định vị vô tuyến

rước khi các hệ thống định vị vệ tinh như GPS, GLONASS, Galileo, Bắc Đẩu, etc… ra đời thì phổ biến trong hàng hải và hàng không là khá nhiều các loại hệ thống định vị radio khác nhau, nhưng quan trọng nhất là Hyperbolic navigation. Nguyên tắc hoạt động: giả sử có 2 nguồn phát sóng A và B được đồng bộ hoá để phát đi những tín hiệu lệch nhau một khoảng thời gian cố định, vị trí của A & B trên bản đồ được biết trước. Thiết bị nhận (receiver) nhận và so sánh tín hiệu phát ra từ 2 nguồn A & B, và vẽ thành một đường cong hyperbol mà trên đó hiệu khoảng cách đến A & B là hằng số. Giao hai đường hyperbol (sử dụng thêm một nguồn phát thứ 3 là C) sẽ có được toạ độ hiện tại. Nguyên tắc chung như vậy, nhưng có rất nhiều hệ thống Hyperbolic navigation khác nhau:

Anh và Mỹ xây dựng hệ các thống GEELORAN. Liên Xô thì xây dựng các hệ thống CHAYKAALPHA. Từ khi định vị vệ tinh trở nên phổ biến thì định vị radio dần bị loại bỏ. Tất cả các trạm phát GEE, LORAN đã ngừng hoạt động từ hơn 20 năm nay. Tuy vậy, người Nga vẫn duy trì và tiếp tục phát triển các hệ thống CHAYKA và ALPHA đến tận bây giờ. Sau một loạt những sự cố hàng hải, hàng không gần đây, được cho là có liên quan đến hệ thống định vị toàn cầu, Anh và Mỹ đã chuẩn bị xây dựng lại hệ thống LORAN như trước, làm phương án dự phòng trong trường hợp GPS, GLONASS… không hoạt động vì một lý do nào đó. Độ chính xác của các hệ thống Hyperbolic navigation vào khoảng 50~100 m, tuy không tốt bằng định vị vệ tinh, nhưng vẫn đủ tốt cho đa số các mục đích sử dụng.

Peter the Great

àng năm, vào ngày 30 tháng 7, sinh nhật của Sa hoàng Peter I (vừa qua), chiếc thuyền buồm nhỏ 400 năm tuổi này lại dẫn đầu đoàn diễu hành kỷ niệm Ngày thành lập Hải quân Nga trên sông Neva. Sau 400 năm, con thuyền 7m đóng bằng gỗ sồi này cỡi trên boong một con tàu khác chứ không thể tự bơi như trước. Tất cả chiến hạm của Hải quân Nga đều phải nghiêm chào khi con thuyền này đi qua. Peter I tìm thấy chiếc thuyền buồm trong nhà kho của ông nội, và học cách điều khiển nó năm 14 tuổi. Vài năm sau, ông tự tay đóng những chiếc thuyền buồm khác, “from keel to mast” – từ đáy lên tới đỉnh, và sau đó giong thuyền hàng trăm cây số trong bão tố trên vịnh Baltic, mặc cho bà mẹ của ông sợ hãi can ngăn.

Một cậu bé siêu tò mò và hiếu động, lập ra những “đại đội” đầu tiên từ các gia nhân, những người hầu cận của mình để chơi đánh trận giả. Hơn 3000 thiếu niên được huy động để lập nên hai trung đoàn: một đóng vai quân xanh, một đóng vai quân đỏ, và để xây dựng những pháo đài gỗ cho các trò chơi của cậu bé này. Ngày qua ngày, các chàng trai đó lớn dần lên, trò chơi trận giả ngày càng trở nên thật hơn. Đến một lúc, họ tập trận với gươm thật, súng thật, và từ đó trở thành 2 trung đoàn PreobrazhenskySemenovsky, đội ngự lâm quân của các Sa hoàng sau này. Những cậu bé chơi trận giả với Peter, về sau, đa số đều trở thành những sĩ quan thành danh trong các đơn vị quân đội khác nhau của vương quốc.

Không quan tâm nhiều đến sách vở, chỉ ham mê các trò chơi vận động. Nhưng ham thích thuyền buồm, nên đã học toán, học thiên văn để biết cách dùng kính lục phân (sextant), đã học nghề mộc, học cách tự may buồm, học cách rèn đúc đại bác, vũ khí, và tất cả những nghề nghiệp có liên quan khác. Năm 1697, lúc 25 tuổi, Peter du hành ẩn danh (incognito) qua nhiều quốc gia châu Âu, dừng chân 4 tháng ở Amsterdam để học nghề mộc đóng thuyền. Trong suốt thời gian 4 tháng này, ai gọi Peter là “bác cả” (thợ mộc) thì ông trả lời, còn ai gọi là “điện hạ”, “hoàng thượng” thì ông làm lơ không đáp. Peter đến Đức, Anh, Áo và nhiều quốc gia châu Âu khác, học hỏi mọi thứ có thể trên đường đi, nhất là những tiến bộ kỹ thuật!

