hms eagle

ự kiện tai nạn hàng hải năm 1707 ở quần đảo Scilly, đoàn tàu chiến Anh trở về sau cuộc chiến với Pháp. Suốt nhiều ngày liền, thời tiết rất xấu, không thấy mặt trời để đo kinh-vĩ, nhiều tính toán toạ độ sai lầm dẫn đến việc đoàn tàu chiến hơn 20 chiếc đâm vào đảo! 4 tàu chìm hoàn toàn, ước tính gần 2000 người đã chết! Sau vụ này, nữ hoàng Anne ban hành Đạo luật Kinh tuyến – 1714, quy định sẽ thưởng 20.000 bảng cho ai tìm ra được cách xác định kinh độ chính xác. Người thắng cuộc là John Harrison, nhưng đó là một câu chuyện rất dài và phức tạp! John Harrison, thợ làm đồng hồ, người đã bỏ cả cuộc đời mình để làm ra chiếc đồng hồ chính xác – chronometer đầu tiên trên thế giới.

Ở đây nói về gốc gác một tiếng Anh là watch, watch nguyên nghĩa là “phiên gác”, gác tàu hay các cơ sở quân sự, định kỳ phải đổi gác nên cần có một cái đồng hồ đo thời gian! Cùng là đo thời gian, nhưng watch khác với clock ở chỗ, clock cố định tại một vị trí, trong khi watch là portable! Câu chuyện những chiếc đồng hồ này là một đề tài kỹ thuật hấp dẫn, có thể viết nhiều ngàn trang giấy. John Harrison bỏ ra 50 năm ròng rã để hoàn thành công trình, nhưng Uỷ ban Kinh độ từ chối trao giải thưởng. Ở tuổi 80, ông ấy khiếu kiện lên vua George III nhờ can thiệp đòi danh dự, vì thực ra giá trị của giải thưởng không còn quan trọng! Đến khi vua George doạ “đến tận nơi xử lý” thì vụ việc mới được giải quyết! 😀

hms dominica

ermudan-rig là kiểu buồm phổ biến ở Bermuda, vùng biển Đông Nam nước Mỹ cho đến Caribe, kiểu buồm thường thấy trên các con tàu giải trí ngày nay! Bermudan-rig phù hợp với các con tàu nhỏ, dễ điều khiển, cần ít người vận hành, và thường đi sát gió tốt hơn square-rig. Thế nên nhiều người có cái cảm giác là nó “ưu việt” hơn square-rig! Nên nhớ square-rig được dùng trên những con tàu siêu lớn hàng ngàn tấn, phải chở nhiều hàng hoá nặng nề, và đi trong những vùng biển ôn đới, vốn thường sóng gió dữ dội hơn là các vùng biển nhiệt đới!

Square-rig mạnh hơn, bền hơn, và có thể tuỳ-biến tốt hơn bermudan-rig, nhưng nó cũng cần nhiều kỹ năng, kinh nghiệm hơn! Trong tranh là HMS Dominica, con tàu quốc tịch Pháp đóng ở Mỹ, cũng là con tàu “đổi chủ” 4 lần, hết bị Anh đến Pháp chiếm qua chiếm về! Tranh thể hiện sự kiện Dominica bị con tàu privateer Mỹ – Decatur bắt năm 1813. Trên cột buồm sau của con tàu Decatur, có lá buồm skyscraper, loại buồm tam giác gắn trên cùng (skysail), về sau chữ skyscraper mang nghĩa phái sinh – toà nhà chọc trời như chúng ta biết ngày nay!

hms java

rong tranh là USS Constitution, một trong 6 chiếc tàu hộ vệ – frigate đầu tiên của Hải quân Mỹ non trẻ, đối đầu với HMS Java, nguyên gốc là một tàu chiến Pháp bị Anh bắt được. Java nhỏ và nhanh nhẹn hơn, Constitution lớn và có hoả lực mạnh hơn. Kết quả là Java bị bắt, và sau đó bị đốt cháy, 18212. Tranh minh hoạ chiến thuật Hải quân crossing-the-T, cắt mặt hình chữ T.

