vong quốc chi ca

亡國之歌

Đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay dở đều hiện ra nơi âm nhạc, không giấu được ai. Bởi vậy cứ lấy âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào. (Tuân Tử – Nhạc ký)

ề Bolero VN, nói chung âm nhạc là một quá trình giáo dục và cảm nhận, nó gồm nhiều năm trãi nghiệm nên thường ai nghe gì đó là việc của họ, tôi không có ý kiến. Và biết rằng nói ra sẽ mất lòng một số người… Nhưng nhận xét về Bolero Việt Nam nói chung, tôi nghĩ thứ nhạc đó xứng đáng được gọi bằng cái tên: Vong quốc chi ca亡國之歌, loại âm nhạc mất nước! Những dân tộc ưa chuộng vận động và tiến bộ phải có thể loại nhạc sáng tạo và sinh động, không phải như Bolero VN ngồi nhai đi nhai lại mãi một mớ nhảm nhí, chẳng đại diện cho ai cả, ngoài cái tâm trạng xấu xí của họ. Chính xác theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, Bolero VN là loại vong quốc chi ca, một loại âm nhạc mất nước! Vì quyết không sai, đây chính là âm nhạc của một quốc gia đã mất, và mất vì cứ mãi lải nhải từ năm này sang tháng khác một thứ nhạc kém đến như thế! Kém không phải vì loại nhạc đó sầu não uỷ mị, mà vì nó không có sự sáng tạo, cứ sử dụng mãi những giai điệu na ná từa tựa nhau, nghe 100 bài như 1, đến tác giả còn lười biếng, không chịu tìm tòi cái mới, làm theo kiểu mỳ ăn liền…

Nghe câu đầu là đã đoán được câu sau, làm gì có tí giá trị âm nhạc mới mẻ nào!? Và những người cứ mãi lải nhải loại nhạc ấy cũng không có hy vọng gì có thể mở mang đầu óc mà tiếp thu cái mới! Như Tuân Tử có nói, đến một đất nước nào, chỉ cần nghe qua âm nhạc của nước đó cũng sẽ biết ngay là “Hưng” hay là “Phế”! Rất nhiều người không phân biệt được đâu là dân ca, và đâu là Bolero. Thực ra, từ ngay chính cái tên Bolero cũng đã chẳng có nội hàm, ý nghĩa gì, và cũng như cái tên tự nó gọi đó, Bolero chẳng có dính dáng gì đến dân ca cả, mặc dù cũng đã cố gắng vay mượn, đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen. Đó cũng là tiểu xảo và mục đích của cộng đồng Bolero, đánh đồng tất cả tốt xấu, hay dở, đánh lên một vũng nước đục, gạt bỏ tất cả những thành tựu khác để tự xem mình là một cái gì đó. Bolero VN thực ra chỉ là một quái thai của thời đại nó: âm nhạc thì copy dân ca một cách thô thiển, ca từ thì chả đâu vào đâu, chủ đề thì nhảm nhí… tất cả nói thẳng ra là một công cụ “phá hôi” để phục vụ cho các mục đích xã hội và chính trị, khởi đầu chẳng có gì rồi kết thúc cũng chẳng có gì!

杜牧 – 泊秦淮

煙籠寒水月籠沙
夜泊秦淮近酒家
商女不知亡國恨
隔江猶唱後庭花

Hành trình kayak qua 9 cửa sông Mekong, June, 2016, epilogue

Trần gian chưa thỏa ý người,
Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền.

hế rồi cứ miệt mài chèo đi trong 9 ngày như thế, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống, vừa đi vừa hát rằng: Anh nằm xuống, sau một lần, đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trong vòm trời đầy… Bạn bè còn đó, anh biết không anh? Người tình còn đây, anh nhớ không anh? Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên, khi bóng anh như cánh chim chìm xuống! Vùng trời nào đó, anh đã bay qua, chỉ còn lại đây những sáng bao la… Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà, đất ôm anh khép lại hẹn hò, rồi từ đó, trong trời rộng đã vắng anh… 😀

tiếng đàn môi sau bờ rào đá

ho những ai say mê cảnh quan, con người vùng đất Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang, những ai đã ghé qua Quản Bạ, Sủng Là, Phố Cáo… đã xem phim Chuyện của Pao, những ai yêu thích con người và văn hoá Mông… Trước khi tới Hà Giang, tôi thường đọc những chuyện về trai gái Mông tỏ tình với nhau, họ dùng đàn môi để nói chuyện, ví dụ như:

