từ điệu

hiều ngàn năm trước thời không thể nói rõ, nhưng độ một ngàn năm đổ lại (kể từ thời Tống) thì trình độ thưởng thức âm nhạc của dân chúng (chính xác hơn là của tầng lớp văn nhân, tri thức, có học) dừng ở mức “từ điệu”. Như thế nào là một “từ điệu”, đó là những khúc ca có nhạc điệu cố định, được truyền lại qua nhạc phổ hay được giảng dạy tại các nhạc phường! Những điệu nhạc này thường có tên, ví dụ như: Bốc toán tử, Giá cô thiên, Niệm nô kiều, Hoán khê sa, Điệp luyến hoa, Giang thành tử, Thu phố ca, Đạp sa hành, Thái tang tử, Lãng đào sa, Ngọc lâu xuân, Bồ tát man, Thiếu niên du, Vũ lâm linh, Định phong ba, v.v… Chỉ có các ca nương được đào tạo tại các nhạc phường mới rành rẽ về các ca điệu này. Còn giới văn nhân, trừ một vài ngoại lệ, do quá trình giáo dục, đa số cũng chỉ biết rõ phần “lời – chữ” chứ không tường tận phần “âm – nhạc”! Hình thức nó gần giống như ca trù vậy (thực chất đây có lẽ chính là thủy tổ của ca trù). Mỗi khi giới văn nhân tụ tập lại với nhau, họ thường làm “từ”.

Từ là một thể thơ đời Tống mà âm luật tự do hơn, để ráp vào các điệu ca cho dễ! Như thế, các văn nhân “phụ trách” phần lời, các ca nương “phụ trách” phần nhạc, và các bài từ được đặt tên theo tên điệu hát là như thế! Hình thức này có ảnh hưởng sâu đậm về sau, đến tận thời của “cải lương”, ví dụ như có vô số bài, nhạc điệu thì chỉ có một, nhưng có nhiều lời ca khác nhau được đặt ra để hát theo điệu đó. Mọi thứ nó là như thế, cho đến khi tiếp xúc với văn minh và âm nhạc phương Tây, người ta mới biết đến những loại âm nhạc phong phú và phức tạp hơn, còn trước đó, “nhạc” và “lời” được truyền tải qua những “format” cứng như vậy! Cũng vì trình độ của “đại chúng” đang ở mức đó, cứ phải lặp đi lặp lại những “định dạng” cố định! Xem ra “tân nhạc và thơ mới” đã trăm năm có dư rồi, mà trình thưởng thức âm nhạc của một bộ phận lớn thính giả Việt vẫn như ngàn năm trước, cứ phải vin vào những hình thức cố định và giản đơn thì mới hiểu nổi! Clip, từ điệu: Đãn nguyện nhân trường cữu – Vương Phi.

Armenian Song

ầu tuần nhẹ nhàng, thong thả, chút âm nhạc êm dịu mang hơi hướng tinh thần, tôn giáo… Âm nhạc nó cũng như ngôn ngữ, lời nói vậy, đến một lúc nào đó thì… ý nó không còn nằm trong lời nữa, tức là cái nó muốn diễn đạt lại nằm ngoài những âm thanh, những note nhạc, tất cả đều là những ngón tay chỉ đến mặt trăng mà thôi!

Để diễn tả cái sự trống đó, hay nói chính xác hơn là để dẫn dụ người nghe tự ngộ ra cái nằm ngoài những âm thanh đó, thì các nền văn hóa khác nhau có những cách thức khác nhau! Dễ cảm nhận nhất nhất là ngũ cung Nhật Bản, nghe nó cứ thiếu thiếu, và chính cái thiếu này là sự gợi ý để người nghe… tự điền vào!

Smuglyanka

hiều chiều vẫn đạp xe, dù tần suất ít hơn trước, đạp và quan sát ánh sáng thời gian, thời gian những ngày cuối năm sao mà trôi vội vã! Quán café ven đường vọng ra lời hát, nhận ra ngay bài Don’t cry (2) của Guns n’ Roses: If we could see tomorrow, what of your plans, Times that you took in stride, they’re back in demand… Vầng, chính là thế: Nếu thấy được tương lai, thì chúng ta tính toán, kế hoạch để làm gì? Những quãng thời gian bạn đã “ngó lơ” sẽ quay trở lại “báo hại” bạn một lúc nào đó… Thực ra từ rất lâu rồi đã “ngấy” thứ âm nhạc lắp ghép và kiểu triết lý nửa mùa của Guns n’ Roses, Metallica, etc.. Về nhà mở nhạc lên, dẹp ba cái thứ Guns n’ Roses, Metallica qua bên, chọn nghe đúng bài này, Smuglyanka, bài ca quen thuộc, trình bày mới mẻ!

