bơi

ào lao hết sức, đây không phải là phát triển thể thao, càng không phải là vấn đề huy động nguồn lực xã hội, các bác cứ “nâng tầm quan điểm”, chuyện “nhỏ” thôi, là chuyện thay đổi tâm tính người Việt, mọi chuyện bắt đầu từ “tâm” mà! Cứ muốn “vận động” mà “tâm” không đổi, làm thế nào được!?

Vẫn lên mạng livestream nói xấu người khác, vẫn hóng hớt vạn chuyện tào lao xã hội, vẫn cạnh khoé và ghen ăn tức ở vặt vãnh, vẫn luôn rình mò, ta đây biết rồi, ta đây hiểu chuyện, vẫn suốt ngày lên Tiktok nhìn mông và vú, rồi quay sang mắng trẻ nhỏ: mày không vận động, mày lười biếng, các kiểu… 😃

quicksand

ừ mấy chục năm trước, chính phim ảnh là người vẽ nên những bức tranh sai lệch về vật lý, những “urban legends”, huyền thoại về quick-sand, cát non, bùn lầy, người ta bị sa vào và chết chìm trong đó, rồi trở thành một kiểu huyền thoại như “Lưu Sa hà” như trong Tây du ký: “Lông ngỗng không nổi được, Hoa lau cũng phải chìm…” 🙂 Đương nhiên cũng có một phần sự thật: những môi trường như vậy được gọi là “non-Newtonian fluid”, những chất lỏng không tuân theo các quy luật Newton, độ nhớt (viscosity) của nó không phải là hằng số, mà thay đổi tuỳ theo ngoại lực tác động, nên càng vùng vẫy, càng đạp mạnh thì càng lún sâu, đó là điều có thật! Nhưng có một sự thật khác nữa là cơ thể con người, do nhẹ hơn nhiều nên chỉ lún đến một độ nhất định, không thể chìm hoàn toàn trong đó!

Và chết không phải do chìm, mà do bị mắc kẹt, rồi thuỷ triều dâng, hay do nhiễm lạnh .v.v. Đi chèo thuyền nhiều, có nhiều lúc tôi phải lội bùn, sình lầy ven sông, biển, nhiều nơi mịn còn hơn cả bột mì, lún sâu tới quá thắt lưng, gần ngang ngực, nhưng nếu trên người mặc áo phao, hay có một cái mái chèo, tấm ván để làm chỗ bám víu thì hoàn toàn yên tâm, đương nhiên cũng phải có chút kinh nghiệm xử lý tình huống! Cũng là dịp tốt để trãi nghiệm sự điềm tĩnh, thản nhiên của bản thân! 🙂 Tất cả đều quay về lý giải bằng định luật Archimede, khối lượng riêng của cơ thể người xấp xỉ 1kg / lít, còn khối lượng riêng của bùn, lầy, cát, đầm lầy… khoảng 2kg / lít. Nên không cách nào cơ thể con người có thể chìm trong đó được, chỉ bị mắc kẹt mà thôi, trừ khi là trong một loại môi trường “nhân tạo” nhẹ hơn 1kg / lít!

Thuỷ triều ở Việt Nam tuy chỉ ở mức trung bình (giao động tối đa chỉ trong khoảng 4 ~ 5 m) không biến động lớn đến 9 ~ 10 m hoặc hơn nữa như một số vùng trên thế giới, nhưng tuỳ địa hình, địa mạo, cộng với với thời điểm, thời tiết cụ thể mà mức biến thiên của mực nước có thể khá nhanh, có thể dâng cao thêm 1 m trong chưa đầy 30 phút, điều này tôi đã nhiều lần chứng kiến, trãi nghiệm trực tiếp! Nên nếu không có sự hiểu biết về con nước, mùa trăng, thuỷ triều tại địa phương cụ thể… sẽ dẫn tới không phản ứng kịp, nhất là khi có nhiều trẻ nhỏ! Haiza, đến tận giờ vẫn nghĩ: Việt Nam là cái giống cực kỳ lười vận động, hiểu biết tình huống và kỹ năng thực tế là con số không đúng nghĩa, lại thiếu chuẩn bị dự phòng nên mấy cái chết thương tâm như thế này cứ lặp lại mãi từ năm này sang năm khác! 🙁

