joan baez

How the winds are laughing?
They laugh with all their might!

ột chiều trên đường đi chèo thuyền, đã khá lâu không chèo tuyến đường dài 20 km này, cảm thấy hơi mỏi mệt nên lục tìm trong ký ức một bài ca vui tươi để hát lên… cho đời bớt khổ! 😀 — Il était une fois, un petit garçon, qui vivait dans une grande maison — Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé nhỏ, sống trong căn nhà lớn, bài hát Donna, donna phiên bản tiếng Pháp này, xưa với tôi là cách học ngoại ngữ, không gì tốt hơn những ca khúc đơn giản, dể thuộc, dể hát như thế này!

Nhanh chóng, cái tâm trí “đa ngôn ngữ” của tôi chuyển qua phiên bản tiếng Anh. Ngày đó, khi chúng ta còn đơn giản và ngây thơ, thấy nhạc hay là cứ hát thôi, chẳng suy nghĩ sâu xa gì. Giờ lớn rồi, cái nhìn của chúng ta giống như “kính chiếu yêu”, lập tức nhận ra có gì đó sâu xa hơn bên dưới cái tưởng chừng là một khúc dân ca Do Thái đơn giản này. — On a wagon bound for market, there’s a calf with a mournful eye. High above him there’s a swallow, winging swiftly through the sky.

Trong chuyến xe lăn về hướng chợ, Có chú bò ánh mắt thê lương. Trên đầu soải một cánh chim, Liệng bay thỏa thích khắp miền trời cao.

Trên một toa xe đi ra chợ, có chú bò với ánh mắt đẫm lệ (vì sắp bị bán đi giết thịt), chú nhìn lên trời cao, con chim én nhỏ bay lượn khắp tầng không. Câu chuyện bắt đầu như thế, rồi tiếp diễn: — Đừng than phiền nữa, người nông dân bảo, ai biểu mày sinh ra là con bò làm chi!? Tại sao không làm chim én, tung cánh bay trên trời cao, thật tự hào và tự do!? — Stop complaining, said the farmer, who told you a calf to be? Why don’t you have wings to fly with, Like the swallow so proud and free!?

Đừng than nữa – người nông phu nói, Kiếp con bò mà khóc cái chi? Sao không có cánh bay đi, Như con chim én kiêu kỳ tự do!?

Thật yêu quá cô Joan Baez này, giọng hát đến tuyệt vời, nhất là năm 1972, liên tục 12 ngày đêm Mỹ ném bom miền Bắc, cô đã đến khách sạn Hanoi Hilton (a.k.a: nhà tù Hoả Lò ở Hà Nội) để hát cho các phi công Mỹ bị giam ở đó nghe: — Bò rất dể bị lùa đi và giết thịt, chẳng cần phải có lý do gì! Và ai đã từng mơ ước theo đuổi tự do, như con chim én tung trời mà bay!? — Calves are easily bound and slaughtered, never knowing the reason why! But who ever treasures freedom, like a swallow has learned to fly!

Kiếp con bò trói gô xả thịt, Có bao giờ hiểu lẽ gì đâu. Muốn tự do phải làm sao, Học con chim én bay cao trên trời.

Đến lúc này, có thể thấy ca khúc không đơn giản như chúng ta thường nghĩ. Bài ca kết thúc với một chút gợi ý về sự tự do của tâm hồn con người, mặc cho hoàn cảnh, mặc cho bao nhiêu nghịch lý, khó khăn, ràng buộc: — Oh, và gió đang thổi, đang thổi thế nào thế!? Gió đang thổi lồng lộng với tất cả sức mạnh của nó, gió thổi suốt cả ngày và đêm mùa hạ — How the winds are laughing, they laugh with all their might. Laugh and laugh the whole day through, and half the summer’s night.