Khi người con trai gặp người con gái, họ rút cây đàn môi ra nói chuyện, sau khi nói chuyện, nếu thấy người con trai dễ thương, cô gái rút cây đàn môi trả lời lại rồi hẹn nhau ở một nơi nào đó ở trong làng.

Và gặp nhau, cô gái sẽ nhẹ nhàng rung tiếng đàn môi: Anh là ai? Anh ở đâu đến? Em chưa biết tên, em không nói chuyện…

Đọc những lời mô tả có vẻ rất văn chương ấy, tôi đã nghĩ rằng tác giả chỉ thi vị hoá, nói quá lên về cách giao tiếp, đơn giản là trai gái chỉ thổi sáo, đánh đàn cho nhau nghe, thế thôi! Nhưng đã đến Hà Giang 3 lần, đã gặp và nói chuyện với nhiều người Mông, tôi chợt có suy nghĩ: hay đúng là họ có thể nói chuyện, truyền tải thông tin bằng tiếng đàn thật!?

Xem clip dưới đây, tác giả dùng đàn môi để “nói tiếng Anh”, bạn sẽ hiểu làm sao có thể dùng đàn môi để nói chuyện. Xét đến việc tiếng Mông là một ngôn ngữ có đến 8 hoặc 7 thanh điệu (tuỳ vùng), lời nói nghe còn du dương hơn cả tiếng Việt, không monotone như tiếng Anh. Hãy tưởng tượng trong đêm thanh vắng, những lời tự tình ấy vang đi khắp núi rừng.

Kỹ thuật lồng ghép tiếng nói trong âm nhạc này cũng đã được trình bày bởi TS. Trần Quang Hải, nhưng tiếc là tôi chưa tìm được các tài liệu minh hoạ chính xác. Kỹ thuật này đã được áp dụng ở châu Âu để cho những người có khiếm khuyết về thanh quản có thể “phát âm”, diễn đạt được điều mình muốn nói.

tiếng đàn tôi

Mênh mông lả ơi, người về xoã tóc không lời.
Khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi.
Mênh mông lả ơi, đường về xa tắp không lời.
Khoan khoan hò ơi, lạnh lùng em đã rời tôi.

hi ra đây một chuyện thú vị trong chuyến xuyên Việt vừa qua. Thoáng nghe một bà lão (chừng trên 70 tuổi) vừa rửa chén bát, vừa hát bài này ở thành phố Điện Biên Phủ. Dừng xe lại, đúng vào cái khúc: mênh mông lả ơi ấy, và giả vờ hỏi: cụ ơi, cụ đang hát bài gì thế ạ!?, thì nhận được câu trả lời: tôi cũng không nhớ đâu, chỉ hát chơi thế thôi!

Tiếng đàn tôi - Quỳnh Giao 
Tiếng đàn tôi - Thái Hiền 

Cái thú vị là ở chỗ, nghe được một điệu dân ca rất xa xưa, lồng trong một ca khúc cũng đã khá xa xưa, được hát bởi một người cũng đã vào tuổi “xưa nay hiếm”. Và người trình diễn cũng chỉ nhớ và hát nó hoàn toàn tình cờ, thậm chí không còn biết đến tựa đề hay tác giả. Cái sự đi vào lòng người, thấm vào trong tiềm thức, thành công của âm nhạc chính là ở chỗ đó.

