Đôn Di, Chu Hy, Trình Di, Trình Hạo, một phiên bản sửa đổi khắt khe của Nho giáo! Đầu thời Tống, chính vì phải xây lại từ đống đổ nát nên xã hội đặt rất nặng vấn đề luân lý cá nhân: tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức .v.v.

Nhưng rồi họ vực dậy thành công, giống lúa mới du nhập từ Chăm-pa và Giao Chỉ đã tăng sản lượng lương thực lên nhiều lần, lượng dự trữ trong kho đủ cho toàn dân ăn trong… hơn 50 năm! Công, thương nghiệp phát triển như vũ bão, căn bản là: lượng của cải thặng dư vô cùng lớn! Triều Tống chứng kiến sự bùng nổ về dân số (tăng hơn gấp đôi), về khoa học kỹ thuật và văn hoá! Xã hội TQ chưa bao giờ giàu có như thế, nhưng giàu có cũng có mặt trái: con người ta trở nên ưa hưởng thụ, tham sống sợ chết, về mặt võ bị, quân sự, triều Tống cực kỳ yếu đuối, đây là tiền đề của việc mất đất, mất nước về tay người Kim, người Mông Cổ sau này!

Mặt trái nữa là khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội tích tụ! Và mặt trái nghiêm trọng nhất chính là xã hội dung dưỡng lòng tham của con người, của người dân nói chung và quan lại nói riêng, dẫn tới sự tha hoá về đạo đức! Quan lại thì mưu mô, xảo trá, tư lợi, nhà Tống vong quốc cũng vì những viên quan như Giả Tự Đạo, nhưng quan… thì thực ra cũng từ dân bước ra mà thôi! Xã hội đô thị, đời sống tập trung, dân số quá đông, nhiều sinh hoạt dân sự phức tạp, đương nhiên sẽ nảy sinh rất nhiều tranh chấp, mưu mô, thủ đoạn. Và lẽ tự nhiên là vì thực trạng xã hội như thế nên người dân có nhu cầu… công lý, và cái nhu cầu ấy rất bức thiết!

Chính giai đoạn chuyển đồi từ nghèo đói, khó khăn, khắc nghiệt sang có dư, sung túc… là giai đoạn đổ vỡ các giá trị xã hội! Cái văn hoá sinh tồn đầu thời Tống vô cùng khắc nghiệt, con người được yêu cầu phải đáp ứng những chuẩn mực về kỷ luật cá nhân, về giá trị cộng đồng! Nhưng đến khi no đủ rồi thì nôm na gọi là “rửng mỡ”… xuất hiện vô số hình thức tư lợi, gian manh, xảo trá, xuất hiện hàng loạt các loại án mà trước đây hiếm gặp! Xuất hiện nhiều kiểu tâm lý cá nhân bệnh hoạn đến mức phi nhân tính, nhiều vấn nạn xã hội quái dị, kỳ quặc, những điều trước đây vốn không hề có, hoặc có nhưng đã bị cái kỷ luật sinh tồn kia trấn áp!

Nên Bao Công chính là đại diện cho cái nhu cầu công lý, công bằng và tiến bộ xã hội vô cùng lớn đó! Không phải chỉ là công lý chung chung, thời Tống nổi tiếng là một giai đoạn tư pháp phát triển, phát triển về luật lệ, xuất hiện nhiều kỹ thuật điều tra, phá án mới, ngay cả ngành pháp y cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc! Đó là kết quả của một xã hội… nhiều tội phạm, từ dân cho đến quan! Thấy thấp thoáng bóng dáng xã hội VN hiện tại trong nhưng bài học lịch sử đó, nhưng e là nghiêm trọng hơn nhiều, vì VN thì chỉ có cái tâm lưu manh dẫn đến tội phạm, chứ kỹ năng xây dựng kinh tế, xã hội, văn hoá như người ta thì… không thấy có!

akaso

on cam cũ đã xài… 10 năm rồi, vẫn còn xài được nhưng đã quá cũ, công nhận hàng bền, dù pin đã hơi chai! Còn hàng mới, từ GoPro, Insta360 cho đến Garmin đều có những model mới, tính năng xịn sò, cân nhắc mãi vẫn không biết phải lựa chọn như thế nào, vì quá nhiều tính năng mới hấp dẫn, vẫn chưa biết nhu cầu ở đâu!

