KFC

gày xưa, họ lăn lộn nhiều năm, sống trong các làng bản xa xôi, ăn cùng, ngủ cùng người dân địa phương, trãi qua vài mối tình với các cô thôn nữ, hay như Phạm Duy, còn phải vài lần “hủ hoá” với các “công nông tử đệ”, rồi lâu về sau, mới đẻ ra được những giai điệu như thế. 😀 Ngày nay, “nhạc sĩ” đi chợ internet, tìm mua MIDI files, gì cũng có bán: bè trầm, bè nổi, hoà âm, tổng phổ… đem về xào xáo, đặt một cái tên…

Rồi bày ra một cái máy nghe đĩa Lenco, một bút máy Mont Blanc, gạt tàn, bản nhạc chép tay, chụp bức hình chứng minh lao tâm khổ tứ làm “nhạt sĩ”! Chỉ cần kết quả sau cùng, cách làm không quan trọng! Tuy nói là vậy, nhưng mọi người chắc cũng hiểu đôi khi là hoàn toàn ngược lại: gà đồi nướng mắc khén so với gà rán KFC hoàn toàn khác nhau! Tiếc là đám trẻ bây giờ chỉ biết KFC thôi, nhiều cái không thấy được sự khác biệt!

liên tài

ột trong những trình bày tôi yêu thích nhất; dù tôi biết rõ một điều là Nguyễn Đình Nghĩa, ông ấy giúp Thanh Hải vô thượng sư truyền bá tôn giáo bằng kỹ năng âm nhạc của mình, mà Thanh Hải là thứ tào lao như thế nào thì ai cũng rõ. Nhưng cũng như với Phạm Duy vậy…

Thái độ của tôi trước sau vẫn là… “liên tài” – 憐才, yêu mến tài năng mà thôi, XH Việt vô cùng phức tạp, đó lại là một chuyện khác! XH cần những tấm gương cho người khác soi vào, nhưng gương thì chỉ có một mặt, còn tài năng, đó là những viên kim cương có muôn ngàn mặt phản chiếu lấp lánh!

tiêu sầu

hạc của Mao Bất Dịch vừa nghe là biết đơn giản, không xuất sắc lắm, nhưng ca từ thì chỉnh tề không chê vào đâu được: Một ly này kính cố hương, Một ly này kính viễn phương, Xin giữ tâm hồn này thiện lương, Xin cho tôi được trưởng thành. Cái gì mà “niệm niệm bất vong”, Cái gì là “sơn cao thuỷ trường”? Đến khi trời sáng, ai nói mình không say thì thật đúng hoang đường!

bạc tần hoài

huyền mơ trong khúc Nam Ai, đàn khuya vẳng trên sông dài, ai luyến, ai tiếc khúc ca Tần Hoài… Bao kiếp giang hồ, ly biệt thường tình… (Đêm tàn bến Ngự – Dương Thiệu Tước). “Khúc ca Tần Hoài” nhắc đến trong bài hát là khúc ca nào?

Yên lung hàn thuỷ nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia.
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.
Khói mờ sóng lạnh bãi trăng trong,
Đêm đậu bến Tần quán rượu đông.
Thương nữ không hay sầu nước mất,
Hậu đình hoa hát vọng sang sông.

Ấy chính là gợi nhớ lại bài thơ “Bạc Tần Hoài” – Đỗ Mục đã có nhắc đến về trước… 🙂 Giờ đây, phim ảnh Trung Quốc bắt đầu đưa Tần Hoài trở lại, xem 4, 5 phim đều thấy có cảnh này, còn ở Việt Nam người ta đã quên mất từ lâu, chỉ có họ Dương kia là còn nhớ!

杜牧 – 泊秦淮

烟籠寒水月籠沙
夜泊秦淮近酒家
商女不知亡國恨
隔江猶唱後庭花

v put

nother beautiful rendition of the famous Soviet song that have been posted several times on my blog: В путь, Let’s go! There’re also Chinese, Vietnamese, DPRK and many other versions that could be found on youtube!

nhạc kinh

ễ Kinh viết rằng: hàng năm, chư hầu phải triều cống thiên tử, và mỗi 5 năm một lần, thiên tử phải đi tuần thú thiên hạ, chỉ với mục đích duy nhất là lắng nghe dân ca, dân nhạc các vùng miền, để đoán biết lòng dân, phong vận, văn hoá thế nào… tiếc rằng trong 6 bộ kinh, Nhạc Kinh đã thất truyền, chỉ còn Ngũ Kinh nên chỉ còn biết như thế!

