hms resolution

au khi phát hiện và vẽ bản đồ vùng bờ Đông châu Úc, James Cook trở về Anh, nhưng biết chắc rằng Australia chưa phải là Terra – Australis. Một cuộc thám hiểm thứ hai được tổ chức, mục tiêu vẫn là đi tìm Terra – Australis. Cook dùng đảo Tahiti làm căn cứ xuất phát đi về phương Nam, ba lần cả thảy, lần gần nhất đi quá 71 độ Nam, đến sát châu Nam cực, cách chỉ hơn 150km, nhưng buộc phải quay lui do băng giá và thời tiết. Phải hơn 50 năm sau nữa, châu Nam cực mới chính thức được tìm ra!

Trên con tàu Resolution đáng chú ý có mang theo cái đồng hồ K1 của Larcum Kendall, là một trong những chiếc đồng hồ cơ khí chính xác đầu tiên cho phép đo kinh – vĩ độ rất chính xác! James Cook còn trở lại Thái Bình Dương thêm một lần nữa, trên con tàu HMS Discovery! Về sau, James Cook được xem như công dân danh dự đầu tiên (không phải là người bản địa) của nước Úc, ngôi nhà ông ấy từng sống lúc nhỏ ở Anh được mua lại, tháo rời từng viên gạch, đem qua Úc và dựng lại thành bảo tàng!

hms endeavour

ndeavour là con tàu do James Cook làm thuyền trưởng đi làm nhiệm vụ đo đạc thiên văn ở đảo Tahiti, 1768, trong một dịp hiếm hoi, sao Kim gióng thẳng hàng với Mặt trời, nhật thực, 1769. James Cook, 39 tuổi, đã là một thuyền trưởng nổi tiếng với tài năng đo, vẽ bản đồ chính xác! Thực hiện xong nhiệm vụ thứ nhất đo đạc thiên văn, Cook mở cái “túi gấm” thứ 2 được niêm phong kín ra, trong đó chứa mệnh lệnh của Bộ Hải quân về việc đi tìm “Terra Australis”.

Terra Australis – vùng đất phương Nam, cho tới lúc đó thuần tuý là một giả thiết lý thuyết chứ chưa có bằng chứng thực nghiệm, dựa trên quan sát rằng các châu lục phân bố phần lớn ở Bắc bán cầu, nên phải có một cái gì đó ở phương Nam để đối trọng lại! Cook đã đến được châu lục mà ngày nay gọi là Australia, 1770. Về sau các tính toán phát hiện ra Úc chưa phải hoàn toàn là đối trọng phía Nam, hành trình đi tìm châu Nam cực sẽ còn là một câu chuyện khác!

hms bounty

ounty là con tàu nhỏ 215 tấn, làm nhiệm vụ thu thập giống cây breadfruit – trái sake về trồng làm thực phẩm! Thuyền trưởng William Bligh là điển hình của sỹ quan Hải quân Anh về tính mẫn cán, tận tuỵ với nhiệm vụ, đi kèm đó là kỷ luật sắt thép kinh hoàng! Án nổi loạn trong Hải quân Anh rất đáng sợ, phạm nhân sẽ bị truy lùng trọn đời, nên những người bị ép đến mức phải nổi loạn thường cố gắng tránh đổ máu, và dàn xếp cho nó trông có vẻ giống như một vụ thuyền trưởng “tự nguyện nhượng quyền”.

Gần Tahiti, Bligh và 18 người trung thành bị thả xuống một chiếc xuồng nhỏ, họ đã dong buồm đi 6500 km, 47 ngày về đến Indonesia, từ đây họ đi tàu lớn về Anh. Bộ Hải quân phát lệnh truy nã và chiếc HMS Pandora lên đường! Pandora chết mất 35 người chỉ để bắt 10 phạm nhân về quy án! Thuyền trưởng Bligh từ trẻ đã nổi tiếng, là phụ tá của James Cook, về sau trở thành tỉnh trưởng New South Wales, Úc, tại đây, ông lại bị bạo loạn thêm lần nữa, cũng do cái tính sắt đá của mình, bị bắt giam nhưng không chết!

hms beagle

eagle là con tàu nhỏ, 200 tấn, nhưng 3 lần đi vòng quanh thế giới, thực hiện nhiệm vụ chính là đo đạc bản đồ, nghiên cứu thuỷ văn! Đây là nhiệm vụ nặng nề và phức tạp, tàu thì nhỏ, tiện nghi thiếu, phải đi vào những vùng đất nguy hiểm, chưa từng biết đến (uncharted), và hành trình rất dài, mỗi chuyến đi thường 5, 6 năm! Vô số thuyền trưởng đã tự sát vì không chịu nổi áp lực những hành trình như thế!

Beagle nổi tiếng nhất là nhờ chuyến đi lần thứ 2 của nó, có nhà tự nhiên học trẻ Charles Darwin trên booong, hàng trăm tấn mẫu vật sinh học đã được thu thập và gởi dần về Anh (phải gởi làm nhiều đợt, nếu không sức nặng của bộ sưu tập này sẽ làm chìm con tàu). Chỉ đi ra biển đúng một chuyến 5 năm này, suốt mấy chục năm sau, Darwin đóng cửa viết sách và là tác giả của Thuyết-tiến-hoá như chúng ta đã biết!

hms pandora

au vụ bạo loạn trên tàu HMS Bounty, Hải quân hoàng gia phái chiếc HMS Pandora đi truy bắt phản loạn! Án phản loạn trong Hải quân Anh là khắc nghiệt nhất thế giới, phạm nhân sẽ bị lùng bắt cho đến cuối đời, đến khi nào bắt được hoặc xác định đã chết mới thôi! Cái tên Pandora, cái hộp chứa đựng những điều xấu xa, ác độc trong thần thoại Hy Lạp (Pandora’s box) cũng nói lên sứ mệnh của con tàu, bắt bạo loạn bỏ lại vào trong hộp! Sau khi truy bắt thành công, trên đường về, HMS Pandora đâm phải san hô và bị chìm ở miền Đông nước Úc, thuyền trưởng và thuyền viên vẫn tiếp tục áp giải tù nhân trở về Anh và đưa ra xét xử!