Nên trong lúc đang phân vân, trù trừ đó thì quyết định lâm thời là cứ mua một cái hàng TQ xài tạm đã, với tầm giá này thì không phải suy nghĩ nhiều, mà tính năng thì cũng không hề tệ! Thử chèo mấy đoạn ngắn trên sông, cộng với roll – lăn lộn dưới nước mấy vòng thấy khá ổn! Sẽ tiếp tục cập nhật, đăng vài video trong vài tuần tới!

hạnh hoa thôn

êm qua ngủ, nằm mơ thấy câu: Tá vấn tửu gia hà xứ hữu? Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn – 借問酒家何處有?牧童遙指杏花村。 – Hỏi thăm quán rượu nơi đâu? Mục đồng chỉ hướng thôn đầu Hạnh Hoa! (Thanh minh – Đỗ Mục). Sáng dậy lên net tìm tư liệu thẩm tra lại, hoá ra, Trung Quốc có cả vài chục cái “Hạnh hoa thôn” khác nhau, nhưng không thể khẳng định “Hạnh hoa thôn” mà Đỗ Mục nhắc tới chính xác là chỗ nào! Nhưng chỉ cần vin vào một câu thơ như thế mà ngày nay, Hạnh hoa thôn – Phần Dương – Sơn Tây đã trở thành kinh đô của ngành công nghiệp rượu TQ, danh tiếng thậm chí có phần còn vượt qua cả Mao Đài. Cũng tương tự như bài Đào Nguyên hành – Vương Duy vậy: Cư nhân cộng trú Vũ Lăng nguyên, Hoàn tùng vật ngoại khởi điền viên – 居人共住武陵源,還從物外起田園。。。

Không ai có thể khẳng định chắc chắn Đào nguyên – Vũ Lăng nguyên mà Vương Duy nói đến là ở đâu, là địa danh có thật hay chỉ là nơi chốn tưởng tượng! Nhưng lại vin vào câu đó thơ nên ngày nay, Trương Gia giới – Vũ Lăng nguyên có được cái tên rất đẹp! Rất lâu về trước, mới nghe đến khu du lịch nổi tiếng này là tôi đã luận ra được tên được lấy từ đâu ra! Nên cái quan trọng của văn chương, văn hoá viết nó là như thế, lịch sử, cư dân biến đổi, thành quách, thiên nhiên đều có thể hư hoại, nhưng chữ nghĩa thì còn đó! Và đôi khi những thứ tưởng tượng, hư cấu lại trở ngược lại thành hiện thực! Nên bảo Trung Quốc nó bẻ một vài chữ cũng ra tiền, quả không sai, văn hoá nó đẻ ra tiền, điều ngược lại chưa chắc đã đúng! Chỉ có thiểu năng mới nghĩ rằng có thể cứ đầu tư tiền để đẻ ra văn hoá, làm điều ngược ngạo, bất khả!

sevastopol waltz

hương trình âm nhạc cuối tuần: “Điệu valse Sevastopol”, bài rất cổ điển, rất Nga, và đặc biệt là rất “trưởng”, bàng bạc một không khí opera! Để “trưởng” được như thế thì người ngoài đâu có hiểu rằng, họ đã có những giai đoạn rất “thứ”, quay vào trong đối diện nội tâm để tự vấn, làm sao để thay đổi con người, làm sao để thay đổi xã hội! Ở đâu đó, có một thái cực ngược lại: nó vào nhà người ta, thấy người ta ăn cơm bằng cái gáo dừa: mày phải ăn bằng chén vàng nó mới đúng!