urban legends

ấy cái này, tiếng Anh thường gọi là “urban legend”, thỉnh thoảng vẫn thấy lặp đi lặp lại mãi trên báo chí, từ cả mấy chục năm nay chứ không phải chỉ gần đây! Dịch sang tiếng Việt là “truyền thuyết đô thị” có phần hơi khiên cưỡng, nhưng nó có ý phân biệt với những loại “truyền thuyết” từ thời xa xưa, thời còn chưa có đô thị! Nhưng dù có, hay không có “đô thị” thì tâm thức chung của xã hội loài người vẫn “hỗn mang” như thủa “hồng hoang”, vì đã là “truyền thuyết” thì theo tinh thần khoa học, hiểu cho ngay tức là… không có thật!

Những câu chuyện về con tàu Mary Celeste, những “người Hà Lan bay”, rồi “tam giác quỷ Bermuda”, etc… vẫn thấy đám báo chí “trì độn” Việt Nam trích dịch mãi, hết từ năm này sang năm khác, bắt đầu từ cả mấy chục năm trước kia! Riêng về “tam giác quỷ Bermuda”, vùng này “nổi tiếng” là có mật độ tàu bè lớn, và có “khá nhiều” tai nạn hàng hải, hàng không, nhiều vụ đến nay vẫn “chưa thể lý giải” rõ ràng! Nhưng nhiều người đã thống kê tỷ lệ tai nạn trên số tàu bè qua lại, thì vùng Bermuda này cũng không cao hơn những vùng biển khác! 😀

máy học

âm sự của một người đang làm việc có liên quan nhiều đến “machine learning”… Có một thời, Facebook toàn “suggest – gợi ý” các nội dung, quảng cáo bẩn, nó thể hiện những thứ được xem trong cùng một địa chỉ IP, của những người ở xung quanh bạn! Sau đó, có vẻ như thuật toán phân loại của Face đã được cải tiến, bớt thể hiện các chuyện nhảm nhí tào lao. Đến một ngày, bỗng dưng nó thể hiện khuôn mặt “có vẻ tri thức” thấy rõ, hiện ra nào là: khảo cổ, hội hoạ, nghệ thuật, bảo tàng, hàng hải, thuyền buồm, etc… và các chủ đề tương tự! Như bức hình dưới đây, từ khoá của nó sẽ là “tall ship”, “clipper”, nếu bạn cứ đi theo những “luồng nội dung” đó, bỗng dưng phát hiện tàu càng ngày càng có nhiều buồm! Đến một lúc chỉ thấy toàn buồm và buồm thôi, chả thấy tàu đâu! Đó chính là vì đám “content creator – những kẻ “tối tạo” nội dung” trên internet nghĩ rằng bạn sẽ thích những kiểu như thế! Đó là cái mà tôi gọi là “kiểu trí năng trì độn của những cỗ máy”, mà không ít cư dân mạng xã hội kỳ lạ thay, cũng hành xử y như vậy! 😀

Chúng nó đâu có hiểu rằng người thích tàu buồm thì họ đã đi học thắt nút, bện dây (riêng chuyện này là học nhiều năm), học cách làm ròng rọc, học cách cạo hà và sơn đáy thuyền, học cách làm wind-vane, học cách chế tạo máy lọc nước biển thành nước ngọt, học cách đi dây điện chống nước, học cách thay lọc dầu và bảo dưỡng động cơ, học cách nối mạng các thiết bị để tạo ra hệ thống auto-pilot – lái tự động, cáp mạng trên tàu là những loại nào, xài những protocol gì, làm sao để lập trình được nó, hệ thống cờ tín hiệu gồm những loại nào, có ý nghĩa gì, làm sao để leo cột buồm cho hiệu quả và an toàn, làm sao để lắp tấm pin năng lượng mặt trời, làm sao để neo tàu khi thuỷ triều lên và xuống… và 1001 chuyện bên lề khác, nhiều khi chẳng có liên quan trực tiếp gì đến “tàu buồm”, còn nếu xác định đi vào “đóng tàu”… thì lại thêm 1001 chuyện khác nữa, chứ họ đâu có ngồi đó mà “ngắm nghía” mấy cái hình “ba láp”! Nên nói chuyện máy hiểu người hoàn toàn là chuyện tào lao, đến người đó quen biết nhau suốt mấy chục năm còn chưa hiểu gì nữa là! 😀

