Armenian Song

ầu tuần nhẹ nhàng, thong thả, chút âm nhạc êm dịu mang hơi hướng tinh thần, tôn giáo… Âm nhạc nó cũng như ngôn ngữ, lời nói vậy, đến một lúc nào đó thì… ý nó không còn nằm trong lời nữa, tức là cái nó muốn diễn đạt lại nằm ngoài những âm thanh, những note nhạc, tất cả đều là những ngón tay chỉ đến mặt trăng mà thôi!

Để diễn tả cái sự trống đó, hay nói chính xác hơn là để dẫn dụ người nghe tự ngộ ra cái nằm ngoài những âm thanh đó, thì các nền văn hóa khác nhau có những cách thức khác nhau! Dễ cảm nhận nhất nhất là ngũ cung Nhật Bản, nghe nó cứ thiếu thiếu, và chính cái thiếu này là sự gợi ý để người nghe… tự điền vào!

5 xu

ần dà thì chúng nó cũng sẽ tìm ra những công thức để làm thức ăn công nghiệp sao cho hiệu quả, thu về trăm tỷ này nọ! Trực tiếp làm phim về cave, gái ngành thì đã nhan nhản rồi, sẽ trở nên nhàm chán, lại còn bị nói là hạ cấp! Nên, bí quyết chính là không làm phim kiểu 3 xu như thế nữa, thay vào đó, ta phải làm phim… 5 hoặc 7 xu! Cũng y hệt như kiểu nhạc bolero (và xa xưa hơn là vọng cổ) thôi. Nguyên tắc đầu tiên chính là khán thính giả không nghe lọt tai những cái khác biệt, xa lạ, phức tạp đâu! Phải trình diễn cái gì đơn giản, thậm chí tối giản càng tốt! Cốt yếu là phải phổ thông, phải quen thuộc, sao cho khán giả dễ nghe, dễ nhớ, đánh vào cái “ta biết rồi”, “mình nghĩ đúng mà”, phải đánh vào những cái phản xạ có điều kiện của họ, bổ trợ thêm vào đó là những tràng cười thiểu năng, những kiểu kích động giật gân của MXH bây giờ!

Cũng y như ngày xưa diễn cải lương thôi, khán giả đã thuộc nằm lòng từng tình tiết, họ có thể ngồi dưới vừa xem, vừa “thổn thức” lặp lại chính xác từng lời thoại! Đấy, thưởng thức nghệ thuật kiểu “nhai lại” như thế chính là công thức! Đưa ra những thứ xa vời, bắt khán giả phải suy nghĩ mệt óc là sẽ không thành công đâu! Ngay cả đạo lý muốn truyền tải cũng phải có tính “catch-phrase”, làm sao để cho khán thính giả có thể “nhại” lại được dễ dàng, trong một câu ngắn gọn lập tức trở thành “người khác”, ví dụ như “nghèo mà có tình thì cao quý hơn”! Đấy, phải lập lờ như thế, chữ “mà” nói ra phải thật trơn tuột, làm cho nó mất đi ý nghĩa “giả sử” thì mới tốt! Nói thẳng là ra là phải biết vỗ về, phỉnh nịnh, đưa ra vài cái giá trị bánh vẽ giản đơn, hạ cấp để khán thính giả cảm thấy được thỏa mãn, cảm thấy mình có quyền phán xét, có giá trị!

nam lai bắc vãng

hế là hết một cái Tết, toàn ở nhà làm việc nhà, kêu một chiếc xe tải 2 tấn chở đi vất những thứ đồ đạc không còn dùng đến, rồi lại tiếp tục làm mộc, hoàn thiện cái phòng tập GYM và làm thêm một số đồ gia dụng khác! Rồi lười biếng nằm dài xem phim… Phim này hay, chân thực và cảm động, điện ảnh phía Bắc TQ hiếm khi sa đà vào các kiểu trai xinh gái đẹp, khoe giàu khoe của nông cạn, nhảm nhí… nó dám nhìn lại một cách chân thực, thực đến mức trần trụi, quá khứ nghèo đói, lạc hậu, tệ nạn! Phim về đội cảnh sát đường sắt TQ những năm 197x…

