hoài cảm

ột chiều bâng quơ, thầm hát câu: chờ nhau hoài cố nhân ơi, sương buồn che kín muôn nơi, hẹn nhau một kiếp xa xôi…, hát rồi tự hỏi không biết đây là bài gì, nhạc của ai. Mất một phút suy nghĩ mới nhớ ra bài Hoài cảm của Cung Tiến. Nghĩ rồi cười một mình.

Hoài cảm - Thái Thanh 

Một bài hát nổi tiếng và phổ biến như thế này, nhiều người nghe, nhiều người biết nhưng không chắc mấy ai cảm được, nhạc Cung Tiến là như thế! Những Mắt biếc, Thu vàng, Lệ đá xanh, Hoàng hạc lâu, Hương xưa, Nguyệt cầm… mãi mãi là những ngón tay chỉ đến một mặt trăng xa xôi nào đó…

⓵⏎ Bản thu âm này trích từ trong băng nhạc Sơn ca 10: giọng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long.

the rain on the leaves

ome interesting recently – collected video documents: Phạm Duy with Steve Addiss on his song: Giọt mưa trên lá (the rain on the leaves) and Phạm Duy with the legendary Pete Seeger and the American folk song Clementine. Center image: the original poster of the song, and the original Vietnamese rendition (by the singer Thái Thanh) on the left.

Giọt mưa trên lá - Thái Thanh 
The rain on the leaves 
Steve Addiss & Phạm Duy

It’s not an abnormal thing to see church – music – influential songs like this to be the first to catch notices from Westerners (the Vietnamese – native pentatonic is harder to digest however). Indeed the song has been thought by some as a translation of a certain American folk song, which is absolutely not. The same is applied to several other Vietnamese songs, such as this Scents of Yesteryears, which easily touch the hearts of listeners outside VN.

hải ngoại thương ca


hường thì tôi không thể nhớ hết những bản nhạc mình từng nghe và từng thích, nhưng có một chút gợi ý nào đó thì mọi chi tiết lại hiện về rõ ràng, dù là đã nghe 15, 20 năm về trước. Hai bài hát dưới đây là nằm trong số đó. Cả hai bài đều của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, sĩ quan mang quân hàm đại tá QĐ VNCH, âm nhạc chỉ là nghề tay trái. Ấy vậy mà cái nghề tay trái ấy lại có những biệt tài nhất định.

Hải ngoại thương ca - Hà Thanh 
Mấy dặm sơn khê - Thái Thanh 

Đôi điều về bài hát Hải ngoại thương ca. Bài hát được sáng tác năm 1963, không phải sau 1975 như cái tựa đề dễ gây lầm tưởng. Các vị lãnh đạo ở bộ Văn hoá Thông tin, (theo tôi suy đoán) cứ ngỡ là bài hát được sáng tác gần đây, thấy ngay cái giá trị lợi dụng của nó trong chính sách kiều vận, nên đã sẵn sàng cấp phép lưu hành trở lại. Hãy đọc lời bài hát để biết được tại sao:

Người về đây giữa non sông này. Hội trùng dương hát câu sum vầy. Về cho thấy con thuyền nước Nam, đi vào mùa xuân mới sang, xa rồi ngày ấy ly tan. Tôi đi giữa trời bồi hồi, cờ bay phất phới tôi quên chuyện ngày xưa… Ai bảo các vị ở bộ không hiểu giá trị của nhạc, khi nó có thể giúp kêu gọi một năm nhiều chục tỷ đôla tiền kiều hối? 😬

Khi nhỏ, chưa biết tác giả là ai, chưa hề biết lịch sử xoay vần thế nào, tôi đã thích những giai điệu, lời ca lãng mạn nhẹ nhàng như thế: nhớ ai ra đi, hẹn về dệt nốt tơ duyên, khoác lên vòng hoa trắng, cầm tay nhau đi anh, tơ trời quá mong manh… (Mấy dặm sơn khê).