khu vực biên giới biển

huyện khôi hài, nhưng về mặt luật là rất đáng để suy nghĩ! Không nói ai đúng ai sai, chỉ nói chuyện khái niệm “khu vực biên giới” đang được hiểu rất tuỳ tiện, như khu vực cảng Cầu Đá, Vũng Tàu và rất nhiều nơi khác vẫn đang được xem là “khu vực biên giới”! Hiểu như vậy sai hoàn toàn với các công ước biển mà VN tham gia, biên giới trên biển phải là 12 hải lý (khoảng 22.2 km) tính từ đường cơ sở kia! Theo như thông lệ quốc tế, khi một con tàu (tàu thuỷ, tàu bay) nước khác cập cảng VN, thì con tàu cộng với chút ít khu vực xung quanh tạm thời được xem là “lãnh thổ ngoại quốc”! Và biên giới tạm thời trong tình huống đó chính là vùng tiếp giáp (tính bằng vài mét, không nhớ rõ lắm) xung quanh con tàu nước ngoài đó! “Sea boundary area” phải hiểu đúng là “khu vực tiếp giáp biển”, không thể hiểu là “khu vực biên giới biển”, tiếng Anh dùng chữ “boundary” rất chính xác!

“Boundary” và “border” mặc dù có liên quan gần với nhau, nhưng “boundary” không phải là “border”, hiểu theo nghĩa biên giới cứng, nếu là “biên giới” thì họ đã dùng chữ “border”, đâu đó đã có sự “đánh tráo khái niệm” ở đây! Quản lý địa bàn đó như thế nào vẫn là việc cần phải làm rõ, nhưng rất vô lý khi xem toàn bộ vùng ven biển, nơi đã có quá trình dân cư sống đông đúc, lâu đời, có vô số hoạt động giao thông, kinh tế phức tạp khác nhau là “khu vực biên giới”! Chính là một kiểu “nâng tầm quan điểm”, gán cho nó cái ý nghĩa “nhạy cảm, nghiêm trọng” không đáng có. Người ta đã đi ra vùng biển quốc tế từ lâu rồi, mà mình vẫn còn “bó” vào trong, cố tình tạo ra thêm “biên giới” bên trong “biên giới”. Ngay cả “vành đai biên giới” trên bộ cũng chỉ cách không quá 1000m tính từ đường biên cứng! Hiểu như vậy rất dễ xảy ra lạm quyền, nếu muốn gọi là “khu vực biên giới”, phải đi xa thêm hơn 22.2 km nữa kia!

qcvn 56

ọc qua là biết QCVN 56, quy chuẩn đóng tàu vỏ FRP được dịch ra từ tài liệu tương tự của Hàn Quốc (mà nói thật là tài liệu gốc dùng tiếng Anh cũng không được tốt cho lắm)! Không khó để nhận ra bản dịch có khá nhiều lỗi, ở đây chỉ ra một lỗi cơ bản làm đình trệ toàn bộ quy trình đăng kiểm. Việc trình bản vẽ của tàu… như ta biết, đa số các thương hiệu đều giữ bản vẽ như “bí mật kinh doanh”, nên việc có được bản vẽ này để trình cho VR là điều không thể! Vậy phải hiểu Chapter 2: Class surveys như thế nào?

Trường hợp người mua bản vẽ B từ công ty A để đóng, thường họ chỉ bán bản vẽ và một số dịch vụ tư vấn hậu mãi! Nhưng cũng có một số công ty “khó tính” sẽ giám sát quá trình đóng tàu, nếu đạt sẽ gọi là “tàu lớp B”, nếu không đạt không được mang tên “tàu lớp B”, nhưng không đạt không có nghĩa là tàu đó sẽ không được đi biển! “Class surveys” chính là một sự đánh giá xếp hạng, nếu chủ chiếc tàu không cần sự “xếp hạng” này thì cần phải bỏ qua, và tiếp tục đánh giá theo những tiêu chí chung của tàu FRP khác!