Đường sắt TQ lúc đó hãy còn là một cái ổ tệ nạn đúng nghĩa: móc túi, cướp giật, bài bạc, lừa đảo, trấn lột, buôn người, ma tuý… không thiếu thứ gì! TQ có cục Cảnh sát riêng trực thuộc Bộ Hoả xa, còn VN thì mới thành lập lực lượng cảnh sát đường sắt năm 2017, mới cách đây 7 năm, trong khi người ta đã làm từ gần 70 năm trước. Haiza, mà đường sắt VN đến tận bây giờ cũng gần gần giống thế, cái này ai đã có kinh nghiệm đi tàu 30, 40 năm trước sẽ hiểu rất rõ! Xem để thấy rằng, tiến bộ xã hội đạt được thật không dễ dàng tí nào… 🙁

tảo luyến

ó mấy chuyện thuộc về tâm lý lứa tuổi và ngôn ngữ. Trong các phim thanh xuân vườn trường TQ, hiện tượng này được gọi là “tảo luyến – 早恋“, chữ tảo nghĩa là sớm, như trong từ “tảo hôn”. Nhưng họ gọi “luyến” chứ không gọi là “ái”… là chính xác! Lứa tuổi đó nó như vậy, có thể đôi khi (khá hiếm hoi) tình cảm sẽ đi hết đời người, còn đa phần sẽ là… học kỳ sau quay sang “luyến” đứa khác! 😀 Nên gọi là “luyến”, còn “ái” nó mang nghĩa rộng lớn hơn nhiều. Ai cũng từng trãi qua chuyện như vậy, ấy thế mà trở ngược trở lại cấm cản con trẻ, ấy cái lạ! Thế nên mới bảo là người Việt không lớn, tâm thức, nhận thức không chịu lớn! Nếu “lớn” thì sẽ hiểu rằng mỗi lứa tuổi đều có những điều thuộc về lẽ tự nhiên, không thể bắt người khác phải sống giống như mình được!

Sâu xa là cái tâm thức “giống như tôi mới đúng”, bằng vào cái kinh nghiệm phiến diện, khô cứng của bản thân, cố đảo dòng chảy thời gian, ngược tiến trình sinh học! Vội cho rằng đó là “ái”, kỳ thực chưa từng biết “ái” nó như thế nào, và nó có thể sẽ như thế nào, cứ bắt người khác phải sống theo vọng tưởng (thực chất là sợ hãi) của bản thân! Nghĩ rộng ra, đã là người thì đều có những “hỉ nộ ái ố” như nhau, chúng ta chỉ khác nhau trong cách xử lý những vấn đề đó! Càng cấm đoán áp đặt, trẻ sẽ càng bám víu vào cái chấp niệm đó là đúng, duy nhất đúng! Điều nên làm là dạy, mở ra cho con trẻ thấy những khả năng, những sự phát triển khác của tâm hồn, của cuộc sống! Đương nhiên, người ta không thể dạy cái mà bản thân người ta cũng không có!

đầu tiên…

oạn nói về đồng đô-la của tổng thống Putin khá thú vị… Nếu nước Mỹ vẫn tiếp tục “vũ khí hoá” đồng tiền, in USD vô tội vạ, đổ hết lạm phát lên đầu USD. Mà nhiều nước lại dùng USD để tích trữ tài sản, thì hiểu theo nghĩa nào đó chính là đem lạm phát của nước Mỹ bắt toàn thế giới phải gánh! Hệ quả tất yếu là các nước sẽ giảm số lượng dự trữ bằng USD lại, mà quay sang dùng các loại tiền khác như Nhân dân tệ, Rub, etc… Nhưng để bắt đầu, “đầu tiên” không phải là “tiền đâu” như các bác nhà ta thường nghĩ, mà đầu tiên là phải có sức mạnh cứng chống lưng cho đồng tiền cái đã!

Bài học muôn đời của lịch sử con người là như thế, ý chí và sức mạnh cứng vẫn luôn có sức áp đặt kinh hoàng. Như khi Hulegu Khan dẫn quân Mông Cổ công thành Baghdad, người ta kể rằng toàn bộ thư viện khổng lồ của thành phố bị vất xuống sông, đến mức mực trong sách làm đen cả nước sông! Người cai trị Baghdad là Al-Musta’sim được đưa cho những miếng vàng và hỏi có ăn được không, không ăn được sao lại tích trữ nhiều đến thế?! Cuối cùng, Al-Musta’sim bị nhốt trong một cái lồng vàng bên cạnh những châu báu của mình và bị bỏ đó cho đến khi chết đói! 😀