Một vài bìa nhạc Nguyễn Văn Đông:

nhạc sầu tương tư

ần đầu nghe Nhạc sầu tương tư do Khánh Ly hát, thú thật không có ấn tượng gì. Nhờ bản khí nhạc Nguyễn Đình Nghĩa mà tôi nhận ra dáng nhạc trung du Bắc bộ rất đặc biệt trong ca khúc này. Mê điệu nhạc từ đó, nhưng phải do những ca sĩ nhất định trình bày, như Hà Thanh hay Thái Thanh. Gần đây thấy có Lam Trường, Quỳnh Hoa hát lại bài này, nghe rồi tự hỏi không biết họ có hiểu hay cảm được dáng nhạc ấy không!? 😀

Nhạc sầu tương tư - Hà Thanh 
Người về miền xuôi - Thái Thanh 

Hôm nay tình cờ nghe lại trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy, phần 1: Từ miền Bắc, đến đoạn 4: Người về miền xuôi, nhận ra ngay dáng nhạc của Nhạc sầu tương tư. Hai cái melody rất giống nhau, không biết là ai học ai, nhưng có lẽ cả hai nhạc sĩ đều học từ điệu hát lượn của các dân tộc Tày, Nùng, vùng trung du, thượng du Bắc bộ.

Cùng một dáng nhạc, cách xử lý của nhạc sĩ Hoàng Trọng đậm đặc, nguyên bản và tình cảm hơn, cách phát triển của nhạc sĩ Phạm Duy sáng tạo hơn, nhất là đoạn chuyển từ dân ca thượng du sang dân ca đồng bằng Bắc bộ, để vẽ ra cái cảnh Người về miền xuôi bằng âm nhạc! Các bạn hãy thử nghe cả hai khúc nhạc trên đây để xem chúng giống và khác nhau thế nào!

ly rượu mừng

au đây là bản luân vũ thứ 7 trong chuỗi những điệu valse chào xuân. Tết năm kia đã có bài giới thiệu Ly rượu mừng qua phần trình bày của Hợp ca Thăng Long, hôm nay nghe lại bản nhạc này qua những phần trình bày mới, lại cảm thấy… nghệ thuật vốn thực hơn là cuộc sống. Hãy để tiếng nhạc hoành tráng Ly rượu mừng mang lại những cảm xúc mới sau đây qua phần trình bày của dàn nhạc Lê văn Khoa.

Ly rượu mừng - Hợp ca Ngàn Khơi 
Ly rượu mừng - Hợp ca Hy Vọng 

(Có vài chi tiết kỹ thuật đáng buồn liên quan đến hai bản thu âm trên đây. Phần trình bày thính phòng có chất lượng quá thấp, chỉ nghe rõ được tiếng những nhạc cụ chính. Phần trình bày hợp ca có chất lượng cao hơn nhưng lại là nạn nhân của loudness war, nghe trên headphone thì còn chấp nhận được chứ đem ra dàn âm thanh lớn thì… ôi thôi rồi! 😢 Có lẽ đến một lúc nào đó mình sẽ phải “say goodbye” với “compressed audio”).

Nếu phần nhạc có lời sôi nổi đầy cảm hứng thì phải nghe phần trình bày không lời mới thấy hết cái hoành tráng. Tôi nghĩ bản nhạc vẫn có thể được arranged trên một dàn nhạc lớn hơn nữa. Ly rượu mừng xứng đáng là bản nhạc xuân hay nhất, từ nhạc cho đến ca từ: Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non yên bình, muôn người hạnh phúc chan hoà…. Sẽ không có gì vui hơn trong một xuân sum họp nào đó, tay nâng chén rượu mà hát ca khúc này!

bến xuân xanh

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và vợ, ca sĩ Minh Trang.

a khúc thứ 6 trong chuỗi những điệu valse chào xuân, một ca khúc thật tuyệt vời của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, bài hát được xem như là điệu valse đẹp nhất của Tân nhạc Việt Nam. Những giai điệu của Dương Thiệu Tước, như nhạc sĩ Phạm Duy đã nói, là những giai điệu rất mượt mà sang trọng, chỉ có một người nghệ sĩ dòng dõi nhà quan mới viết lên được những melodies như thế này (nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là cháu nội Dương Khuê – bác Dương thôi đã thôi rồi, nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta – Nguyễn Khuyến).

Bến xuân xanh - Thái Thanh 
Bến xuân xanh - Mai Hương 

Mời các bạn thưởng thức điệu valse thật mượt mà yêu đời của người nhạc sĩ rất đặc biệt này. Khi ông viết nhạc Tây, chúng ta có cảm giác như đang nghe như Chopin, Schumann. Khi ông viết nhạc ngũ cung, cả một khung trời Đường thi ngày xưa trở về hiển hiện.

domino

Domino, Domino, le printemps chante en moi, Dominique.
Le soleil s’est fait beau, J’ai le coeur comme un’boite à musique.