Tôi cũng không biết là bài này được phát triển từ điệu dân ca nào, nhưng NS Phạm Duy hẳn là sẽ mỉm cười khi biết chuyện thế này! Nghe thêm cụ Phạm Ngọc Lân đàn và hát bài này dưới đây, và hát đầy đủ cả 2 lời của ca khúc. Còn có thêm một lời ca nữa: Xuân Hương nàng ơi, thuyền về tới bến mê rồi, nhưng lời đó thì chỉ có NS Phạm Duy mới biết mà thôi! 😀

Tiện nói luôn, lặp lại một số điệu phổ biến, kiểu: tình tang nọn tàng tinh, tính tang nọn tang tình (Lý ngựa ô Huế) mà gọi là hiểu dân ca thì… nực cười lắm, cái đó mới gọi là học vẹt thôi. Hiểu thực sự là nắm được những thể phát triển từ dân ca, lần theo được những biến hoá tinh vi của nó. Đó cũng là lý do tại sao các nhạc sĩ hiện đại không sáng tác được dân ca (học vẹt).

Tiếng đàn tôi – Phạm Duy

Đời lạnh lùng trôi theo giòng nước mắt, với bao tiếng tơ xót thương người. Vì cuộc tình đã chết một đêm nao, lúc trăng hãy còn thơ ấu.

Dù đời tàn trên cánh nhạc chơi vơi, vẫn còn mong nhớ khúc yêu đời. Lúc bao nhiêu tiếng cười, rộn ràng chảy về xuôi.

1. Mênh mông lả ơi, thuyền về tới bến mê rồi, khoan khoan hò ơi, dặt dìu trong tiếng đàn tôi. Mênh mông lả ơi, thuyền về bát ngát hương trời, khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi!

Buồm về dội nắng trên khơi, bao nhiêu hoàng hôn đến cho êm vui người ơi! Có tiếng hát theo đàn tôi, như ru như thương linh hồn đắm đuối. Mênh mông lả ơi, thuyền chờ mong gió lên trời, mang theo đàn tôi chảy về đậu bến ngày mai.

2. Mênh mông lả ơi, đường về dương thế xa vời. Khoan khoan hò ơi, lệ sầu rụng xuống đàn tôi. Mênh mông lả ơi, người về xoã tóc không lời. Khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi.

Buồm về dội nắng trên khơi, bao nhiêu màu hoa ngát trên đôi môi, người ơi! Có tiếng hát theo đàn tôi, như ru như thương linh hồn đắm đuối. Mênh mông lả ơi, đường về xa tắp không lời. Khoan khoan hò ơi, lạnh lùng em đã rời tôi.

thị dân ca – phần 4

ái việc nghe, hiểu, cảm dân ca ấy, nó không hề đơn giản một chút nào! Nói thế này nhé, cùng đi học nhạc ở Nga về, cùng sáng tác thính phòng giao hưởng, cùng lấy dân ca làm cảm hứng, nhưng Cao Việt Bách và Nguyễn Tài Tuệ theo tôi ở hai level hoàn toàn khác nhau! Cái gì gây nên sự khác biệt như thế!? Có bao nhiêu nhạc sĩ đương thời sáng tác được theo phong cách dân ca, sáng tác thật sự ấy, chứ không phải là copy & paste!? Hình như là không có ai, đừng kể với tôi những loại chim đa đa, đậu cành đa, lấy chồng xa nhé. Và trong suốt chiều dài lịch sử âm nhạc gần cả trăm năm qua, có bao nhiêu nhạc sĩ thành danh dựa trên dân ca cổ truyền Việt Nam? Con số ấy cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi!

Tôi không phải là một nhạc sĩ, thậm chí cũng chưa phải là một người nghe nhạc nghiêm chỉnh! Mỗi năm tôi mở loa lên để thực sự nghe nhạc không đến… chục lần! Nhưng có thể nói tôi là một người nghe khó tính, rất khó tính! Và đơn giản là… dân ca, âm nhạc cổ truyền Việt Nam không hề đơn giản một chút nào. Cảm, hiểu được tất cả những sự phong phú đa dạng của nó, để từ đó thoát thai, sáng tạo nên những điều mới… còn khó hơn lên trời! Mà có cảm giác như cái thế hệ có cái khả năng làm được điều đó đã khuất núi hết cả rồi, giờ chẳng còn ai đâu. Tôi than thở cũng không để chỉ trích ai cả, chỉ là cảm thấy cái “generation continuity”, tính kế thừa, kế tục giữa các thế hệ rõ ràng là đang, nếu không muốn nói là đã chết!