“Chén vàng” mới là văn minh, dân chủ, gáo dừa là không dân chủ, blabla… Thế rồi nó đập nát cái chén cơm của người ta đi, bắt phải đi kiếm một cái “chén vàng” hoang tưởng nào đó! Đương nhiên, nhà người ta đang ăn cơm bằng gáo dừa thì cùng lắm chỉ có thể nghĩ đến chén sành, chén sứ thôi, còn cái chén vàng “bánh vẽ” kia không biết đến bao giờ mới có!? Và cứ như thế, nó đi ăn cướp toàn thế giới để đem về góp phần tạo dựng nên “chén vàng” nhà nó, vừa ăn cướp vừa la làng như thế!

thuyền sắp đắm

rí nhớ, ký ức của “người già” ấy mà, đôi khi không thể nào lý giải cho tỏ tường được. Đây là một truyện rất hấp dẫn, khi còn nhỏ xíu mê truyện này lắm! Nhưng lớn lên rồi thì chẳng còn nhớ được mấy, thậm chí còn không nhớ tác giả là ai! Mấy lần cố ý lần mò các hàng sách cũ tìm lại, nhưng chả có cách nào tìm được!

Mà trên internet thì những truyện như thế này không có đâu, thật đúng là mò kim đáy bể! Ấy thế mà nay tìm được, chẳng phải người hoài cổ gì, đôi khi còn cố tình quên quá khứ, nhưng có nhiều cái đọc rồi không quên! Và cái tên Bùi Đức Ái thực ra là một bút danh khác của nhà văn Anh Đức, tác giả tiểu thuyết Hòn Đất! ❤️

ngập

hỉ cần căng bạt, bôi đất sét là nước sẽ không tràn vào nhà, còn nước từ hố ga tràn lên thì lấy cái bô úp lại, bôi mỡ bò xung quanh! Chưa nói các nước văn minh nhé, đến Lào, Cam mà đọc mấy dòng này cũng sẽ coi VN như “mọi”. Là ngu thật hay ngu giả, tuỳ mọi người phán xét! Nên một là dân trí nó còn tự ý thức, tự luận ra được, tự bảo nhau, thì phần “thiện” còn khả năng thắng!

Hai là phải có một cá nhân kiệt xuất nào đó áp đặt ý chí, thay đổi tình thế, dùng bàn tay sắt “pháp trị” để thay đổi nhận thức, vừa nắm tóc, vừa quất roi vào mông lôi đi ra khỏi đêm trường Trung cổ, chứ “giáo dục”, “ý thức” các kiểu… không ăn thua đâu, còn không nữa thì chỉ cạp đất mà ăn thôi! 🙁 Kiểu như đốt đống lửa dưới đất, nấu nồi cơm treo trên ngọn cây cao, hỏi bao giờ cơm chín?!

Ebm

hương trình âm nhạc cuối tuần, Ebm – E flat minor là một trong những chỉ dấu đặc trưng – signature của âm nhạc Nga, rất nhiều nhạc sĩ Nga từ thời các Sa hoàng hàng trăm năm trước cho đến tận thời hiện đại ngày nay: Korsakov, Rachmaninoff, Prokofiev, Myaskovsky, Tchaikovsky… đều viết rất nhiều nhạc theo cung “mi giáng thứ”, điều này rất hiếm khi thấy ở các nước Tây phương khác! Mi giáng thứ thường được xem là “key / scale” u tối đến mức cực đoan nhất trong âm nhạc, khơi gợi cảm giác u độc, quay vào trong hồi tưởng, tự vấn!

Dân tộc lớn là họ luôn có những cái đấu tranh, tự vấn nội tâm như thế! Mà trong trường hợp của người Nga đôi khi đạt tới mức kinh hoàng, cực đoan, cả châu Âu sợ hãi với cái tâm thức tạm gọi là: “tội ác & trừng phạt”, “chủng nhân & đắc quả” của người Nga! Ở đầu đối diện phía bên kia của “tâm phổ” là cái dân tộc đụng đâu cũng cười hềnh hệch như thằng thiểu năng vậy, cứ hở ra là giở trò lưu manh vặt dù chẳng lừa được ai, nhưng vẫn lặp lại mãi những cái bài nhàm chán như thế! Lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, chưa bao giờ thể hiện được sự tự suy xét, tự phản ánh!