Bản thân Peter thành thạo hơn 16 nghề, thành thạo thật sự chứ không phải chỉ làm cho có. Cuộc hành trình 2 năm ở châu Âu đã đem về Nga hàng chục ngàn đầu sách, đích thân Peter phỏng vấn và tuyển chọn gần 1000 chuyên gia nước ngoài để phục vụ cho việc đóng tàu, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, huấn luyện binh lính, etc… Họ được trả một mức lương hậu hĩnh để phục vụ trong quân đội, hải quân, trong chính quyền và các ngành nghề công nghiệp khác của Nga. Nên biết rằng lúc này châu Âu đã qua kỷ nguyên Ánh sáng và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên Công nghiệp hoá, trong khi nước Nga vẫn còn là một quốc gia trung cổ cực kỳ lạc hậu, đơn thuần nông nghiệp dựa trên chế độ “nông nô” (serfdom).

Để mở mang bờ cõi, phía Nam, Peter xây dựng hạm đội biển Đen và gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Bắc, ông lập nên hạm đội biển Baltic và tuyên chiến với Thuỵ Điển, quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu lúc bấy giờ. Hai hạm đội này, lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, mở được đường ra biển, giao thương với châu Âu và thế giới. Trước đó, người Nga hầu như chưa biết biển là gì! Peter khởi đầu với vị trí bombardier – pháo thủ, tự tay kéo pháo, tự tay nhồi đạn. Ông làm việc trên công trường đóng tàu như một người thợ mộc bình thường khác. Suốt mấy chục năm chinh chiến, ông được “thăng chức” bởi… chính các tướng lĩnh của ông, dần dần sau mỗi trận chiến, từ đại uý, đại tá và cuối cùng là đại tướng.

Mặc dù hiển nhiên, Sa hoàng mới thực sự là người chỉ huy cao nhất. Tất cả giống như là một vở kịch lớn, một trò chơi lớn, tiếp nối những trò chơi trận giả lúc nhỏ. Lúc đang xây dựng thành phố mới St. Peterburg, dự tính sẽ là thủ đô mới của nước Nga bên bờ vịnh Baltic, Peter sống trong một ngôi nhà gỗ 3 gian tạm bợ, với người vợ, sau này là nữ hoàng Catherine. Trong suốt nhiều năm, Catherine tự tay nấu ăn và giặt giũ, chăm sóc con cái, còn Peter tự tay làm vườn, họ sống như một cặp vợ chồng nông dân bình thường khác, trong căn nhà gỗ nhỏ thậm chí không có ống khói. Thư từ gởi đến và đi, đề tên là Peter Mikhailov, chứ không phải là Sa hoàng. Căn nhà này bây giờ trở thành một viện bảo tàng ở thành phố St. Peterburg.

Catherine, một phụ nữ gốc gác nông dân, “xuất thân hèn kém”, cả đời không biết đọc và viết, nhưng theo chồng Nam chinh Bắc chiến, chia xẻ mọi khó khăn, cực khổ, hiểm nguy trên chiến trường, nhiều khi còn tự tay nấu ăn cho lính tráng. Bà cứu mạng chồng mình trong một lần thua trận, bị quân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây, bằng sự thông minh khôn khéo và can đảm của mình. Còn những khi chiến thắng trở về, Sa hoàng Peter, trong quân phục một đại uý, diễu hành qua cổng Khải hoàn môn ở Mát-cơ-va, đi phía sau những tướng lĩnh chỉ huy của ông như một người lính bình thường nhất. Giới quý tộc truyền thống Nga nhìn vào Hoàng đế của họ với tất cả những sự ngỡ ngàng, khó hiểu, xen lẫn với tức tối và bất mãn.

Công cuộc lột xác của nước Nga từ một nước nông nghiệp trung cổ lạc hậu, bước sang công nghiệp hoá trải qua nhiều đau đớn. Bản thân giới quý tộc không muốn từ bỏ các đặc quyền đặc lợi. Bản thân Nhà thờ Chính thống giáo không muốn mất đi các đất đai sở hữu và những quyền lợi khác. Peter đã ra lệnh tháo tất cả chuông của tất cả Nhà thờ trên toàn thể lãnh thổ Nga xuống để lấy đồng đúc súng đại bác, một hành động mà sau đó ông bị xem là “anti – Christ”. Giới quý tộc được lệnh phải văn minh hoá, phải học theo kiểu cách Tây phương. Áo choàng dài bị cắt ngắn, những hàm râu quai nón rậm rạp đặc trưng của quý tộc Nga bị cạo sạch, ai còn muốn để râu phải đóng “thuế râu”, phải trả một khoản tiền lớn.