Con tàu nằm ở nét ngang của chữ T có lợi thế là có thể đưa toàn bộ súng một bên mạn tàu tập trung vào một điểm, gây thiệt hại rất lớn cho đối phương. Ngày nay USS Constitution là con tàu già nhất trên thế giới, 209 tuổi, vẫn còn có thể chạy buồm tốt! Để ý chi tiết trong tranh, cả hai con tàu đều cuốn tầng buồm dưới cùng lên cho gọn, kiểu như xăn tay áo để chuẩn bị đánh nhau vậy! 😀

hms st lawrence

rong hàng hải, bị gọi là “thuỷ thủ nước ngọt” được xem như một lời chế nhạo, thậm chí là sỉ nhục! Nhưng điều đó không hẳn đã đúng với HMS St. Lawrence, con tàu được đóng trên hồ Ontario, biên giới giữa Canada và Mỹ! Ontario là hồ nước ngọt, diện tích 19.000 km2, thông với Đại Tây Dương qua một con sông nhỏ, chảy xiết và nhiều chướng ngại, chỉ những con tàu nhỏ xíu mới đi lại được! Nên khi đóng chiếc St. Lawrence, là người ta đã tính nó chỉ loanh quanh trong hồ này mà thôi, đây là con tàu siêu lớn, lớn nhất của Hải quân Hoàng gia cho tới lúc đó!

Và vì chỉ đi loanh quanh trên hồ nước ngọt nên tàu không cần mang theo quá nhiều lương thực, thực phẩm, nước uống… nên có không gian để trang bị đến 112 súng! Lúc này thì Mỹ đã dành được độc lập, nhưng hai bên Anh & Mỹ vẫn còn tiếp tục xung đột với nhau ở vùng biên giới Mỹ & Canada. Từ khi hoàn thành, St. Lawrence chưa bao giờ tham gia một hoạt động chiến trận nào, vì chả ai dám dây dưa với cái kích thước của nó, vùng biên giới vì thế được yên bình! Thế nên cái câu thành ngữ La-tinh: Si vis pacem para bellum đúng là có cái lý của nó! 😀

hmc ceres

eres là con tàu nhỏ 450 tấn được đóng bởi Hải quân Hoàng gia, đến năm 1778, khi đang hộ tống đoàn thương thuyền ở Caribe, Ceres bị bắt và đưa vào biên chế Hải quân Pháp với tên Cérès. Đến năm 1872, Hải quân Anh bắt lại được con tàu này và đưa vào phục vụ với tên mới Raven. Sang năm sau, 1783, Raven lại bị Hải quân Pháp bắt, lại trở thành tàu Pháp với cái tên cũ Cérès! Chuyện như thế không hiếm thấy thời đó, một con tàu chiến bị bắt qua bắt về, đổi phe 3, 4 lần là chuyện khá thường thấy!

Nhân tiện nói về thành ngữ “loose cannon”, như bà Clinton gọi tt. Trump là một “loose cannon”… Trong thời đại thuyền buồm, các khẩu súng nặng 2, 3 tấn hoặc hơn, đặt trên 4 bánh xe và buộc lại bằng hệ thống dây, ròng rọc! Nếu vì lý do gì đó mà các dây này bị tuột (loose), nhất là trong giông bão, thì khẩu pháo đó lăn qua lăn về, khối lượng 2, 3 tấn đè chết người như đè một con ruồi, đâm thủng thuyền, phá nát nhiều thứ trên đường đi. Về sau “loose cannon” có nghĩa bóng ám chỉ một người nguy hiểm, không thể kiểm soát!

hms shannon

ội tàu đầu tiên do Quốc hội Mỹ đặt hàng, 6 chiếc tàu hộ vệ – frigate đầu tiên của Hải quân Mỹ đều là những tàu tốt, lượng giãn nước lớn, trang bị khá. Đội tàu này tham gia nhiều cuộc chiến, xung đột khác nhau, nhất là thời kỳ đầu đã đánh nhau rất thành công với Hải quân Anh, bắt hàng loạt tàu buôn và tàu chiến Anh. Điều này gia tăng sĩ khí cho hạm đội non trẻ, tuy nhiên công bằng mà nói, những tàu Anh thất bại đều là những tàu nhỏ, hoả lực “dưới cơ” các tàu chiến Mỹ. Và điều này cũng gây ra những tức tối, bức xúc trong hàng ngũ sĩ quan Hải quân Hoàng gia.

Thuyền trưởng Philip Broke của HMS Shannon công khai thách đấu, gởi chiến thư tới USS Chesapeake, giọng văn kiểu: “mày ra đây, tao với mày chơi tay đôi”! Kiểu đấu “hiệp sĩ” này khá công bằng, hai tàu tương đối ngang nhau về tải trọng, về số súng. Đáng nói là Shannon tuy không lớn, nhưng là một trong những con tàu thiện chiến nhất Hải quân Anh, thuỷ thủ tập bắn bốn buổi một tuần đều đặn. Chuyện xảy ra sau đó thì khá rõ, Shannon giải quyết trận đấu trong chỉ hơn 10 phút, phía Mỹ thương vong rất lớn, thuyền trưởng Broke được phong Nam tước! 😀

hms buffalo

uffalo như cái tên của nó (con trâu), là con tàu vận tải 540 tấn của Hải quân Hoàng gia, đóng ở Ấn Độ bằng gỗ giá tỵ. Buffalo đi đi về về giữa Anh và Úc, chở phạm nhân, hàng hoá. Năm 1824, đại dịch tả toàn cầu lan ra khắp châu Á. Nhưng tới năm 1832, làn sóng dịch thứ 2 mới lan tới Anh. Trên phạm vi toàn cầu, cả chục triệu người đã chết!