Lại tương truyền rằng Khổng Tử chu du thiên hạ, đến Giao Châu, thấy nhà nhà, người người mở loa kẹo kéo, hú hét như khỉ vượn, quá kinh hãi, vất cả đàn, kiếm mà chạy một mạch về Khúc Phụ, than ngắn thở dài mà nói rằng: đạo ta tàn rồi! Từ đó về sau đóng cửa không ra ngoài, chỉ chuyên chú san định kinh sách cho đến khi qua đời! 😢

George Ivanovich Gurdjieff

urdjieff không phải là nhạc sĩ, ông chỉ tìm cách miêu tả lại những gì đã nghe được tại Caucasian, ở quê hương ông, Armenia, lúc đó là một phần của đế chế Nga, với sự giúp đỡ của một học trò là nhạc sĩ, Thomas De Hartmann. Mấy chục tác phẩm nhỏ, dưới dạng những “chants” – tụng ca, những đoạn ca nhỏ mang tính chất cầu nguyện, ca vũ tôn giáo, những tiểu khúc cho piano rất kỳ lạ, huyền bí và đầy cảm hứng!

Caucasia

ừ Caucasia, lan toả đi cái gọi là Aryan, và trở thành Hy Lạp, La Mã, trở thành Byzantine, Iran, Iraq, Ấn Độ, etc… Một số thành phần văn hoá Châu Âu, một cách kín đáo, vì không muốn liên quan đến vấn đề quan điểm chủng tộc, vẫn hoài niệm và tự hào một cách mơ hồ về Scythia, Sarmatia, Parthia, India… những khởi nguồn xa xưa, trước cả Hy-La!

Album guitar “Nhạc dể dành cho người khó” – “Simple Music For Difficult People” (Bert Lams & Fabio Mittino), gồm những tác phẩm mang màu sắc tôn giáo của Gurdjieff & De Hartmann… Hơn mười lăm năm trước, nghe những bản này chuyển soạn cho piano, nhưng âm thanh của những nhạc cụ dây – gảy nghe có vẻ là thích hợp và nguyên bản hơn…

thanh niên dữ thanh xuân

青春流淌你身中,希望闪烁你眼中。那怕苦难和悲痛,那怕困难多重重。青春流淌你身中,希望闪烁你眼中。青年恋爱着理想,青年永远向前走。

看春风轻轻吹过大地,多少花在枝头齐开放。朋友你难道还不快乐听小鸟争着唱春之歌。

姑娘们来吧舞蹈,小伙子来吧赛跑。蹦蹦跳我们跑闹,哈哈笑我们喊叫。

春天带来了欢笑与歌唱,带来了理想与希望,虽然有时烦恼渺茫。让我们来歌唱春天,让我们欢笑与歌唱,把握着现实与理想,冲破烦恼迎接万丈光芒。

10 pesen pobedy

èn gì thủ môn Đặng Văn Lâm, trong một phỏng vấn (bằng tiếng Nga) với một tờ báo Nga, trả lời câu hỏi: ấn tượng đầu tiên của anh khi trở về Việt Nam là gì? Anh ấy trả lời, rất thẳng thắn: ấn tượng đầu tiên khi về Việt Nam là mở TV lên nghe như loại âm nhạc của mấy thằng gay, bóng!

Đương nhiên chỉ thẳng thắn trong tiếng Nga thôi, chứ về Việt Nam rồi chắc chắn sẽ nói khác! 😅 Bản gốc của bài hát ở đây, được sáng tác trong Thê chiến lần 2, nhưng mãi mấy chục năm sau mới được biết đến rộng rãi qua bộ phim nổi tiếng: В бой идут одни «старики» – Chỉ có mấy “ông già” ra trận – 1973…