dân ca mới

Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh,
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi diệt thù, u hù,
Từ ngày chinh chiến mùa Thu…

ồi ký Phạm Duy có nhắc đến việc xây dựng những sáng tác âm nhạc mới dựa trên dân ca, chính thức thì trong những cuộc trao đổi, học tập kinh nghiệm với các chuyên gia TQ tại chiến khu Việt Bắc (các nhạc sĩ “Bát Nhất” đã rất thành công trong thể loại này), ý tưởng đó đã được nêu ra, và khái niệm “dân ca mới” được đặt tên.

Gánh lúa – Thái Thanh 
Nương chiều – Quỳnh Giao 
Nhớ người thương binh – Mai Hương 

Dĩ nhiên, các nhạc sĩ Tân nhạc đã sáng tác nhiều tác phẩm mang âm hưởng dân ca lâu từ trước, nhưng biến nó thành một trào lưu, một phương pháp thì buồn thay không có mấy người thành công: Phạm Duy, Nguyễn Xuân Khoát… nằm trong số ít những tác giả tạo ra được nhiều tác phẩm thành danh còn lại đến ngày hôm nay. Hồi ký Phạm Duy cũng nêu rõ:

  • Dùng chuyển hệ ngũ cung (metabole) để không giới hạn giai điệu trong một làn điệu dân ca duy nhất.

  • Ca từ chủ đạo vẫn là lục bát, nhưng linh động, thêm thắt để phù hợp nhạc điệu.

Nếu những nguyên tắc sáng tác (bên đây) chỉ đơn giản có vậy, tại sao chỉ có một số ít người làm được? Nó gợi cho tôi nhớ đến những lĩnh vực khác, như IT, nơi có quá nhiều suy nghĩ hình thức và có rất rất ít người được việc! Lý do tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu. Tôi cá có nhiều người sẵn sàng tỏ ra “hiểu”, “biết” Phạm Duy mà chưa nghe lấy được một chục ca khúc của ông, mà giả sử có nghe đi nữa thì cũng chắc gì đã hiểu? 😬

Đến hôm nay, những ca khúc dạng này được thế giới biết đến như là “Vietnamese folksongs” (như một ví dụ ở đây), kỳ thực chúng là những “dân ca mới”, nghe có vẻ cũ mà không phải cũ, nghe có vẻ là dân ca mà lại không phải dân ca… Chàng về, chàng về nay đã cụt tay, Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù, u hù, Từ ngày chinh chiến mùa Thu…

Rất nhiều những “dân ca mới” của Phạm Duy ghi lại một giai đoạn lịch sử đầy bi thương và hào hùng, những ca khúc đã sống trong lòng bao nhiêu thế hệ: Nhớ người thương binh, Dặn dò, Ru con, Người lính bên tê, Đường ra biên ải, Mười hai lời ru, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Tiếng hát trên sông Lô, Nương chiều, Bao giờ anh lấy được đồn Tây (Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Gánh lúa