theo mùa

acebook nhắc ngày này năm trước, nhân tiện lảm nhảm về “lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa”, phải hiểu điều này như thế nào!? Về mặt kỹ thuật mà nói, châu Âu, Anh, Mỹ từ nhiều trăm năm trước, và cả Trung Quốc ngày nay đều đánh bắt theo mùa! Vào mùa, vừa dỡ bỏ lệnh cấm là hàng ngàn chiếc tàu lao ra biển đánh bắt, hết mùa, ban hành lệnh cấm là tất cả quay về treo lưới, nghỉ! Việc đánh bắt theo mùa này, tuy rằng cũng “tận thu” từ thiên nhiên, nhưng không “tận diệt”, xét góc độ kinh tế hay môi trường cũng đều có nhiều tác dụng tốt!

Vì nó dành quãng thời gian nhất định cho đàn cá phục hồi, cá phải đủ lớn tới một mức nào đó, chứ không như VN, đánh bắt chả theo quy luật nào, thích lúc nào đi lúc đó, và đánh bắt theo kiểu tận diệt! Nên “lệnh cấm đánh bắt cá”, ngoài các yếu tố địa chính trị áp đặt lên nước khác, thực chất là một quyết sách thuần tuý mang tính chất “chuyên môn”. Chỉ có VN là một mình một kiểu, không chịu học tập phương pháp, thay đổi phương thức sản xuất đã đành, mà còn hy vọng cách thức “không giống ai” đó giúp bảo vệ được chủ quyền! 😢

rừng luật

acebook nhắc ngày này năm trước… Lại nói chuyện “rừng luật” không bằng… “luật rừng”! Như vụ mô-tô nước tai nạn chết người trên sông SG gần đây, rồi dẫn tới việc hết sức tào lao là cấm mô-tô nước trên tuyến đường thuỷ nội địa. Chúng nó chỉ có nhậu, bolero, đua xe, đua ghe rồi chụp ảnh khoe Face chứ thể thao nước cái gì!? Nhưng vì một vài con sâu mà cấm cả nồi canh, rồi tự ngồi “đĩ miệng” với nhau: chúng ta là quốc gia biển đảo! 😢 Mọi thứ căn bản cuối cùng vẫn quay về phẩm chất, tư cách con người, luật không thể nào quy định mọi trường hợp được!

Nhưng rất nhiều khi là cách làm luật không đúng, ví dụ: nếu không thể quy định chính xác như thế nào là chằng buộc hàng hoá an toàn thì làm theo hướng ngược lại: quy định mức phạt thật nặng (thậm chí bỏ tù) nếu gây ra tai nạn, gây hậu quả nghiêm trọng! Là tự khắc chúng nó lo buộc cuộn thép đúng cách, tự khắc dân nó biết điều ngay thôi! Mấy chuyện này không phải các bác ấy không biết, nhưng làm luật đúng, hợp logic thì “ăn” vào đâu được, nên cứ phải nửa nạc nửa mỡ như thế, tự tạo ra một đống mâu thuẫn để tuỳ lúc, có thể diễn giải luật theo cách… tuỳ ý! 😢

Aivazovsky

hững người di cư đầu tiên tới Úc là các tội phạm, những người cần phải “tạm thời cách ly khỏi xã hội”. Những người di cư đầu tiên đến Mỹ là các thành phần Tân giáo, Thanh giáo, Tin Lành, Lutheran, etc… vì những mâu thuẫn tôn giáo khốc liệt, kinh hoàng ở châu Âu mà phải ra đi tìm đường sống, và thành phần di cư vì các lý do kinh tế cũng không ít! Châu Âu của “kỷ nguyên Ánh sáng” không “sáng” như chúng ta nghĩ mà trái lại: chiến tranh, dịch bệnh, đói kém, không thiếu thứ gì! Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… tất cả những nước châu Âu đều tìm cách đẩy mâu thuẫn nội tại sang một thế giới khác, sang Tân thế giới hoặc các quốc gia thuộc địa khắp Á, Phi, Mỹ La-tinh… Và ngày nay chủ nghĩa “thực dân kiểu mới” không phải đã kết thúc, mà chỉ tiếp diễn với rất nhiều những hình thức khác mà thôi!