ăm mới nghe nhạc gì cho tâm hồn sảng khoái đây… tốt nhất là thêm một bản valse trẻ trung, sang trọng nữa. Chợt nghĩ ngay đến Domino của Louis Ferrari. Bản nhạc này được cho nghe lần đầu tiên hơn 15 năm trước, người đánh đàn đã quên lâu rồi, nhưng bản nhạc thì ở lại 😬.

Domino - Daniele Vidal 
Domino - Tony Martin 
Khúc nhạc muôn đời - Thái Thanh 
Hội mùa hoa - Tam ca Áo trắng 

Hãy nghe lại bản nhạc quá đáng yêu của những năm 50 này qua 4 phần lời khác nhau: phần lời gốc tiếng Pháp, phần trình bày tiếng Anh của Tony Martin (rất đặc biệt), và 2 phiên bản “Việt hoá”: Khúc nhạc muôn đời do Thái Thanh trình bày và một bản mới hơn: Hội mùa hoa do Tam ca Áo trắng thể hiện.

xuân và tuổi trẻ


hế là đã qua một năm mới, đã bước qua cái tuổi mà Khổng Tử gọi là “tam thập nhi lập”. 30 ta đã gọi là già chưa nhỉ? Chưa đâu, mình còn trẻ lắm. Vẫn còn nhiều cảm hứng khi nghe được một khúc ca hay, vẫn xao xuyến ngây ngô trước các cô gái đẹp! Chừng nào vẫn còn thấy Ánh Tuyết hát dở tức là mình chưa già! 😀 NS Văn Cao từng khóc khi nghe Ánh Tuyết hát, nhưng đấy là vì suốt mấy chục năm XHCN ở miền Bắc, người ta chỉ toàn hát “nhạc đỏ” mà quên đi, không biết cách hát một bản nhạc ngũ cung Việt Nam cho ra hồn. Ánh Tuyết theo tôi có chất giọng rất tốt, cảm được cái hồn của nhạc ngũ cung nhưng đôi chỗ vẫn còn xử lý vụng về chưa đạt. Nói thì nói vậy, bài Xuân và tuổi trẻ này Ánh Tuyết trình bày thật tuyệt, với bài này ca sĩ mới thể hiện được hết chất giọng soprano của mình.

Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Ánh Tuyết 
Xuân và tuổi trẻ - Quỳnh Giao 

青年与青春 - Thanh niên dữ thanh xuân 
作曲:罗允正 作词:叶传华 歌手:张贴由

Trong một post trước của mình, tôi đã có đề cập đến tác giả La Hối của ca khúc Printemps et Jeunesse này. Trong post đó, tôi có ý muốn tìm bản lời tiếng Hoa của ca khúc, mặc dù đã được nghe trên TV, đến nay vẫn chưa thể tìm ra (xin xem phần update dưới đây). Về phần lời tiếng Việt mà chúng ta hiện đang hát: năm 1946, nhà thơ – đạo diễn Thế Lữ cùng đoàn ca múa nhạc Anh Vũ đến biểu diễn nghệ thuật tại Hội An đã hết sức yêu mến giai điệu Xuân và tuổi trẻ… Thế Lữ đã xin phép gia đình người cố nhạc sĩ viết lời cho nhạc phẩm nói trên. Sau đó, Nguyễn Xuân Khoát phối nhạc, Văn Chung soạn múa… nhóm hát Nguyễn Hữu Thiết, Tố Nga, Duy Liễu…

Update, Jan 4th, 2009

Sau một thời gian tìm kiếm, tôi đã có được kết quả như mong muốn. Đầu tiên là qua blog Nguyễn Nga mà tôi biết được tên bài hát trong tiếng Hoa là 青年与青春 (Thanh niên dữ thanh xuân). Tìm kiếm tựa đề tiếng Hoa này, tôi tìm được đến blog TyHongAu. Đây hầu như là địa chỉ duy nhất trên web có đề cập đến phần lời Hoa bài hát (ngay cả baidu.com cũng không tìm thấy trang này). Điều rất thú vị là chủ nhân blog là một ông già 99 tuổi, tên là 张贴由 (Trương Thiếp Do), người Việt gốc Hoa, định cư tại Canada. Cũng tại blog này, tôi tìm được 2 tư liệu quý giá: một là file mp3 chủ nhân blog (xin các bạn nhớ cho là đã 99 tuổi!) tự đàn guitar và hát bài này, hai là bản scan tờ nhạc với phần lời tiếng Hoa (nhấn vào ảnh bên để xem phiên bản phóng to). Mời các bạn nghe Xuân và tuổi trẻ của tác giả La Hối – La Doãn Chánh tiên sanh qua phần trình bày của “lão sư phụ” Trương Thiếp Do!