triệu đà

ài phỏng vấn Putin của Tucker Carlson, hơn 160 triệu lượt xem trong 24h, chứng tỏ nói có người nghe, đe có người hốt! Trong một phong cách dông dài và chi tiết, tổng thống Putin viện dẫn lịch sử 1200 năm để chứng minh rằng cái gọi là “dân tộc Ukraine” chưa bao giờ tồn tại, tại những thời điểm được cho là phát triển mạnh nhất của “dân tộc tính”, người Ukraine đều phải, hoặc là thần phục Ba Lan, hoặc là bợ đỡ Hitler chứ không “độc lập – tự đứng một mình” được! Do đó, cho nên, vì vậy, suy ra… Ukraine trước sau chỉ là một phần của dân tộc Nga! Trong một liên hệ xa vời, không chính xác lắm, vấn đề nhà Triệu trong lịch sử VN gần 2200 năm trước… Các sử gia VN xưa thường xem nhà Triệu là một triều đại VN, nhưng các sử gia hiện đại thường có quan điểm khác! Đây đơn giản là do những tiến bộ khảo cổ học hiện đại đã xác minh chính xác Triệu Đà là ai, khẳng định một số điều (và cũng bác bỏ một số điều) ghi lại trong Sử ký (Tư Mã Thiên). Triệu Đà là người Thạch Gia Trang, Chính Định, Hà Bắc (TQ), được Tần Thuỷ Hoàng bổ nhiệm làm Huyện lệnh Phiên Ngung, Quảng Đông.

Khi nhà Tần sụp đổ, Triệu Đà lợi dụng sự xa cách về địa lý để ra riêng, xưng Vương, rồi xưng Đế. Đến khi nhà Hán thống nhất TQ, Triệu Đà bỏ xưng Đế, quay lại xưng Vương, làm vua một nước phiên thuộc trên danh nghĩa thần phục nhà Hán. Tình hình lúc đó, phía Tây (chỉ VN bây giờ) hãy còn là xứ… trần truồng, phía Đông (chỉ Quảng Đông) hãy còn canh tác bằng cách chọc lỗ tra hạt! Trong thư gởi nhà Hán, Triệu Đà còn khẳng định quyết tâm bảo vệ “bí mật công nghệ hiện đại của thời đó”, tức cách thức dùng lưỡi cày đồng / sắt trong sản xuất nông nghiệp cho riêng bộ phận người Hoa di cư trong địa phận nước Nam Việt. Nên quan điểm hiện đại của VN thường xem nhà Triệu như một vương triều ngoại lai của người phương Bắc, không đại diện cho người bản địa! Cách nhìn nhận như vậy tuy hợp lý, nhưng cũng có một hệ quả tất yếu: những lối nói khống, nhận vơ, cho rằng phần lớn Quảng Đông xưa là của VN trở nên rất không hợp lý, đơn giản vì lịch sử 3000 năm trước thời không thể nói rõ, nhưng từ hơn 2000 năm, TQ xem như đã xây dựng bộ máy cai trị tại Quảng Đông…

GMO

ói chuyện ăn uống, tuy thô nhưng mà… thật! Xuất phát từ thực tế là… hôm nào mà em đi nhậu thịt chó về là… code nó hiệu quả hẳn ra, suy nghĩ nó rành mạch, rõ ràng hơn hẳn! 😀 Tình hình chung mà mọi người dễ dàng nhận thấy là thức ăn công nghiệp giờ không có đủ hàm lượng dinh dưỡng: gà, heo, bò, cá, tôm, etc… những loại nuôi bằng các phương pháp và thức ăn công nghiệp chỉ được cái mã bên ngoài và cân nặng lớn mà thôi, đem về nấu xong “ngót” lại còn có một tí! Đó là chưa kể các thủ thuật của chợ, siêu thị bây giờ, ngâm nước, ngâm hoá chất, tăng cân nặng!

Một số hôm đạp xe về các miền quê như Tây Ninh, Long An, Bà Rịa… ăn uống ở các chợ quê thì nhận thấy heo, bò tự nhiên, cảm nhận mùi vị và dinh dưỡng hoàn toàn khác các loại bán trong siêu thị thành phố! Nên ăn uống thì đủ đầy nhưng năng lượng không đủ, các thành phần vi chất thiếu hụt! Từ nhiều năm trước Nga đã ra luật cấm tất cả các loại thực phẩm biến đổi gene, mặc dù không/chưa thể cấm các quy cách nuôi công nghiệp được! “You are what you eat”, thực sự là như thế, một xã hội máy móc của những con người yếu ớt, giản đơn, dễ thao túng và điều khiển!

Smuglyanka

hiều chiều vẫn đạp xe, dù tần suất ít hơn trước, đạp và quan sát ánh sáng thời gian, thời gian những ngày cuối năm sao mà trôi vội vã! Quán café ven đường vọng ra lời hát, nhận ra ngay bài Don’t cry (2) của Guns n’ Roses: If we could see tomorrow, what of your plans, Times that you took in stride, they’re back in demand… Vầng, chính là thế: Nếu thấy được tương lai, thì chúng ta tính toán, kế hoạch để làm gì? Những quãng thời gian bạn đã “ngó lơ” sẽ quay trở lại “báo hại” bạn một lúc nào đó… Thực ra từ rất lâu rồi đã “ngấy” thứ âm nhạc lắp ghép và kiểu triết lý nửa mùa của Guns n’ Roses, Metallica, etc.. Về nhà mở nhạc lên, dẹp ba cái thứ Guns n’ Roses, Metallica qua bên, chọn nghe đúng bài này, Smuglyanka, bài ca quen thuộc, trình bày mới mẻ!