Nga là một quốc gia lục địa, mãi đến Peter-the-great, họ mới thực sự biết đến biển! Nên mâu thuẫn nội tại của họ không đẩy đi đâu được, mà bùng phát ngay chính trong nội bộ! Vì không thể “chạy trốn”, nên mâu thuẫn xã hội “hiện nguyên hình” theo những cách chân thực, khốc liệt nhất! Nên mỗi nền văn hoá “tốt” hay “xấu” theo cách riêng của nó, bảo rằng một bên là “dân chủ, tốt đẹp”, bên kia “đàn áp, xấu xa” e rằng nói một phía! Một bên chuyên “xuất khẩu cách mạng”, một bên chuyên “xuất khẩu dân chủ” thảy đều là tìm cách đẩy – offload những vấn đề nội tại sang nơi khác mà thôi! Tôi chẳng tin gì vào cả 2 thứ vừa kể, kể cả đám gọi là “dân chủ” cũng chỉ thấy toàn “cuội”! 🙂 Vấn đề suy cho cùng ở ngay trước mắt, rất dễ thấy, các giá trị con người: trung thực, liêm chính chứ không phải quan điểm chính trị!

Nhưng giá trị con người, nói dễ nhưng không hề dễ, đấu đá bao nhiêu năm vẫn chưa thấy tốt hơn được bao nhiêu! Trong ngắn hạn, chuyện thay đổi tâm hồn con người, thay đổi văn hoá vẫn là chuyện vô cùng nan giải! Trong lúc chờ con người thay đổi ấy, mà tôi e là còn lâu lắm, không biết còn bao nhiều trăm, ngàn năm nữa… trong lúc chờ đợi điều đó thì có một lối thoát tạm thời, khả dĩ có thể làm cuộc sống dễ thở hơn một tí, dù chỉ là một tí thôi, và đây cũng là một bài học mà lịch sử đã dạy cho chúng ta, đó là… đi ra biển cả 😃, như đã phân tích phía trên (về các quốc gia đi ra biển và “tìm ra” Tân thế giới, thiết lập nên những vùng đất thuộc địa mới). Ảnh: bức tranh “Làn sóng thứ 9” của Ivan Aivazovsky, một trong những hoạ sĩ cổ điển hàng đầu của nước Nga, chuyên vẽ tranh về đề tài biển cả và hàng hải!

tsar – carpenter

hủ nhật nào cũng vậy, Ivan Artemist Brovkin tiếp con gái là Alekxandra và chàng rể đến ăn trưa tại ngôi nhà gạch mới xây ở phố Ilinka. Artemist goá vợ ở vậy. Người con cả là Aliosa vắng nhà, bận đi tuyển lính cho các trung đoàn. Lão còn ba người con trai nữa: Yakov phục vụ trong hải quân ở Voronez; Gavrila du học ở Hà Lan tại các xưởng đóng tàu. Còn người con út Artamon, hai mươi mốt tuổi, ở nhà thảo và đọc thư từ, giữ sổ sách kế toán cho bố. Artamon nói thông thạo tiếng Đức, dịch cho bố những sách về thương mại và đọc cho bố nghe chơi bộ Sử ký của Pufendorf. Ivan Artemist nghe và thở dài: Lạy Chúa, thế mà chúng ta sống ở tận cùng trời cuối đất, như lợn!