Với những gì ít ỏi còn sót lại, không khéo lớp trẻ sau này sẽ nghĩ rằng cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ chính là dân ca Việt! Nhưng đó còn là khả năng tươi sáng, tệ hơn thế, không khéo nhiều người sẽ nghĩ rằng một số loại nhạc ung nhọt của xã hội, những thứ bệnh hoạn, quái thai ngâm giấm của thời những năm 60, 70 của thế kỷ trước chính là nhạc cổ truyền Việt! Thực ra tôi nghĩ rằng giới chuyên môn thừa sức hiểu những vấn đề như thế, nhưng vì các động cơ chính trị, kinh tế, xã hội, vẫn cứ tiếp tục mị dân, vờ vịt, bằng cách này hay cách khác. Nói như Trịnh Công Sơn: Em chưa thấy quê hương thanh bình, em chưa biết xưa kia Việt Nam, em chưa hát ca dao một lần… đến tận bây giờ vẫn đúng lắm thay!

 

Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, Tết Bính Thân, 2016



thị dân ca – phần 3

ó hôm ngồi nói chuyện với một người về Phạm Duy (PD), huyên thuyên đủ điều, hỏi: thế anh thích nghe những bản nào của PD, đáp: uh, thì Cây đàn bỏ quên, hỏi tiếp: rồi còn gì nữa?, ú ớ không trả lời được ⇐ Loại 1: chỉ lặp lại như con vẹt một số điều mà người khác mớm cho nói chứ chưa thật sự tìm hiểu bao giờ, đây là loại thô thiển nhất. Dưới đây tôi sẽ chỉ ra thêm một vài cách nữa, để phân biệt loại thực với loại “giả cầy”. Một hôm khác: tôi thích nhạc của Văn Cao, với một số người nữa như Vinh Sử, Chế Linh, đứng dậy bỏ về không một lời giải thích! ⇐ Loại 2: không phân biệt được nhạc hay với loại nhảm nhí, tầm phào, cũng chỉ là nghe tán láo ở đâu đó, trường hợp này cũng không có gì phải bàn cãi !

Loại 3, hỏi: anh cảm thấy thế nào về bài ABC của nhạc sĩ XYZ?, trả lời: uh, thì lời ca thế này thế kia!, cũng đứng dậy đi về không cần giải thích! Nó thế này nhé, giả sử một cô gái cực kỳ xinh đẹp đang đi đến, hỏi anh thấy cô gái thế nào, thì anh lại khen cái áo cô ấy mặc đẹp, anh không thấy được gì khác bên dưới cái áo sao!? 😬 Loại 4: tôi thích dân ca của PD, kiểu như: Nước non ngàn dặm ra đi, Phố buồn… Tôi cười thầm trong bụng, PD ông rất khéo, bày ra một vài bài nhạc thuộc loại “easy listening”, cố tình gây cho anh cái ảo tưởng sai lầm, để cho anh được thoả mãn: ah, ta đã biết rồi, PD là như thế! Tốt hơn nên như thế, chứ có trình bày các khía cạnh tinh tế trong âm nhạc của ông thì anh cũng đâu có hiểu!

Loại 5: tôi thích Trần Văn Khê, nhất là 6 câu vọng cổ Nam bộ, hỏi: thế anh thích cái gì ở dân ca Bắc bộ?, đáp: tôi không quan tâm! ⇐ không có một sự thông hiểu truyền thống thực sự nào mà lại bo bo thủ cựu, không dám chấp nhận sự khác biệt, nhất là ở ngay cùng trong một nước. Loại 6: tôi mê dân ca Việt Nam, hỏi: thế anh còn thích dân ca nước láng giềng nào khác? đáp: tôi không biết! ⇐ không có một sự hiểu biết truyền thống đích thực nào mà không dám học hỏi cái mới, chỉ lặp lại những điều sáo rỗng như con vẹt. Và đã thấy có muôn ngàn loại khác, tất thảy đều không cần đến 3 giây để nhận ra! Đôi điều về “thị dân” và “thị dân ca”, có ai thấy chúng ta có quá nhiều loại “giả cầy” không nhỉ!? 😀