Con em các nhà quý tộc và thơ lại được gởi đi châu Âu, học ngoại ngữ, học toán, học luyện kim, đóng tàu, kiến trúc, xây dựng, etc… và tất cả những ngành nghề cần thiết khác. Thể chế dựa trên đặc quyền, đặc lợi xa xưa dần dần bị bãi bỏ, tất cả được xây dựng lại trong một hệ thống dựa trên tài năng và công trạng. Thăng tiến trong chính quyền hoàn toàn dựa trên những thành quả đạt được. Và những đổi thay đó rất đau đớn, ở đây thể hiện một mặt khác trong cá tính con người Peter, một sự tàn bạo đến khát máu, sẵn sàng ra lệnh treo cổ hàng ngàn người chỉ trong một ngày, tất cả những ai dám chống đối, dám cản đường ông, tất cả chỉ để thực hiện cho bằng được chính sách “Duy tân” của mình.

Lịch sử nước Nga từ đó bước sang một trang khác, một kỷ nguyên khác, nổi lên như một siêu cường ở châu Âu. Cả châu Âu run sợ trước một thế lực mới, vừa văn minh hiện đại, vừa dã man tàn bạo! Không một ai có được vai trò như của Peter đối với nước Nga, trên tất cả các phương diện: khoa học, kỹ thuật, quân sự, văn hoá, thể chế luật pháp, chính quyền, kiến trúc, xây dựng, etc… Và cũng chỉ duy nhất một mình Peter được sử sách Nga chính thức gọi bằng cái tên: Piotr Veliki – Peter the Great – Peter vĩ đại. Tất cả được kể lại một cách hết sức chi tiết và sống động trong cuốn sách đồ sộ Peter the Great của Alexei Tolstoy, bản dịch tiếng Việt: Pie đệ nhất, một trong những cuốn sách yêu thích nhất của tôi lúc nhỏ.

Svalbard seed vault

ai lầm nguyên thuỷ, lớn nhất của nhân loại, ấy là việc… Noah và các sinh vật khác đã kịp lên con tàu Ark trước khi cơn đại hồng thuỷ tràn ngập toàn bộ hành tinh. Và giờ đây chúng ta phải tiếp tục xử lý sai lầm này! Mọi người hãy nhớ lấy địa chỉ này nhé: Ngân hàng hạt giống có khả năng lưu trữ hơn 2 tỷ hạt ở nhiệt độ -18 độ C sâu trong lòng núi! Sau khi cơn đại hồng thuỷ qua đi, anh em ai còn sống sót, hãy bơi thuyền đến đảo, lấy một ít hạt giống đem về, để gieo trồng lại cây xanh trên “mảnh đất… lắm người nhiều ma” này! 😅

mare liberum

hiều thế kỷ về trước, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tiên phong khai phá Tân thế giới, họ đề cao học thuyết “Mare clausum” – tiếng Latin nghĩa là biển đóng, những vùng biển được tuyên bố chủ quyền triệt để. Người Anh, Pháp chậm chân hơn, họ đề cao học thuyết “Mare Liberum” – biển tự do, biển mở: chỉ công nhận lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, ngoài khu vực đó là vùng biển… quốc tế, không ai có thể tuyên bố chủ quyền.

Dần dà, học thuyết Mare Liberum thắng thế, đơn giản vì với khả năng thời đó, rất khó thực thi chủ quyền trên những vùng đại dương rộng lớn, thay vào đó nên chấp nhận quyền khai thác chung. Tuy vậy, đây vẫn là một dạng luật của kẻ mạnh, vì ai có khả năng khai thác, nếu không phải là kẻ có tàu to, súng lớn!? Đến ngày nay, đa số các quốc gia đều ủng hộ học thuyết Biển tự do, chỉ có một số ít không ủng hộ, đơn cử ví dụ như là… Trung Quốc.