Cái màu sơn đen, sọc vàng này là đặc trưng của Hải quân hoàng gia Anh, trên cái nền sọc vàng đó, số ô đen là số ô cửa mở ra để bắn súng đại bác! Nên đã có nhiều tàu Anh sơn giả thêm nhiều ô đen lên trên sọc vàng để giả số ô súng, ban đêm treo đèn như là ô cửa thật để hù đối phương, đếm thấy nó nhiều súng quá, ngán nên đành thôi! Cũng đã có một số làm ngược lại, sơn vàng ô cửa đen đi, giấu bớt số súng, tàu đối phương tưởng ngon ăn, áp vào là… ăn cho hết! Lịch sử hàng hải của một dân tộc nó kinh hoàng như thế, em có thể ngồi kể chuyện về các con tàu “HMS xxx” này thêm vài trăm chiếc nữa cũng được! 🙂

hms pickle

au trận hải chiến Trafalgar, đô đốc Nelson tử trận, phó đô đốc Collingwood nắm quyền, phái con tàu HMS Pickle về Anh để báo tin! Pickle chạy liên tục 15 ngày về đến Falmouth, từ đó lại tiếp tục đổi 21 con ngựa trạm để về tới London! Chỉ cần báo tin chiến thắng là người đưa tin ngay lập tức, tự động được thăng lên một cấp!

Nên chọn ai để đưa tin cũng đã là một sự ưu ái cá nhân! Nhưng nhìn vào chiếc Pickle (replica), chúng ta sẽ hiểu tại sao như vậy, 2 cột buồm, đều là gaff-rig, chỉ một cánh buồm vuông nhỏ, còn lại là jib và stay-sail! Những con tàu đưa tin bao giờ cũng là fore-and-aft rig, không nặng nề như buồm vuông – square-rig, như thế mới chạy nhanh được!

tally ho

huyến cáo, phim dài nhiều tập, đến giờ đã trên 100 tập nhưng còn lâu mới kết thúc! Cuối tuần rảnh, em luyện gần hết bộ phim này, quá trình đóng lại (gần như là đóng mới) chiếc thuyền 111 tuổi Tally Ho! Đóng theo hình thức crowd-source, giãn cách xã hội mà, bên đó cũng rảnh không làm gì, nên nhiều người lần lượt tới góp công đóng chiếc thuyền này! Xem để hiểu kiến thức và kỹ năng cần có trong quá trình đóng thuyền, mênh mông như biển cả!

yuloh

guyên tắc hoạt động của cái yuloh, chèo đuôi cá: sợi dây buộc vào cán chèo giúp cho nó chuyển động trên một cung tròn, tại hai đầu cuối của cung tròn, người chèo bẻ góc của mái chèo đi một đoạn, có mấy cái nhìn rất đơn giản, nhưng cuối cùng cũng phải học người TQ… TQ làm cái gì VN cũng bắt chước làm cái đó, cũng giãn cách, cũng mua chung, cũng đi chợ hộ, cũng mua bán, giao hàng online, nhưng kết quả không giống nhau, nguyên nhân là do đâu!? Là thực chất, chất lượng, hiệu quả, kỷ luật và thái độ làm việc của con người thôi!

master and commander

him cũ nhưng siêu hay, 10 đề cử, nhưng rút cuộc chỉ có 2 giải Oscar! Hồi đó, cỡ gần 20 năm trước, em phải đi khắp nơi, tìm thuê đĩa CD về coi cho được! Master and Commander, Đại trưởng và Đại phó, một lý trí và một tình cảm, một sức mạnh và một tri thức, một cello và một violon, một bè trầm và một bè nổi, bản song tấu giữa biển khơi, nhiều cảnh quay cực kỳ đẹp và hoành tráng! Xem để hiểu văn hoá hằng hải của người ta khủng khiếp đến cỡ nào, nội các thuật ngữ, học nhiều năm cũng chưa biết hết!

day shapes

ọc 1 số văn bản luật hàng hải VN thấy giọng văn ngọng líu ngọng lo, hành văn còn không ra được 1 loại tiếng Việt suôn sẻ, rõ ràng là được dịch thô từ một nguồn văn bản tiếng Anh nào đó, có thể là luật hàng hải quốc tế! Dám cá là người ra văn bản còn không hiểu thực sự là nói về cái gì, cứ thế mà dịch thôi, không suy nghĩ!

Nhiều bà con chơi thuyền các nước (chả riêng gì VN) mà biết về các dấu hiệu nhận biết ban ngày này thì chết liền! Đây là 1 bảng chữ cái gồm 4 “ký tự”: hình tròn, hình nón, hình kim cương và hình trụ, ghép lại thành một thông điệp trạng thái, ví dụ như 1 hình tròn có nghĩa là tàu đang thả neo, 3 hình tròn nghĩa là tàu đang mắc cạn…

Hình nón ngược có nghĩa là tàu buồm nhưng đang chạy máy, 2 hình nón nghĩa là đang thả lưới, 1 hình kim cương nghĩa là tàu đang kéo hoặc được kéo, etc… Tàu dưới 7m không cần treo các ký hiệu nhận biết này, tàu dưới 12m phải treo 1 số, đa số chỉ áp dụng cho các tàu trên 12m, nhưng anh em chơi thuyền vẫn phải biết 1 số, phòng khi bị “chúng nó vịn” !!