thị dân ca – phần 2

hưng như thế nào mới gọi là “thị dân” và “thị dân ca”!? Một số người tự tạo cho mình cái vỏ bọc “thị dân” và trong chuyện đấy cũng có nhiều thứ hay ho thú vị. Phải có cái gì đấy “cũ kỹ”, “vintage”, vương bụi thời gian… thì mới có thể trở thành một… Saigonese, hay một… Hanoist được. Đầu tiên ví dụ như là một chiếc xế cổ, như là xe Vespa cổ. Cũng có lúc tôi muốn có một chiếc, nhưng nghĩ đến cảnh xe đạp không nổ, hư hỏng vặt, phải sửa chữa liên tục nên nản, bèn thôi không ham. Kế đến là thú chơi nhiếp ảnh, dày công sưu tập body, lens các kiểu, từ Lomo, Minolta cho đến Leica, etc… Với “nhiếp ảnh gia” loại “point & shoot” như tôi, không muốn đầu tư hay công phu gì, thì một chiếc Sony Nex 5 cũng đã là quá pro rồi.

Rồi thì gì nữa? Cũng đã có lúc tập tành đĩa thanmáy chơi đĩa nhạc, nhưng tôi không quá quan tâm đến các kiểu âm thanh mộc, analog bằng việc sưu tầm cho được những đĩa nhạc quý, hiếm, ví dụ như một số đĩa rất hiếm của Thái Thanh. Cái việc tập tành để trở thành “thị dân” ấy, nó công phu, nhiêu khê, nhiễu sự lắm, ví dụ như cà phê là phải loại này loại kia, phòng trà ATB dạo này có tiết mục gì mới, nhạc sống ở quán Acoustic tuần sau có điều gì lạ, etc… Kể ra để thấy con đường cố gắng trở thành thị dân của tôi “thất bại” hết tập này đến tập khác. Và cũng đúng thôi, tôi khó có thể trở thành thị dân được, vì chính xác là: cha tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn, lại trích dẫn Nguyễn Huy Thiệp đấy! 😬

Cách dẫn dắt câu chuyện của tôi nãy giờ có ai nhận ra điều gì không ổn không!? Thực ra thị dân là không vứt rác ra đường, xếp hàng không chen lấn, thị dân tức là đi đường không bia rượu, tuân thủ luật giao thông, khuya về không nẹt pô làm phiền hàng xóm… và rất rất nhiều chuyện khác. Chứ đâu có phải là xe Vespa cổ, máy ảnh đắt tiền này nọ!? Phải xin lỗi các bác có các thú chơi kể trên, vì chơi cái gì cho nghiêm chỉnh, công phu cũng đều đáng quý. Chỉ tại thời buổi bây giờ có nhiều kẻ mạo danh, bày vẽ, học đòi hình thức nên đôi khi cũng bức xúc một chút! Những điều về “thị dân” ấy kể cũng là hiển nhiên, còn những điều về “thị dân ca” thì khó diễn tả hơn một chút, nhưng cũng không phải là quá khó để hiểu!



thị dân ca – phần 1

hững năm loanh quanh 20 tuổi (nghĩa là rất nhiều năm trở về trước), tôi rất thích nghe nhạc rock. Nhưng rock là một khái niệm chung chung gồm đủ thứ loại hùm bà lằng trong đó, riêng tôi thì thích một số nhóm nhạc như Green Day, Red Hot Chili Peppers… những thứ đại loại như thế. Và cũng phải nói cho nó rõ ràng, trong cái nhìn của tôi, những thể loại như power metal… suốt ngày lảm nhảm về nhà vua, công chúa, hiệp sĩ giết rồng… so với các thể loại ngôn tình hay game võ hiệp hiện nay mà giới trẻ đang đọc, đang chơi… về tinh thần thì chúng có khác chó gì nhau!? Thế nên cũng gọi là nghe, thích rock, nhưng tôi nhìn 95% những đứa nghe rock khác như người ngoài hành tinh, chả liên quan gì đến nhau!