Trong 2 năm, Buffalo trở thành con tàu cách ly. Haiza, giá như VN cũng có vài chục con tàu cách ly thế này thì tốt biết mấy, cứ đậu giữa sông, khỏi phải đau đầu chuyện trốn trại! Về sau, Buffalo bị đắm trong một cơn bão ở New Zealand, bức tranh bên dưới thể hiện đúng sự việc lúc đó, con tàu treo lá cờ ngược, báo hiệu tình trạng nguy cấp!

hms captain

aptain là con tàu mang số phận bi thảm, tàu lật và chìm ngay trong chuyến thử nghiệm đầu tiên, 500 sinh mạng bị lãng phí! Câu chuyện lần nữa cho thấy, ý kiến của đám đông ngu dốt chỉ mang lại thảm hoạ mà thôi! Chuyện bắt đầu với tháp pháo xoay, thiết kế của thuyền trưởng Cowper Phipps Coles năm 1855, về cơ bản là đi trước thời đại, thay vì dùng dãy nhiều súng, con tàu được thiết kế chỉ có vài tháp pháo xoay, có thể bắn được nhiều hướng mà không phải quay thuyền. Ít súng hơn, tức là súng phải to hơn, và công nghệ chế tạo đã cho phép có những khẩu súng cỡ nòng 200 ~ 300 mm, nặng cả vài chục tấn!

Bản thiết kế của thuyền trưởng Cowper Phipps Coles qua xét duyệt, không được Bộ Hải quân chấp thuận! Coles thực hiện cả một chiến dịch truyền thông tấn công các quan chức Bộ Hải quân, vận động báo giới và Nghị viện. Bộ Hải quân, trước sức ép, phải chấp nhận cho Coles được đóng chiếc thuyền theo thiết kế của mình! Chuyện tiếp theo là lịch sử, trong buổi bắn thử nghiệm đầu tiên, trong thời tiết xấu, thuyền nghiêng 21 độ và lật úp (những con thuyền khác có thể nghiêng đến ít nhất 50 độ mà vẫn không sao), sau đó chìm, kéo theo gần 500 sinh mạng, nguyên do đơn giản là trọng tâm quá cao, mà phần mạn khô quá thấp!

the ship’s cat

acebook nhắc ngày này 5 năm trước, the ship’s cat, HMS Hermione. 😀 Quay trở lại Thời đại thuyền buồm, The-age-of-Sail, trên những con tàu gỗ, mèo là 1 thành viên không thể thiếu của thuỷ thủ đoàn, tàu nào cũng có ít nhất 1 con, lý do đơn giản là để bắt chuột… Cái thời xa xưa ấy, khi tàu bè còn nhỏ bé và hay lắc lư, thuỷ thủ đoàn đều ngủ trên những chiếc võng (hammock), và mèo cũng như mọi thành viên khác, cũng có 1 cái võng của riêng mình…

hms warrior

ửa cuối thế kỷ 19 bắt đầu kỷ nguyên bùng nổ về công nghệ: đóng tàu, động cơ, súng và đạn, etc… tất cả liên tục thay đổi, khiến cho một con tàu đóng xong chưa tới 10 năm đã thành lạc hậu! Warrior là con tàu như thế, hạ thuỷ năm 1861 để đối trọng lại với một con tàu Pháp – Gloire đi vào phục vụ một năm trước đó! Nhưng Warrior ở một đẳng cấp hoàn toàn khác, lúc hoàn thành, Warrior là tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất thế giới!

Nhanh hơn, được bảo vệ tốt hơn, hoả lực mạnh hơn bất kỳ con tàu nào khác! Nhưng vẫn có một chút không chắc trong thiết kế của Warrior, dù hơn 9000 tấn, vẫn chỉ được xem là frigate, tàu hộ vệ, chứ chưa phải là chiến hạm chủ lực! Đây là thế hệ tàu chiến cuối cùng còn mang đủ toàn bộ hệ thống buồm! Vẻ đẹp cổ điển của buồm đã hoàn toàn phải nhường chỗ cho máy móc, sắt thép, động cơ và sức công phá kinh hoàng của những thế hệ súng, đạn mới!