Ivan Artemist Brovkin trong truyện cũng gần giống như Roman Abramovich vậy, thương gia gốc Do-thái làm nghề cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội của Sa-hoàng. Ảnh bên dưới: tượng đồng Peter học nghề thợ mộc đóng tàu ở Zaandam, Hà Lan, ngày nay đặt ở trong sân toà nhà Bộ Hải quân, thành phố St. Petersburg! Peter – nhà vua – thợ mộc còn thành thạo hàng chục nghề khác nữa, bàn tay đầy vết thương và chai sạn… Trong ảnh chiếc xuồng có vẻ nhỏ so với người, Peter thực tế không quá to con nhưng lại có chiều cao khủng hoảng, lên đến 2.03 m, nên dù thường xuyên mặc quần áo thợ thuyền, lính tráng lùi xùi nhưng giữa đám đông vẫn không thể nào lẫn đi đâu được!

“quốc gia biển đảo”

ếu căn cứ vào tấm ảnh thì sóng cỡ 3 ~ 4 feet (0.9 ~ 1.2m), không gian lý tưởng để chèo kayak hay lướt sóng! Nước không quá sâu, thuyền mắc cạn, lật úp, thiệt hại nhân mạng nhiều như thế! 😢 Haiza, quá nhiều lần rồi không còn muốn nói nữa… quốc gia biển đảo mà… toàn loại nhát cáy, một chút kỹ năng vận động, sinh tồn cũng không có! 😢 Như trong bài báo này thì là một tình huống khá khó chịu, trước đây tôi đã từng mô tả, ai chèo kayak sẽ cảm nhận điều này rất rõ: 2 làn sóng ngược giao nhau, mà một trong hai làn đó thực chất là sóng phản xạ của sóng đầu tiên. Giải pháp có thể là tăng ballast + kinh nghiệm xử lý của tài công! Thuyền mà, đến một lúc nào đó cũng sẽ lật thôi, quan trọng là nếu lật rồi thì phải xử lý làm sao!

Cross sea… xem video để hiểu thêm về hiện tượng sóng đánh từ nhiều hướng! Đôi khi là do 2 luồng gió thổi từ 2 hướng khác nhau, nhưng đôi khi cũng có thể do vật cản (đê, kè) hay do địa hình không bằng phẳng dưới đáy biển! Nên phải hiểu luồng lạch, sóng gió để chọn hướng tiếp cận phù hợp, chứ để sóng lớn đánh ngang hông thuyền là đến một lúc nào đó cũng sẽ lật thôi! Một khi tai nạn xảy ra, đương nhiên là nó… tập hợp đầy đủ những yếu tố “không đúng”! Thứ nhất là cái “chuẩn SB” gì đó rõ ràng là có vấn đề! VN mà, ai cũng rõ là có cả rừng tiêu chuẩn, nhưng thực ra… chẳng có chuẩn nào! Thứ 2 là con tàu Phương Đông 05 vốn dĩ là tàu cá hoán cải, thêm cái cabin to và nặng phía trên, có gì bảo đảm các tính toán đều đúng!?

Thứ 3 là rõ ràng tàu không tự lật ngược lại (self – righting) được một khi bị nạn, với những con tàu closed – cabin thì đương nhiên phải có thử nghiệm lật thuyền (capsize test)! Theo như video và ảnh cứu nạn thì con tàu cứ nằm phơi bụng lên như thế nhiều giờ liền, tải giằng tàu (ballast) ở đâu?! Thứ 4 là cánh cửa: có nghi vấn khó mở cửa, nếu cửa mở ra ngoài, tàu lật úp trong vùng nước cạn thì cửa có thể không mở được, phải là loại cửa mở vào trong! Thứ 5 là kinh nghiệm của người điều khiển phương tiện, biển tuy phức tạp nhưng rõ ràng là sóng gió không quá lớn! Và cuối cùng là khả năng tự thân vận động của hành khách, chẳng lẽ không biết cách cởi áo phao ra ngụp xuống một đoạn ngắn để luồn qua cánh cửa!?