Trường hợp người chủ sở hữu mua một con tàu thương mại đóng sẵn thì sẽ không có bản vẽ, và thường cũng sẽ không có “Class surveys” mà chỉ kiểm định con tàu theo những tiêu chí chung. Việc hiểu sai một khái niệm cơ bản làm đăng kiểm “tắc” ngay từ bước đầu tiên, với yêu cầu vô lý là phải trình bản vẽ con tàu, điều đa số những người mua tàu sẽ không bao giờ có được. Nên phải hiểu “Class survey” chính là so sánh con tàu với một tiêu chuẩn, ví như tiêu chuẩn “tàu lớp B” do công ty A ban hành!

Tiêu chuẩn B do công ty A ban hành này, nếu đã có đăng ký trước với Đăng kiểm, thì sẽ làm cho quá trình kiểm định diễn ra dễ dàng hơn. Nhưng trường hợp trong danh mục đăng kiểm không có sản phẩm B của công ty A, thì không có nghĩa là sản phẩm B đó bị cấm, chỉ là phải kiểm tra theo một quy trình khác! Điều này giống với việc mua một chiếc xe Honda, bạn không có nghĩa vụ phải trình bản vẽ chiếc xe đó! Khi Honda bán xe tại thị trường VN thì họ đã phải làm việc với ĐKVN để thống nhất các quy chuẩn!

Đăng kiểm xe sau đó chính là so chiếc xe với những gì Honda đã đăng ký xem có đạt không! Đó là trong trường hợp có “class” để so sánh! Trường hợp bạn tự đóng một chiếc xe không giống ai thì đương nhiên không thể so sánh với ai cả! Nhưng không có nghĩa là chiếc xe sẽ không được quyền kiểm định! Trừ khi nhà nước làm luật nói rõ: “chỉ cho phép xe của Honda, Yamaha, và Suzuki, xe làm bởi cá nhân khác đều cấm”, còn không thì vẫn phải xây dựng quy chuẩn đăng kiểm từ những cái căn bản nhất!

Tóm lại: phần lớn các trường hợp là chủ thuyền không có bản vẽ! Trong một số trường hợp họ có thì cũng thường sẽ bị ràng buộc về mặt pháp lý và không được quyền tiết lộ bản vẽ này! Cần làm rõ lý do và chi tiết tại sao VR lại cần bản vẽ, nếu chỉ là để có được một số thông tin cơ bản như L (dài tàu), B (rộng tàu), D (chiều cao mạn tàu), etc… thay vì phải đo đạc thực nghiệm thì cần phải có cách tương đương thay bản vẽ! “Class surveys” thực sự có một nội hàm và ngữ nghĩa pháp lý khác cần phải tiếp tục làm rõ!

halloween

aiza, Halloween mà như thế này thì đâu có chết nhiều như vậy!? Em nói cũng một phần là do dân trí thấp, đứng trên cầu treo mà hò hét rung lắc, đứng trong đám đông còn hô hào xô đẩy, đám đông ngu dốt một khi đã thành bầy đàn thì không cách nào dừng lại được!!! 😢

sup

rong tình huống này, ván chèo đứng SUP vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu người chèo có kinh nghiệm thì có thể trở thành: nguy hiểm được kiểm soát! Chèo SUP có rất nhiều điều vui, cơ bản là tư thế đứng thoải mái, và từ vị trí cao thì các bức ảnh chụp cũng đẹp hơn! Nhưng chèo kayak có vô số lợi thế hơn hẳn SUP. Ổn định theo phương ngang, ổn định hướng đi, mái chèo đôi có thể gia lực nhanh và đều, vị trí ngồi thấp bớt cản gió, nếu xuồng lật có thể nhanh chóng lật ngược lại được! Nói cho cùng vẫn phụ thuộc kinh nghiệm, khả năng đọc hiểu tình huống và đưa ra giải pháp hợp lý, cộng với ý chí “lì lợm” chiến đấu với điều kiện bất lợi!