Gió lồng lộng gió cười khúc khích, Tiếng gió cười thỏa thích tâm can. Cười hoài tiếng gió vọng vang, Vi vu lũ gió cười khan đêm ngày.

uổng ngưng mi

枉凝眉

àn cổ tranh và diễn xướng, bài Uổng ngưng mi, chính là bài nhạc giáo đầu phim Hồng lâu mộng phiên bản 1987. Càng nghe càng thấy “nể và sợ” gia tài văn hoá, thi ca, âm nhạc cổ điển Trung Hoa. Mặc dù với thời gian, chiến tranh, loạn lạc… nhạc phổ các thời Tống, Nguyên trở về trước hầu như đã tiêu tán, thất truyền hoàn toàn, nhưng nhạc phổ của các triều Minh, Thanh vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay!

Một bên hoa nở vườn tiên,
Một bên ngọc đẹp không hoen ố màu.
Bảo rằng chẳng có duyên đâu,
Thì sao lại được gặp nhau kiếp này?
Bảo rằng đã sẵn duyên may,

Thì sao lại chóng đổi thay lời nguyền?
Một bên ngầm ngấm than phiền,

Một bên đeo đẳng hão huyền uổng công!

Một bên trăng rọi trên sông,

Một bên hoa nở bóng lồng trong gương.

Mắt này có mấy giọt sương,

Mà tuôn chảy suốt năm trường, được chăng?

sơn pha dương

山坡羊

oi mãi không chán, đoạn này, Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung lên núi cầu xin Nhất Đăng đại sư trị thương, gặp người Tiều phu, một trong bốn đệ tử của Nhất Đăng. Đoạn phim không có đánh đấm gì, đơn giản chỉ là “khoe” kho tàng văn hoá cổ Trung Quốc! Người tiều phu thoạt tiên hát một điệu Sơn pha dương, bài Hàm Dương hoài cổ, rồi lại tiếp tục hát theo điệu đó, một bài Đồng Quan hoài cổ.

Hoàng Dung bèn đáp lại cũng bằng một bài theo điệu Sơn pha dương – Đạo tình. Phải hiểu cổ văn thì mới cảm nhận hết được cái hay tuyệt diệu của trường đoạn phim này, hai người đối đáp với nhau chỉ toàn dùng thơ và nhạc, trích dẫn ba bài thơ đời Nguyên và một điệu nhạc “Sơn pha dương”. Đồng thời cũng thấy rõ dụng tâm, công phu dàn dựng đoạn phim, giới thiệu đồng thời cả cổ văn và cổ nhạc Trung Quốc!

ngũ bách niên tang điền thương hải

五百年桑田滄海

ại nói về phim Tây Du Ký. Những năm 80, xã hội TQ bắt đầu có chút cởi mở, người làm phim mượn hình ảnh Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm để khéo léo phản đối nhà cầm quyền: Ròng rã năm trăm năm, Ruộng dâu hoá bể xanh, Đá mòn rêu xanh bám, Nhưng trái tim vẫn lành. Vẫn hướng về tự do, Ngại chi ngày lửa đỏ… May mắn đây đã là những năm của “Lão Đặng” với cái lý luận “mèo đen, mèo trắng”…

Năm trăm năm, vật đổi sao dời,
Đá vô tri cũng ngậm ngùi rêu xanh.
Năm trăm năm! năm trăm năm!
Ngũ Hành Sơn nặng, giam cầm thân ta.
Bao ngày tuyết nổi, sương sa,
Cuối trời hút bóng, mắt nhoà cánh chim.
Còn đây rạo rực trái tim,
Thương về chốn cũ, mãi tìm tiêu dao.
Anh hùng ngang dọc trời cao,
Sá chi lửa đốt, sợ nào giá băng.
Vẫn nguyên chí hướng tung hoành,
Lòng tin ở lẽ công bằng vẫn nguyên.
Tiếc thay năm tháng triền miên,
Trách ta, thành kẻ than phiền, vô công.
Vì sao, vì sao? Chí tang bồng,
Thành thân cá chậu, chim lồng hỡi ai!?