ut glory

áng đọc tin thấy buồn quá, “UT Glory” là người “bạn vong niên” của em từ nhiều năm nay, chèo trên sông lúc nào cũng gặp, gặp thường hay nói chuyện qua bộ đàm, từ khắp SG ra đến VT! Hoá ra là nó có vai trò như thế! 🙁, đúng ra em phải sớm đặt câu hỏi nó cứ loanh quanh mãi như thế để làm gì, chả thấy chở hàng gì! Từ những ngày giãn cách, em nấu ăn bằng hai cái bếp, một bếp cồn và một bếp xăng là đã thấy bất thường, xăng để lại quá nhiều muội than, nhiều một cách kinh hoàng!

Ôi, Việt Nam, đất nước của một triệu lẻ một trò lưu manh, gian dối! Vụ làm giả xăng dầu này e là tinh vi và quy mô hơn nhiều so với vụ Trịnh Sướng! Việt Nam, đất nước của hơn 13,000 (mười ba ngàn) tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, đủ cả chả thiếu cái gì! Một đống hỗn tạp, vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân, vừa ăn cướp vừa la làng, vừa là thánh nữ, cũng đồng thời là đĩ điếm, vừa tự tạo nghiệp, vừa tự chịu đựng! Tất cả đều là những “cái tôi” méo mó, quái dị, éo ra hình thù gì!

outcast

gười Việt xưa nay vẫn xem “dân vạn đò” là tầng lớp thấp kém, thậm chí là “outcast”, tầng lớp “ngụ cư”, ngoài lề xã hội! Thử nhìn lại dải đất dài, hẹp hình “con rắn độc” này sẽ thấy, người Việt vừa sợ biển, vừa sự núi, xuống biển thì không chịu được hiểm nguy, lên rừng thì không chịu được gian khổ, dần bị ép vào một cái thế dài ngoằng ra như thế! Đạo ông Trần, Long Sơn, Vũng Tàu, dù nội dung nó là gì đi nữa, vẫn cho thấy một mô hình cộng đồng xa xưa còn sót lại! Một tiến trình di dân ven biển, một hình thức “tôn giáo” đơn giản theo kiểu “đạo ông bà”, môi trường để lưu trữ kiến thức, học vấn, chữ nghĩa, môi trường để duy trì các nghề thủ công, các phong tục, tập quán tốt đẹp xưa cũ, tất cả cho đến khi…. người Mỹ đến, uproot – nhổ gốc dân cư ra khỏi các làng xã của họ.

Những người này bị lùa vào các khu tái định cư (ấp chiến lược) hay bị xua đuổi về thành thị! Nuôi sống bằng bơ sữa, đồ hộp, bằng nhạc rock và cần sa, khiến cho họ mơ mộng về một nền kinh tế phồn thịnh, tự nuôi sống nó được! Khi người Mỹ đi rồi, bộ phận lớn bị bỏ lại với cái hoang tưởng kinh tế, xã hội của họ, trở lại với cái thực tại năng lực sản xuất vốn có như cả ngàn năm trước! Nghiêm trọng hơn, những lề thói xưa cũ giúp làng xã, cộng đồng ổn định đã bị phá huỹ đi mất! Không còn ai nhớ đến chúng là như thế nào nữa, hình thành một tầng lớp thị dân không ra thị dân, nông dân cũng chẳng phải, không dung hợp được vào đâu cả! Kinh nghiệm cho thấy rằng, chính cái thành phần ngô không ra ngô, khoai không ra khoai này (kiểu đám bolero) là thành phần ngu dốt, manh động và phá hoại nhất!

maiana

ệ thống AIS (nhận diện “đối phương” tự động) cho tàu thuyền MAIANA, mã nguồn mở GPLV3, chọn giấy phép này là để khó bị các công ty thương mại thâu tóm và biến thành close-source! Nhỏ gọn, cái ống trong hình đường kính cỡ 1 inch, dài dưới 10 inch, điện tiêu thụ cỡ 2W (0.1666 amp với hệ thống 12V)… hoàn toàn phù hợp để lắp trên 1 chiếc xuồng kayak!