Những môn “chạy bằng cơm”, dùng sức người thì không có cái hiểu biết nào lớn hơn là sự tự hiểu về bản thân, hiểu về sóng gió, dòng chảy, chứ nước 4 ~ 6 knots, gió 25 ~ 30 knots thì không cách nào sức người mà thắng được! Hiểu khi nào có thể “make progress”, khi nào phải “stay safety”, khi nào cần tiết kiệm sức lực, khi nào cần phải bung sức hợp lý! Với ván SUP, nếu tư thế đứng chèo mà cảm thấy không an toàn thì có thể quỳ chèo để ván ổn định hơn! Nếu sóng gió còn to hơn nữa thì nằm sát ván, chèo bằng 2 tay như lướt sóng! Còn nếu chèo bằng 2 tay cũng không ăn thua, thì chỉ còn cách ôm ván chịu trận và kêu cứu (qua bộ đàm hàng hải) mà thôi!

Thường văn hoá phương Tây hiện đại, đối với những chuyện như thế này, sẽ tránh phê phán trực tiếp cá nhân, nhưng vẫn phải rút ra bài học gì đó, chơi phải có hiểu biết chứ không chỉ có liều mạng được, phải có quá trình rèn luyện, học hỏi từ từ, chứ đừng chết chỉ vì mấy shot ảnh lảm nhảm post lên Facebook! Ở hướng ngược lại, không phải vì thiếu an toàn, vì sự nguy hiểm mà cấm, rồi nằm nhà ngủ hết cả lũ, mãi không buồn vận động gì, thế rồi lại ngồi “tán láo, đĩ miệng” với nhau: “chúng ta là quốc gia biển đảo, là dân tộc bên bờ sóng”! Tổ sư Đạt Ma còn vượt qua sông Dương Tử chỉ bằng một cọng lau được mà, nên cứ phải khuyến khích đi ra sông, biển! 😀

bên bờ sóng

ất nước “bên bờ sóng”, thì nói là bên bờ sóng mà, thì ra đứng ngó ngó sóng đánh rứa thôi! Nhiều khi chả hiểu Vịt-tộc nó bị trời hành làm sao nữa! Đi xa thì không dám, dám thế nào được khi tàu vỏ sắt bị “ăn” đến mức chạy một chuyến là lên đà sửa một chuyến, bị một lần còn ai dám đóng tàu đánh bắt xa bờ nữa!? Gần bờ thì tận diệt, dùng điện đánh chết từ con non cho đến trứng cá. Đánh bắt kiểu giết sạch, đúng nghĩa… vô hậu!

Dân thì ngu, không chịu học cái mới, muôn phương nghìn kế tìm cách chơi nhau! Quan thì… cũng là từ dân đó mà ra thôi, cũng chả khác gì, nói chuyện trên trời, làm luật theo kiểu vừa đá bóng, vừa thổi còi, méo mó theo lợi ích nhóm! Trong lúc đó, TQ nó đưa tàu ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, những chuyến đánh bắt 2, 3 năm, có chuyến đi vòng quanh thế giới! Nên nói: muôn chuyện là từ “tâm” mà ra, tâm địa như thế, nhân nào thì quả đó! 😢

mất nhiệt

huyện 2 cái thúng của ngư dân gặp nạn trên biển, mới có mấy ngày mà thiệt hại nhân mạng lớn như vậy! Đến giờ đi đâu chơi vẫn mang theo cái áo này, bên trong độn lông ngỗng, siêu ấm, xếp lại chỉ lớn hơn cái áo mưa tiện lợi một tí! Bạn có bao giờ nghĩ về khả năng “chết rét” ở nhiệt độ 25C!? Chính xác thì không phải là chết vì lạnh, mà là: “chết vì mất nhiệt”!

Khi nhiệt độ môi trường vẫn 20 ~ 30C, nhưng ẩm ướt và gió mạnh thổi liên tục, làm cơ thể mất nhiệt, 2 hàm răng đánh vào nhau lập cập, cảm giác “run” mà trời không lạnh, thế mới quái lạ! Cứ mất năng lượng liên tục, không có gì bảo vệ, không đồ ăn, không nước uống, cơ thể yếu ớt, thiếu luyện tập, thiếu kinh nghiệm chống chọi, có khi chưa tới 1, 2 ngày là “lên đường”! 😢