tháng năm vội vã

匆匆那年

háng năm vội vã – Thông thông na niên – 匆匆那年, một phim hay cho độ tuổi trung niên (và cho cả những người đã lớn muốn soi lại quãng đời tuổi trẻ đã qua). Tuy không phải là một phim quá xuất sắc trong cảm nhận của tôi, nhưng phim có một bản nhạc cùng tên tuyệt vời, với giọng hát như mây bay, nước chảy, như gió thổi của Vương Phi, và cái tiết tấu vội vàng của nó, như những hình ảnh mau chóng lướt qua, những hồi ức đẹp đẽ về những tháng năm tuổi trẻ say mê và khờ dại. Trong con mắt khán giả phương Tây, những nhân vật chính trong phim hiện ra có chút nông nổi, thiếu kiềm chế và nhẫn nại trước những sóng gió, đổi thay trong cuộc đời, để rồi cuộc tình có nhiều hệ luỵ đau thương.

Nhưng đó chính là những gì diễn ra trong một xã hội đang trên đà thị trường hoá, những khủng hoảng “giá trị cá nhân”, ai cũng mãi chạy theo “một điều gì đó”. Cũng là những gì tuổi trẻ chưa thể có, chưa hiểu thấu chính mình, chưa lường hết những ngã rẽ cuộc đời. Ca từ viết rất hay, có thể gián tiếp nói lên những điều vốn rất khó thành từ ngữ: Đừng trách mối tình không có thời gian để tập luyện, chính là tháng năm đã khoan dung ban tặng thời gian để chúng ta quên đi lời hẹn ước. Đừng trách ai cũng không thể có một lần yêu trọn vẹn, chính là thời gian đã thiện ý lưu lại cho chúng ta những vấn vương vụn vỡ. Bởi chúng ta đã không hiểu rằng những lời hứa mãi bên nhau cố chấp ấy chỉ là những lời báo trước chia tay.

dòng sông lơ đãng

ừng ngón tay khép như nụ hoa trắng, Bỏ lại hàng cây ngơ ngác sau lưng, Và nỗi đau rơi trong lòng đêm vắng… Ở chốn nào, dòng sông đã hòa cùng đại dương. Cạn bến bờ, chiều nay thẫn thờ nhìn hoàng hôn. Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc, để một dòng sông lơ đãng trôi qua. Một sớm kia xuôi theo dòng anh đến, cớ sao em chẳng đứng chờ…

Dòng sông lơ đãng - Mỹ Linh 

trưa nay phố biển

ió đưa mây trời bay, về nơi xa lắm, Sóng nhấp nhô ngoài xa, biển trưa lấp lánh, Gió không ngừng thổi, áng mây bồi hồi vẫn không ngừng trôi, Để trưa nay phố biển mình em thôi. Vẫn biết mây trời bay, là bay đi mãi,
 Vẫn biết anh chẳng như lời anh vẫn nói..

Trưa vắng - Mỹ Linh 

cổ nhạc

rích đoạn “đẹp nhất, hay nhất” trong Hoàn Châu cách cách 🙂 đám cưới của Hạ Tử Vy và Tiểu Yến Tứ, xem đi xem lại hàng trăm lần ko biết chán! Chính là từ phút 1:20 đến phút 2:20, một điệu múa và một điệu nhạc cổ, các cô nương áo hồng, vũ đạo trên nền nhạc kèn & trống.

Tuy chưa truy ra đc nguồn gốc của nhạc & vũ này, cảm thấy có đôi phần đã “cải biên, hiện đại hoá”, nhưng có thể nhận định phần lớn là “nguyên bản”! Film truyền hình dĩ nhiên không thể “chất lượng” như film điện ảnh, nhưng thi thoảng vẫn nhặt ra được vài “viên ngọc” từ kho tàng văn hoá cổ!

17 moments of spring – somewhere far away

h my pain, I beg you to leave me, at least just for a while. Oh my cloud, the bluish cloud, do you fly to my dear home? Oh my shore, my beautiful shore, please show yourself, from afar, just a blury outline, my lovely – tender shore. I would like to swim to you, at least some day.

Somewhere far away, somewhere very far away, mushroom – shaped rain is falling through the sunshine. Somewhere far away, somewhere in my memory, it’s getting warm just like in my childhood, though my memory now is covered under thick layers of snow…