Nói thật là thích Green Day, Red Hot Chili Peppers lắm lắm. Tự nghĩ ra một cái thể loại gọi là… “thị dân ca” để miêu tả, phân loại những phong cách nhạc đó. Dĩ nhiên chỉ là một sự đặt tên mang tính cá nhân, không có gì là chính xác, nhưng trong cách hình dung của tôi, “thị dân ca” tức là… dân ca viết dành cho người thành thị. Nghĩa là vẫn mang dân ca trong âm hưởng, trong gốc rễ, nhưng không phải là nông thôn nữa rồi. Nhưng cũng không hoàn toàn là thành phố theo kiểu công nghiệp hoá, hiện đại hoá… Một nơi mà 4 thành viên của nhóm nhạc The Beatles có thể thản nhiên băng qua đường (là tôi nói cái bức ảnh nổi tiếng ấy đấy), mà không phải nhìn trước nhìn sau dè chừng xe tông. Đấy, đại loại là như thế!

Dĩ nhiên là tôi còn thích nhiều thể loại nhạc khác nữa, rock có, cổ điển có, dân ca có, phương Tây có, Đông phương có, Việt Nam có, trãi khắp từ thái cực “chỉ có tiết tấu” đến thái cực “chỉ có giai điệu”, có lời lẫn không lời, mỗi thứ một tí, etc… chuyện nghĩ cũng là bình thường. Một hôm, có một người con gái hỏi tôi: thế anh thích thể loại nhạc nào nhất?, đáp: nhiều lắm em à!, hỏi tiếp: nhưng phải có cái gì là nhất chứ!?, đáp: nhạc nó cũng giống như gái thế em à!, tiu nghỉu: thôi, vậy em hiểu rồi! 😀. Đấy đại khái cái tuổi trẻ với âm nhạc của tôi nó như thế, bao đồng, dông dài một chút để… làm cái mở bài cho bài viết dài hôm nay. Mà cũng chưa biết chính xác là sẽ viết cái gì về chủ đề “dân ca” và “thị dân ca”.



vive le vent

ive le vent, vive le vent, vive le vent d’hiver, Qui s’en va sifflant, soufflant, Dans les grands sapins verts, oh! Vive le temps, vive le temps, Vive le temps d’hiver. Boules de neige et jour de l’an, Et bonne année grand-mère…

xuân nghệ sĩ hành khúc

Tới sau, ngày tươi vui ấy đã qua,
Thật không khác với giấc mơ, ngồi nghĩ đến lúc ngây thơ,
Lòng bâng khuâng ta sẽ tiếc thương cho bao nhiêu ngày vui đẹp,
Chúng ta nhủ thầm: ngày vui xưa nay đã mất qua bao lần!

hời gian cuối năm vẫn còn dài, mà sao thấy cứ nôn nao muốn bước sang năm mới… Kỳ thực đời người ta sống, quang âm như bóng câu qua cửa sổ, nói Nôm na thì: “chả lo gì” mà “chỉ lo già”… hoặc phỏng như Lý Bạch: người xưa đốt đuốc chơi đêm, thiệt là có lýcổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã古人秉烛夜游良有以也 😀.

Xuân nghệ sĩ hành khúc - Thái Thanh 

Về các anh em nhà Phạm Xuân (nhạc sĩ Xuân Lôi, Xuân Tiên…) đó thật sự là những con người đặc biệt của làng nhạc Việt. Tuy không hâm mộ âm nhạc của họ cho lắm, nhưng lại rất thích những cuộc đời năng động, đầy sức sống, đa tài, đa nghệ, muôn màu muôn vẻ như họ. Một chút âm nhạc sinh động trong không gian gió mùa xuân đương tới.