miền thùy dương

Về miền Trung, miền thuỳ dương bóng dừa ngàn thông.
Thuyền ngược xuôi suốt một dòng sông dài…

Về miền Trung - Thái Thanh 

gắt một cọng rau muống biển, cột hai chiếc dép lại với nhau và quàng qua cổ, đi chân trần qua những trảng cát. Một bước tới cát lại đẩy lùi hai bước, không cần biết đi đâu, bầu trời lác đác vài ánh sao le lói. Len lỏi giữa đám dương liễu, đi qua những ánh đom đóm và lửa ma trơi thoi thóp. Quá động cát này, xuống triền dốc thoi thỏi là đến mép nước.

Đêm nay biển rút ra xa bờ, để lại hàng cây số nước mênh mông xâm xấp đến gối. Vừa đi hắn vừa nghĩ, những mảnh đời Polynesia dân xứ này, mặn chát như tinh thể muối ngấm lâu năm trong sớ gỗ mạn thuyền. Những điều gì khác ngoài kia, nếu có điều gì tồn tại ngoài cái không gian bao la này, thảy đều chỉ là ảo vọng…

đêm ngắn tình dài

Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền. (Dương Thiệu Tước)

Dương Thiệu Tước thật tình muốn dùng nhạc pháp Tây Phương để soạn nhạc Việt mới, nhưng ông bị nhạc ngũ cung Việt Nam trói ông lại… Nhạc Dương Thiệu Tước, theo tôi, là loại nhạc tình tứ, nhưng cũng rất sang trọng. Ðó là những ca khúc tình ái thốt lên từ con tim của một nghệ sĩ dòng dõi nhà quan. ( Hồi ký Phạm Duy, tập 1, chương 12)

uốn mượn bài hát Đêm ngắn tình dài này như phần mở đầu cho bài viết giới thiệu về một nhạc sĩ đặc biệt: Dương Thiệu Tước. Lúc nhỏ, đây gần như là bài nhạc duy nhất của Dương Thiệu Tước gây được dấu ấn sâu đậm trong tôi, một phần vì lúc ấy tôi còn chưa hiểu và cảm được những giai điệu ngũ cung, chỉ biết về ông qua một số ca khúc mang tính Tây phương: Đêm ngắn tình dài, Bóng chiều xưa, Ngọc lan, Chiều… Phần nữa vì nét nhạc vừa cổ kính, vừa tân kỳ của bài hát, ca tụng khát vọng tình yêu đôi lứa trong một không gian phảng phất Đường-thi: có trăng, có rượu hoàng hoa… và lại có anh và em, có người con trai và con gái, điều rất ít thấy trong thơ cổ.

Đêm ngắn tình dài - Thái Thanh 
Tiếng xưa - Hà Thanh 

Còn một tối gần bên nhau… cái lời nhạc nói lên khát vọng tình yêu vừa mãnh liệt, vừa êm đềm, đối với tôi lúc ấy đã đủ để nói lên một tâm hồn nhạc đặc biệt mà chỉ sau này tôi mới hiểu rõ được. Khi viết nhạc thất cung theo kiểu Tây phương, nhạc của ông “rất Tây”, điển hình như bài Ngọc lan, nghe bài này chúng ta tưởng như đang nghe Chopin hay Schumann. Ngay từ khi mọi người còn phải vay mượn nhạc điệu Tây phương để soạn lời ca tiếng Việt và gọi nó là bài ta theo điệu tây thì ông đã soạn những bài có thể gọi là bài tây theo điệu ta.

Còn khi viết nhạc ngũ cung, nhạc của ông lại “quá ngũ cung”. Nếu như nhạc ngũ cung của Phạm Duy là thoát thai từ dân ca, khi hát cần luyến láy một chút thì mới tìm thấy được dáng nhạc, thì của Dương Thiệu Tước tự nó đã có đậm đặc chất ngũ cung rồi, cứ hát lên là như tìm lại được những nét dân ca miền Thùy Dương xứ Huế. Tuy là người Hà Nội nhưng nhạc của Dương Thiệu Tước thể hiện một sự thẩm âm đặc biệt mẫn cảm với dân ca Huế, phải chăng chính là nhờ mối tình say đắm với một người con gái sông Hương núi Ngự, nữ ca sĩ Minh Trang (thân mẫu ca sĩ Quỳnh Giao).

Một vài bìa nhạc Dương Thiệu Tước: