cape of Nghênh Phong

李白 – 橫江詞

白浪如山那可渡
狂風愁殺峭帆人

Bạch lãng như sơn na khả độ, Cuồng phong sầu sát tiễu phàm nhân.

Bó tay, sóng núi bạc đầu, Khách thuyền sốt ruột chết sầu gió điên!

aptured few days ago at cape of Nghênh Phong, Vũng Tàu. White breaking waves everywhere, winds are violent, true to the name (Nghênh Phong in Vietnamese means: to welcome the wind, well, they’re for sure warmly welcomed there). It’s even hard to hold the phone steadily in one hand. My initial plan has to be postponed to another time! 😢

viễn mộng

李白 – 夜泊牛渚懷古

牛渚西江夜
青天無片雲
。。。。。
明朝挂帆席
楓葉落紛紛

ách vở thường phân tích phương Đông (không giống như phương Tây): sống nội tâm, mẫn cảm, chan hoà và gần gũi với thiên nhiên. Theo như thực tế hiện nay mà thấy, hình như điều ngược lại mới là đúng! Lại dùng cổ máy thời gian, mời tác gia Lý Bạch ngược đến tương lai, trích bốn câu trong bài Dạ bạc Ngưu chử hoài cổ để bình luận cho bức hình bên dưới!

Ngưu chử Tây giang dạ,
Thanh thiên vô phiến vân…
Minh triêu quải phàm tịch,
Phong diệp lạc phân phân.
Cảnh đêm Ngưu chử Tây giang,
Trời thu trong vắt không hàng mây trôi…
Sáng dong buồm chiếu đi rồi,
Lá phong đã rụng tơi bời bến sông!

môn hệ điếu ngư thuyền

杜牧 – 旅宿

旅館無良伴
凝情自悄然
寒燈思舊事
斷雁警愁眠
遠夢歸侵曉
家書到隔年
滄江好煙月
門系釣魚船

ái tật khó bỏ, thấy gì cũng trích một câu Đường thi làm tựa đề và bình luận… Hôm nay là hai câu cuối trong một bài của Đỗ Mục, dẫn thêm bản dịch tiếng Việt cho nhiều người dễ hiểu, chứ thường rất ít khi đọc bằng tiếng Việt, Đường thi phải đọc trong nguyên bản chữ Hán mới cảm được cái hay về âm hưởng, cái cô đọng, súc tích về ngữ nghĩa của nó!

Lữ túc – Đỗ Mục
Lữ quán vô lương bạn,
Ngưng tình tự tiễu nhiên.
Hàn đăng tư cựu sự,
Đoạn nhạn cảnh sầu miên.
Viễn mộng quy xâm hiểu,
Gia thư đáo cách niên.
Thương giang hảo yên nguyệt,
Môn hệ điếu ngư thuyền.
Trọ đêm không có bạn hiền,
Tình như lắng đọng, tự nhiên thấy buồn.
Đèn mờ, chuyện cũ nhớ thương,
Nhạn kêu chẳng biết, mãi vương giấc sầu.
Mộng xa, trời sáng đã lâu,
Thư nhà mới nhận cách hầu một năm.
Sông xanh khói quyện ánh trăng,
Thuyền câu trước cửa đương nằm đợi ai?

Hình lấy từ guillemot-kayaks.

Về việc hiển thị chữ Hán trên website này: vì tập chữ phồn thể rất lớn, trong khi bộ chữ giản thể ít hơn nhiều, nên “ánh xạ” phồn thể – giản thể không phải là “song ánh”. Trong một số ít trường hợp, việc hiển thị phồn thể vẫn còn có chỗ sai sót, do phần mềm vẽ chưa thể tự tra đúng mặt chữ, mong các bạn “Hán(g) rộng, Nho thâm” thông cảm 😬.

semper idem

Nằm đây, tưởng chuyện ngàn sau,
Lung linh nến cháy hai đầu áo quan…

ột tựa đề quen quen thoáng hiện trên mặt báo, nghĩ mãi mà không nhớ ra, đành phải nhờ đến Mr. Google… Chỉ một phút, cả một trời ký ức hiện về, một tựa sách phiêu lưu viễn tưởng của Jules Verne từng thích thú thời còn bé tí: L’épave du Cynthia, tựa tiếng Anh: The waif of the Cynthia, tựa tiếng Việt: Chú bé thoát nạn đắm tàu. Thế là bỏ ra một nửa buổi tối ngồi đọc lại, từng câu chữ, từng đoạn văn lũ lượt kéo về trong trí nhớ, gần 30 năm mà tưởng đâu như mới ngày hôm qua.

Không khó cho một trí óc trưởng thành để phát hiện ra những chi tiết không logic, thiếu hợp lý và mạch lạc trong bố cục toàn bộ câu chuyện, và sau một hồi đọc lại, nhận ra truyện không hấp dẫn như những tác phẩm khác như: Đi tìm thuyền trưởng Grant, Bí mật đảo Lincoln, Hai vạn dặm dưới đáy biển, Từ trái đất đến mặt trăng, Cuộc du hành vào lòng đất etc… của cùng một tác giả. Và từ lúc nhỏ, dù rất thích các tác phẩm của Jules Verne nhưng không thực sự là đến độ mê mệt.

Truyện tôi thích nhất của Jules Vernes có lẽ là Bí mật đảo Lincoln. Từ góc độ khoa học, truyện rất hay vì nó dạy cho học sinh cấp 2, 3 những vấn đề thực tế: làm sao để chế tạo xà phòng từ chất béo (như dầu dừa), làm sao kiểm soát hàm lượng carbon khi luyện quặng sắt thành thép, những bài toán lượng giác dùng trong đo đạc, định vị, etc… (tất cả những điều nêu trên đều có trong chương trình PTTH VN), nhưng dưới các hình thức sống động thay vì chỉ lảm nhảm những kiến thức chết như trong SGK.

Những câu chuyện của ông là sự xen lẫn của hai yếu tố: phiêu lưu và viễn tưởng. Nhưng thực sự tôi không thích viễn tưởng cho lắm, một con tàu phải có những cột buồm có thể trèo lên được, biển và mồ hôi phải có vị mặn, chèo thuyền trên những quãng đường dài thực sự là rất vất vả, gian nan… Chỉ thích những phiêu lưu có thật, cảm nhận hơi thở chân thật của cuộc sống, của sóng gió tự nhiên… Nó phải có gì giống như Moby Dick, một sự lãng mạn khắc kỷ mang màu sắc Puritan – Thanh giáo.

Semper Idem: câu châm ngôn (motto) tiếng Latin của nhân vật chính Erik, của gia đình Durrieu trong truyện, với nghĩa: trước sau như một.

Vẫn là một sự đáng tiếc thường thấy khi các thuật ngữ hằng hải, địa lý trong nguyên bản được dịch không chính xác hay không đầy đủ. Hơn nữa, bản dịch tiếng Việt (hầu như chắc chắn là được dịch lần 2 qua một bản tiếng Nga) đã lược bỏ nhiều tình tiết, làm giảm tính hấp dẫn của nguyên tác.

Lẽ dễ hiểu vì lối hành văn với rất nhiều chi tiết, nhiều cách diễn đạt tinh tế, nhiều logic phức tạp đan xen vào nhau thường nằm ngoài khả năng tiêu hoá cũng như khẩu vị của đa số độc giả Việt, những người thường chỉ muốn một cốt truyện ngắn gọn đơn giản có thể lĩnh hội chóng vánh!

the blue lagoon

he 80s again, another film that I’d seen when I was a young boy, and liked it very much: The Blue Lagoon. Broadcasted on Vietnamese (analog) TV under the title: Eo biển xanh, the film was a strange phenomena, in an extremely closed and strictly censored environment as Vietnam as of the 80s. It’s the 1980 adaptation from the book of the same name, there’re many other adaptations as well: 1923, 1949, 1991, 2012…

The Victorian era, two children shipwrecked alone on a tropical island. They thrive on the bounty of jungle and lagoon, the boy grows tall, the girl beautiful. When their love happens, it is as natural as the sea, and as powerful. Despite its extreme nudity, negative reviews, quite low rating etc… (which I only know by now), back then, I simply did (and still do) just love it! 😀 To know why, see the movie screenshots below!

seagames 2015

arely I recap newspapers but I do this time, to tell about our ‘golden girls’ at SeaGames 2015 (South East Asian Olympics), which is being held in Singapore. Everybody knows these already, so just mention a few:

Nguyễn Thị Ánh Viên: 18 year old, going on 19, participated in 11 swimming events, won 8 gold medals, broke 8 records, all within her 6 days session at SeaGames this year. Her feast is simply ground – breaking, in addition to the fact that, for the last 50 years, Vietnam has not produced any big name in swimming compared to other countries in the region. She stole the show and has no match in all contents: freestyle, butterfly, medley, backstroke, breaststroke, a ‘rare bird’ Vietnam can be proud of. It’s so fascinating to see her at the finishing line looking back at all her opponents half pool’s length behind! With these achievements, she would be surely promoted from an (army) captain to major, the youngest in our history!

Trương Thị Phương: gold medal (canoeing, single, 200 m), leads the silver by 2 seconds, more than one boat’s length. There’s has been debating whether the girl can swim or not, cause after finishing, her boat capsized and she frighteningly stick to the canoe waiting for the rescue team to come. I’ve been following closed enough to know this: more than 1 year ago, when joining the team, she was nearly dismissed by the coach finding out that she can not swim. It was only for her talent that she was kept in, with a promise to learn swimming immediately. But even so, to all the debating: so what… she is only 16, and still learning… those who mind don’t matter and those who matter don’t mind!

Phạm Thị Thảo, Tạ Thanh Huyền and Lê Thị An, Phạm Thị Huệ: five gold medals in rowing, 500, 1000m. Our female sculling teams are exceptionally strong, they’d won gold and silver at Incheon Asian Games 2014, and secured tickets to compete at World Olympics in Rio de Janeiro, the next year. There’s a long interesting story behind the progresses made by our sculling teams, but that’s another story. I’m so happy to see that Vietnam gradually become stronger in water sports: swimming, paddling, rowing… the recent years. But looking at the table, women are winning more than 70% of all gold. Where has all Vietnamese men gone!? Well, the majority of them are busy drinking and talking bullshit, I guess.

hải âu phi xứ

Vô tình nước chảy về đông,
Nghìn năm cánh mộng tang bồng còn bay…

uộc đời tôi cho đến lúc này, chỉ có một ước mơ nhỏ nhoi, đó là được đi về nơi… hải âu phi xứ (tên một tiểu thuyết của Quỳnh Dao – chỉ mượn cái tên chứ chưa đọc truyện nào của Quỳnh Dao bao giờ 😀). Nơi ấy, chốn hải âu ngày đêm bay lượn trên sóng nước, cuộc sống quy về trong những cặp khái niệm “tối giản” mà bạn có thể nghĩ đến, ví dụ như: wood and water, hoặc là: boat and rice, hay trong một cách diễn đạt Việt Nam dân dã hơn: gạo trắng trăng thanh.

Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… họ đã làm được một việc là phịa ra những điều đẹp đẽ (rất có thể là không thật) và thuyết phục được người khác (trong đó có cả tôi) về những điều đó. Nhưng thực tế thì, rất ít trong số họ thật sự sống được (hay thực sự muốn sống) trong những điều họ đã vẽ nên ấy. Tôi không tài năng và cũng chẳng suy nghĩ được nhiều như họ, nhưng điều tôi nghĩ và làm sẽ luôn luôn song hành làm một. Đến một ngày, một ngày nào đó… tôi sẽ đi, đi về nơi… hải âu phi xứ 😀.

⓵⏎ Câu thơ khắc trên bia đá bên cầu qua sông đào Bạch Yến, phía Tây kinh thành Huế.

海鷗飛處

figures

ver thought that the Golden Age of Great Explorers was long over!? Think twice, it’s not quite so indeed. There’re lots of great adventurers out there still nowadays going on redisconvering old things in new ways, in finding the meanings for their lives. Below are just a few of them… men, women; teenagers, middle ages, old ages; paddlers, rowers, sailors… all in a very long list of figures which I follow closely and passionately along their adventurous paths. Read their stories thoroughly to understand their thoughts and attitudes toward life.

Aleksander Doba

The Polish adventurer turned 67 years old as he paddled his 21′ specially – designed kayak across the Atlantic, making more than 6500 miles in 6 months. Departed from Lisbon, Portugal on October 5th, 2013, when landed in Florida, May 23rd, 2014, the man finished a journey believed to be the longest open – water crossing ever made by a kayak in history. It’s not until 40 years old that Aleksander Doba started with kayaking and paddling, he’s been living by the motto: It’s better to live one day as a lion than a thousand years as a lamb.

Sandy Robson

An Australian kayaking instructor with lots of feats under her belt (including a 6000 km journey along the Australian coastline). In 2011, she started out for a trip from Germany to… Australia in an effort to retrace that of Oskar Speck, the legendary German kayaker who made that 50,000 km voyage in seven years from 1932 to 1939. Sandy Robson has finished the 4224 km 1st phase and the 2260 km 2nd phase, and is currently on the 3rd stage of her great journey, cruising Sri Lanka and the India east coast. For more details, follow her website here.