Nhạc này thì các thể loại rock phải gọi bằng… cụ! 😀 Smuglyanka, bài ca nói về các đội du kích – partisan Liên Xô cũ. Có sự khác biệt rất lớn giữa du kích Việt Nam và du kích Nga! Du kích VN thường chỉ tổ chức cao nhất đến mức vài chục, vài trăm người, thường chỉ hoạt động loanh quanh khu vực quê nhà, hiếm khi đi xa quá vài chục km, phần lớn là vì nhớ vợ, con và nhớ mồi, nhậu! Du kích Nga như trong WW2 được tổ chức đến mức cả quân đoàn, bao gồm nhiều chục ngàn quân, tổ chức thành căn cứ hoàn chỉnh, kiểm soát những vùng rộng lớn, có pháo binh, thậm chí cả máy bay, họ làm những chiến dịch dài, đi xa nhiều ngàn cây số! Nên tuy cùng gọi là “du kích” nhưng tầm vóc, phạm vi hoạt động, mức độ ảnh hưởng hoàn toàn khác biệt!

a fleet to be

gược dòng lịch sử, hải chiến Falkland, 1982. Ít nhất 4 chiến hạm hiện đại của Anh quốc bị một nước tương đối lạc hậu như Argentine đánh chìm, mà đánh chìm bằng cách rất “sơ khai”, dùng máy bay, bay sát mặt nước biển rồi ném bom! Nên chuyện chiến hạm bị đánh chìm là thường xuyên, do từ lúc chế tạo, cho đến lúc thực chiến không có cơ hội thử lửa! Trừ khi chiến tranh lớn, kéo dài như WW1, WW2 thì người ta mới có cơ hội nghiên cứu, cải tiến, chứ đưa nó vào vị trí bất lợi gần bờ là luôn có khả năng bị đối phương tìm ra điểm yếu. Như các tàu Arleigh-Burke hiện đại của Mỹ cũng không an toàn, mới là tên lửa hành trình cận âm, chưa tấn công bão hoà mà đã như thế!

Thì các tàu Nga cũng không khá hơn, Hạm đội biển Đen đến giờ cũng đã thiệt hại kha khá, dù vẫn chưa ảnh hưởng đến sức mạnh cốt lõi. Về bản chất, đầu tư Hạm đội là một kiểu đầu tư mạo hiểm: chi phí lớn, rủi ro cao! Nhiều nước không có nguồn lực Hải quân quá mạnh như Ý, Đức… thì họ có chiến lược dùng hải quân rất rõ ràng gọi là “a-fleet-to-be”, mà tôi tạm dịch là “hạm-đội-để-đó (để ngó)” 😀 ! Tức là xây hạm đội khá mạnh, nhưng tránh tối đa khả năng đụng độ, thiệt hại! Mục tiêu là phòng vệ vùng biển nhà, “để đó” là phòng trường hợp đối phương muốn công thì sẽ phải trả giá, nhưng ngược lại, hiếm khi chủ động công người khác nếu không có lợi thế!

Yablochko, 2

thêm một bài dân ca Nga nữa, trước đã có post phiên bản hiện đại của bài này, Yablochko – Quả táo nhỏ, nhưng đây mới là nguyên bản. Tuân thủ theo một phong cách “dân ca” xa xưa, cái điệp ngữ “Quả táo nhỏ” thực ra chẳng có liên quan đến nội dung bài hát, được sử dụng như một kiểu “lời dẫn”, vô số lời ca khác nhau đặt ra để truyền tải những nội dung khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau! Hãy nghe thử xem thể loại dân ca của xứ thảo nguyên bao la nó như thế nào!

Phương Tây đã bắt đầu rêu rao về cái gọi là “chủ nghĩa phục thù của người Nga”, nâng tầm quan điểm, loay hoay tìm cách đặt tên và chụp mũ! Sao lại không hình dung rằng đó chỉ là một dạng “định luật 2 Newton”, không một tội ác nào đã gây ra mà sẽ không có hành động báo ứng, đơn giản chỉ là như thế! Nên, nếu muốn hiểu khái quát về tâm hồn, văn hoá Nga, chỉ cần đọc 4 bộ sách sau đây: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và Trừng phạt, Anna Karenina, và Sông Đông êm đềm! 🙂