Trong một con người luôn luôn có một vài cái mâu thuẫn, em là em vẫn thích một chiếc thuyền mà bước lên chỉ cần nói: “Hey, boat (not Hey Siri), prepare to sail !” … nhưng đó thực ra chỉ là một mặt nhỏ của vấn đề thôi! Mặt lớn hơn, quan trọng hơn rất nhiều là làm sao đi ra ngoài kia, nhúng nước cho nó ướt từ đầu đến cuối, theo cách đơn giản nhất, đáng tin cậy nhất!

hms dreadnought

ó rất nhiều thứ để nói về con tàu Dreadnought này, được xem là một cột mốc quan trọng trong lịch sử hàng hải toàn thế giới. Đầu tiên là cái tên Dreadnought, hiểu nôm na trong tiếng Việt là “éo ngán thằng nào, chả sợ cái gì” 😅 Dreadnought tích hợp trong nó quá nhiều công nghệ tiên tiến thời đó, đến mức lịch sử thiết kế tàu chiến chia làm 2 giai đoạn: tiền – Dreadnought và hậu – Dreadnought. Dreadnought tàu chiến hạm lớn đầu tiên chạy bằng động cơ turbine hơi nước, tốc độ đạt đến hơn 40 kmph, đủ cho tất cả chiến hạm khác thời đó “ngửi khói”.

Dreadnought là tàu đầu tiên chạy than kết hợp với dầu mỏ! Hệ thống súng lớn bắn xa đến hơn 17 km, hệ thống quan trắc, chỉ thị mục tiêu từ xa (đây là một dạng máy tính cơ-điện đầu tiên). Đáng kể là Anh quốc hoàn thành Dreadnought trong thời gian kỷ lục 4 tháng, một kiểu phô trương sức mạnh công nghiệp! Dù vậy, sự nghiệp chinh chiến của Dreadnought không có gì đáng kể, thời gian WW1 thì con tàu đang sửa chữa nên bỏ lỡ hầu hết sự kiện. Dreadnought bị loại biên sau chưa đến 20 năm phục vụ, vì công nghệ tiến bộ không ngừng đẻ ra nhiều thế hệ tàu chiến mới!

hms viper

iper là chiếc tàu dùng động cơ turbine hơi nước đầu tiên của Hải quân Hoàng gia, thử nghiệm đã đạt đến tốc độ 57 kmph. Nhưng trước hết, phải nói về chiếc Turbinia, con tàu nhỏ được đóng bởi Charles Algernon Parsons để thử nghiệm động cơ do ông chế tạo. Kỷ niệm 60 năm trị vì của nữ hoàng Victoria, một lễ duyệt binh Hải quân được tổ chức, 1897. Chiếc Turbinia xuất hiện tại lễ duyệt binh này, chạy qua chạy về mấy vòng. Hải quân đưa vài chiếc tàu ra đuổi bắt, nhưng không ai có thể theo được cái tốc độ kinh hoàng 34.5 kn (gần 65 kmph) của nó.

Catch me if you can! 🙂 Lúc đó, Turbinia là con tàu nhanh nhất thế giới. Chừng đó là đủ để con tàu “xấc xược” này lọt vào mắt xanh của Bộ Hải quân, và họ quyết định đóng Viper và Cobra để thử nghiệm về công nghệ turbine. Đến 1905 thì quyết định toàn bộ tàu chiến Hải quân tương lai sẽ được trang bị động cơ turbine. Nhân nói về gas-turbine và steam-turbine, đọc báo chí VN 10 bài thì hết 9 không phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại này, dịch thuật thì làm ơn đầu tư học hỏi chút xíu đi, kiến thức cơ bản hơn 120 năm trước mà mơ hồ như đi trên mây!