Roz Savage

An English ocean rower who crossed the Atlantic in 2006 in 103 days, Roz Savage then finished the 4811 km crossing from California to Hawaii in 99 days in 2008, after a previous failed attempt in 2007. Two additional legs from Hawaii to Tarawa, and from Tarawa to Papua New Guinea were made in 2009 and 2010, finishing the conquest of the largest ocean. Roz Savage successfully completed her Indian ocean crossing on 4th October 2011 in 154 days, becoming the first woman to solo row the “Big Three”: Atlantic, Pacific and Indian oceans.

Chris Duff

An American sea kayaker notable for his large scale projects and world – record breaking attempts, having kayaked over 14,000 miles since 1983 in various endurance expeditions: the circumnavigations of Iceland, Ireland, New Zealand and Great Britain. I really like his saying: there are very few times in our busy lives where we have the luxury of true solitude. I love the simple focus of these journeys; the physical challenges of the sea balanced by the inner calm which comes from living purposefully and so simply.

Laura Dekker

The 14 years old girl, the youngest ever to circumnavigate the globe. Born on a boat, fought the Dutch government intervention and attempt to block her from going out to sea, and sailed the two – year – long, 27,000 miles trip around the world, alone! A stunning record that would stand for many years to come. I remember a few years back, watching her news and updates along the voyage in the 11.4 m boat Guppy at lauradekker.com. Let see also Maidentrip, a 82 minute documentary about the journey around the world, and into adulthood!

Matt Rutherford

Matt sailed a 27,077 nautical mile lap around North America and South America continents, in 309 days, on his 27′ boat St. Brendan, an incredible feat includes rounding the treacherous Cape Horn and the icy, dangerous Northwest Passage. North of the equator, in a 50 – knot squall on his April 6th birthday, everything broke, once and for all: the engine was toast, the wind generator was finished, there were no lights or power, nothing. Happy birthday, Matt!. For more information, read his website: solotheamericas.org.

Capucine Trochet

Suffered from a genetic disease (the Ehlers–Danlos syndrome) that kept her in wheelchair for months, Capucine decided to fight and to win, and I had an irresistible urge to go, to get back to sea, to the sea…, J’ai éprouvé un vrai sentiment de plénitude… (I’ve enjoyed a real sense of fullness). Behind the pretty face of great sweetness, this young French woman hides an iron will, with which she sailed across the Atlantic in 2012 and 2013 aboard her Tara Tari, a Bangladesh traditional style fishing boat. Follow her stories at whereistaratari.blogspot.com.

essai sur la construction navale des peuples extra – européens

The first 2 images: a rowing boat and a sail, fishing boat of Touranne, Cochinchine, which is today Đà Nẵng, Việt Nam.

ome time ago, I posted several entries about The Junk Blue Book. What’s a small world of the internet that lately, I had my honor to be contacted by Capt. Robert Whitehurst, the collector, editor who made the original, rare book written by Capt. Marion C. Dalby available for us as a free ebook today. Mr. Whitehurst is kind enough to correct a mistake in my postings, and sent me various documents that he’ve spent times and efforts to collect and digitalize them. I would say a thousand thanks to him, an old captain who spent his younger years on the Mekong delta’s rivers, who loves Vietnamese boats, who has closed – relations with Vietnam in many ways.

Among the documents Capt. Whitehurst sent me was this invaluable copy of Essai sur la construction navale des peuples extra – Européens, (literally translated into English as: Essay on naval construction of peoples outside of Europe), a tremendously amazing work by French’s admiral François – Edmond Pâris, published in Paris in 1841. The work consists of two volumes, 160 pages in textual volume I, and 132 illustrations in graphical volume II, introducing boats and boat constructions from various parts of the world. I’ve just started my reading, but can’t suppress my eagerness to made some excerpts here to show the extremely beautiful illustrations below.

cq – 88

ức tranh này do cậu bé TKXuyên vẽ năm 1988, màu nước trên giấy, hiện vẫn treo trong phòng làm việc của mình (mọi người đừng cười một người chưa bao giờ có khiếu vẽ vời gì dù chỉ là một chút xíu). Dĩ nhiên là tôi còn nhớ rất rõ là vẽ vì những lý do gì, trong bối cảnh như thế nào. Mọi người hẳn chưa thể nào quên sự kiện CQ – 88 mà ngay cả một cậu bé 9 tuổi là tôi lúc bấy giờ cũng từng ngày dõi theo. Nghĩ mà buồn, đến nay hơn 20 năm rồi mà mọi chuyện vẫn thế. Dòng chữ đề trong bức tranh: Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ, Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong, cụ Nguyễn Công Trứ có sống lại mà nhìn bối cảnh bây giờ… 😢