Nhạc này thì các thể loại rock phải gọi bằng… cụ! 😀 Smuglyanka, bài ca nói về các đội du kích – partisan Liên Xô cũ. Có sự khác biệt rất lớn giữa du kích Việt Nam và du kích Nga! Du kích VN thường chỉ tổ chức cao nhất đến mức vài chục, vài trăm người, thường chỉ hoạt động loanh quanh khu vực quê nhà, hiếm khi đi xa quá vài chục km, phần lớn là vì nhớ vợ, con và nhớ mồi, nhậu! Du kích Nga như trong WW2 được tổ chức đến mức cả quân đoàn, bao gồm nhiều chục ngàn quân, tổ chức thành căn cứ hoàn chỉnh, kiểm soát những vùng rộng lớn, có pháo binh, thậm chí cả máy bay, họ làm những chiến dịch dài, đi xa nhiều ngàn cây số! Nên tuy cùng gọi là “du kích” nhưng tầm vóc, phạm vi hoạt động, mức độ ảnh hưởng hoàn toàn khác biệt!

Yablochko, 2

thêm một bài dân ca Nga nữa, trước đã có post phiên bản hiện đại của bài này, Yablochko – Quả táo nhỏ, nhưng đây mới là nguyên bản. Tuân thủ theo một phong cách “dân ca” xa xưa, cái điệp ngữ “Quả táo nhỏ” thực ra chẳng có liên quan đến nội dung bài hát, được sử dụng như một kiểu “lời dẫn”, vô số lời ca khác nhau đặt ra để truyền tải những nội dung khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau! Hãy nghe thử xem thể loại dân ca của xứ thảo nguyên bao la nó như thế nào!

Phương Tây đã bắt đầu rêu rao về cái gọi là “chủ nghĩa phục thù của người Nga”, nâng tầm quan điểm, loay hoay tìm cách đặt tên và chụp mũ! Sao lại không hình dung rằng đó chỉ là một dạng “định luật 2 Newton”, không một tội ác nào đã gây ra mà sẽ không có hành động báo ứng, đơn giản chỉ là như thế! Nên, nếu muốn hiểu khái quát về tâm hồn, văn hoá Nga, chỉ cần đọc 4 bộ sách sau đây: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và Trừng phạt, Anna Karenina, và Sông Đông êm đềm! 🙂

Budyonny march

hạc Nga vẫn luôn khởi đầu theo cùng một kiểu như thế: Chúng ta là lực lượng Kỵ binh Đỏ, và những câu chuyện, những huyền thoại về chúng ta sẽ còn được các thế hệ mai sau kể đi kể lại… (cho đến khi lỗ tai mọc rêu) 😀 ! Hành khúc Kỵ binh Đỏ, hay còn có tên khác là Hành khúc kỵ binh Budyonny, lấy theo tên Semyon Mikhailovich Budyonny, 1 trong 5 Nguyên soái Hồng quân đầu tiên, người thành lập Tập đoàn quân Kỵ binh số 1, và lập công lớn trong thời kỳ Nội chiến! Tính cách chân thành, giản dị, thích âm nhạc, khiêu vũ, và đương nhiên là thích ngựa!

Chiến tranh thế giới lần 2 nổ ra, Budyonny là tư lệnh mặt trận Tây Nam – Ukraine, nhưng lúc này Budyonny đã già và tư duy đã trở nên lỗi thời, vẫn bám vào ngựa và không theo kịp sự phát triển của thời đại với xe tăng và máy bay. Budyonny nhanh chóng bị huyền chức, thay thế bởi các tướng lĩnh trẻ hơn như Konev, Rokossovsky, Zhukov, mặc dù vẫn giữ các vị trí danh dự! Sau chiến tranh thì Budyonny trở thành… Bộ trưởng Nông nghiệp, chuyên đi… nuôi ngựa, và đã tạo ra giống ngựa nổi tiếng mang tên Budyonny vẫn còn dùng đến ngày nay!

25 лет РККА

hương trình âm nhạc cuối tuần, đã lâu không trở lại với chủ đề Âm nhạc Xô-viết! Hành khúc ngắn: 25 năm Hồng quân, trên một nền video từ lâu đã là huyền thoại. Có thể nhận ra nguyên soái Zhukov (người cỡi ngựa trắng) đã có vẻ già thấy rõ, dáng người trên ngựa đã hơi đơ cứng, còn nguyên soái Rokossovsky cưỡi ngựa đen, mềm mại và uyển chuyển như một chàng trai trẻ! 🙂 Nói thêm chút về ngựa, sau cuộc chiến Crimea 1853 ~ 1856, người Anh nhận thấy giống ngựa Orlov tiêu chuẩn mà quân đội Nga sử dụng vừa nhanh, lại vừa lỳ lợm và bền bỉ, hơn hẳn ngựa của họ!

Nói về ngựa thời đó thì vai trò giống như xe tăng hiện đại vậy, một khối lượng lớn đến 300 ~ 500 kg với tốc độ cực cao, sức tì đè cực lớn, bộ binh nếu không có phòng tuyến được chuẩn bị vững vàng không cách nào chọi lại được! Quyết không bị bỏ lại phía sau trong khoản… ngựa, người Anh đã mày mò lai tạo ra giống Thoroughbred mà chúng ta thường thấy trên phim ảnh, trong thể thao ngày nay! Nên mâu thuẫn đông – tây là đã trường kỳ nhiều thế kỷ nay, với biết bao nhiêu động lực để nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế, thay đổi xã hội!

les gitans – 2

‘où viens-tu, gitan? Je viens de Bohème. D’où viens-tu, gitan? Je viens d’Italie. Et toi, beau gitan? De l’Andalousie. Et toi, vieux gitan, d’où viens-tu? Je viens d’un pays qui n’existe plus. Les chevaux rassemblés le long de la barrière, le flanc gris de poussière, le naseau écumant. Les gitans sont assis près de la flamme claire, qui jette à la clairière leurs ombres de géants. Et dans la nuit, monte un refrain bizarre; Et dans la nuit, bat le coeur des guitares. C’est le chant des errants qui n’ont pas de frontière, c’est l’ardente prière, de la nuit des gitans.

Où vas-tu gitan? Je vais en Bohème. Où vas-tu, gitan? Revoir l’Italie. Et toi, beau gitan? En Andalousie. Et toi, vieux gitan, mon ami? Je suis bien trop vieux, moi je reste ici. Avant de repartir pour un nouveau voyage, vers d’autres paysages, sur des chemins mouvants. Laisse encore un instant vagabonder ton rêve, avant que la nuit brève le réduise à néant. Chante, gitan, ton pays de Cocagne; Chante gitan, ton château en Espagne. C’est le chant des errants qui n’ont pas de frontière, c’est l’ardente prière de la nuit des gitans, de la nuit des gitans!

bolero

ác ku Bolero xứ Vịt bắt đầu tung hô, tôi cũng là “bolero” nhé! Mịa, éo tự luận ra được ngu chỗ nào mà lúc nào cũng bám lấy cái danh hão, nhạc thì như đống cxx, nội dung rỗng tuếch, toàn những loại “ốc mượn hồn”, ăn cắp, vay mượn lung tung, nhận càng nhận vơ, chẳng có cái nội dung gì cho nên thân, toàn thứ lảm nhảm, xàm xí, thiểu năng!

Thế rồi lên wiki cả tiếng Anh, tiếng Việt, bịa ra một thứ như “đúng rồi”! Chắc là chưa nghe “bolero” của người khác bao giờ, hoặc cũng có nghe nhưng không có khả năng nhìn ra được sự khác biệt! Chả trách cố sống cố chết bám víu vào mớ ngôn từ nhảm nhí, chả trách ai đưa cái cxx gì cũng nghe, cũng tin, dân trí nó đang ở tầm như thế!

Val’s Pobedy

au thời gian yên ắng, tiếp tục lại là chương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần! Thêm một điệu valse nữa: Val’s Pobedy – Điệu valse chiến thắng! Nguyên gốc bài ca tên là Điệu valse tháng Năm, sáng tác 1985, nhưng tác giả tưởng tượng ra mình đang…

Ở giữa thủ đô Vienne nước Áo, tháng Năm, 1945, những người lính Xô-viết ăn mừng chiến thắng, cùng chơi những điệu valse của Nga, của Strauss trên đường phố. Đây thực sự là một bài ca hoành tráng của những không gian lễ hội sôi động!

sevastopol waltz

hương trình âm nhạc cuối tuần: “Điệu valse Sevastopol”, bài rất cổ điển, rất Nga, và đặc biệt là rất “trưởng”, bàng bạc một không khí opera! Để “trưởng” được như thế thì người ngoài đâu có hiểu rằng, họ đã có những giai đoạn rất “thứ”, quay vào trong đối diện nội tâm để tự vấn, làm sao để thay đổi con người, làm sao để thay đổi xã hội! Ở đâu đó, có một thái cực ngược lại: nó vào nhà người ta, thấy người ta ăn cơm bằng cái gáo dừa: mày phải ăn bằng chén vàng nó mới đúng!

“Chén vàng” mới là văn minh, dân chủ, gáo dừa là không dân chủ, blabla… Thế rồi nó đập nát cái chén cơm của người ta đi, bắt phải đi kiếm một cái “chén vàng” hoang tưởng nào đó! Đương nhiên, nhà người ta đang ăn cơm bằng gáo dừa thì cùng lắm chỉ có thể nghĩ đến chén sành, chén sứ thôi, còn cái chén vàng “bánh vẽ” kia không biết đến bao giờ mới có!? Và cứ như thế, nó đi ăn cướp toàn thế giới để đem về góp phần tạo dựng nên “chén vàng” nhà nó, vừa ăn cướp vừa la làng như thế!