Việt Nam cũng đi theo với xu thế của thế giới, cũng đã thừa nhận tinh thần của trường phái suy nghĩ “Mare Liberum” này, hay ít nhất cũng có vẻ như thế, trên hình thức là như thế! Nhưng nói thì dể, mà làm không dễ… muốn có được cái tự do rộng lớn ngoài kia, thì trong nội địa, trong mọi sinh hoạt sản xuất, xây dựng, kinh doanh, trong ý chí, hoài bão của con người, phải có tự do trước đã… Suy cho cùng, nó vẫn là luật của tàu to, súng lớn…

AIS – 1

ôi ở đây, tôi ở đây… nỗi sợ hãi khi cái giọng nói bé xíu này chẳng ai nghe thấy! Nhưng không phải ở trên Facebook, mà là trên biển, những tiến bộ kỹ thuật đã làm cho những thiết bị AIS nhỏ đến mức có thể trang bị dễ dàng trên chiếc xuồng bé tí như kayak. Ai đã có cảm giác sắp bị một chiếc tàu 50,000 tấn đè qua mới hiểu giá trị của hệ thống AIS… 😀 Cảm giác đáng sợ cách đây 3 năm, nhớ lại giờ vẫn còn sợ. Lúc băng qua cửa biển Cần Giờ trên đường chèo đi Vũng Tàu, xuất hiện con tàu container ước trên 10,000 tấn giống như trong hình. Ngay lúc đang ở chính giữa cửa biển chưa kịp băng qua bờ bên kia thì nó xuất hiện, lù lù như quả núi. Nhìn sóng tàu thì biết là nó đang “full throttle”, chạy gần như hết máy.

10p hoảng loạn, đầu tiên là la hét, sau đó là điên cuồng chèo, rồi lại la hét. Hồi đó chưa có VHF radio, nên cũng chẳng có cách nào nói chuyện với nó. Rồi con tàu đổi hướng, nhắm thẳng vào mình. Dừng chèo, ko muốn làm gì nữa, vì có làm gì cũng chẳng có tác dụng gì. Trên cầu tàu treo lá cờ chữ H (hotel) hai sọc trắng đỏ chứng tỏ rõ ràng là có hoa tiêu trên tàu. Dường như một kẻ chậm chạp, nhàn nhã có thể trở thành vật cản đường (lót đường!?) trong cái thế giới đông đúc, cuồng quay, hối hả này!? 😀 Cuối cùng thì nó trờ qua cách chưa đầy 50m, một cảm giác… “near missed” – hút chết. Từ đó về sau luôn muốn trang bị các hệ thống radar signal reflector hay tốt hơn là AIS, dù là cho hạng xuồng nhỏ nhất!

concrete boat

hi chiếc ghe gỗ đã quá nát, người ta làm lớp lưới thép như thế này (cuộn thép gai loại dùng làm hàng rào gác ở bên trái), sau đó tráng lên một lớp xi măng mác cao dày 1 ~ 3 cm, như thế có được chiếc thuyền bê tông, phần gỗ đóng vai trò như cốp pha. Kết quả là một cái ống bi bê tông di động siêu bền, siêu nặng. Dân gian họ không hiểu nhiều về kỹ thuật, kỹ càng và chi tiết, nhưng họ mày mò được cái gì đúng, cái gì tốt cho họ…

composite boat

ù không thích các mẫu ghe thuyền trong vịnh Bắc Bộ, nhưng phải thừa nhận một điều: ngư dân miền Bắc chịu khó, nhanh nhạy và biết việc hơn hẳn các vùng khác. Cái vỏ composite dày khoảng 6, 7 ly, được đúc hàng loạt ở một nơi khác, người ngư dân mua về, tự làm thêm phần mộc (boong, cabin…), phần cơ khí (máy, chân vịt, tời…) để tạo thành chiếc ghe như ý.

Thử hỏi vài câu, kiểu như: “nếu cái vỏ này thủng thì vá làm sao”… là biết ngay người ngư dân rành rẽ cách làm việc với sợi thuỷ tinh và keo (polyester resin?), không như đa số ngư dân miền Trung & miền Nam (không kể thợ đóng tàu chuyên nghiệp) vẫn còn trung thành với gỗ, chưa biết nhiều về composite, hoặc có biết, nhưng vẫn chưa được thành thạo chuyên nghiệp lắm…

xiếm

gạc nhiên nhất trong ngày, lần đầu tiên thấy ghe biển chạy máy mà có cái xiếm – centerboard (thanh gỗ màu đỏ) như ghe buồm!!! Đã nói chuyện với một bác ngư dân và xác nhận đó chính là cái xiếm, đâm xuống đằng mũi ở vị trí ngay sát mớn nước. Và không phải chỉ có một chiếc, thuyền đi biển vùng này đồng loạt đóng như thế. Có thể vì cấu trúc thuyền đáy tròn, thân ngắn và rộng nên cần xiếm để cho bớt lắc và đi thẳng hơn. Hình chụp đâu đó giữa thị trấn Quất Lâm và vườn quốc gia Xuân Thuỷ – Nam Định…

siêu trăng

Trời đất sinh ta rượu với thơ,
Không thơ, không rượu sống bằng thừa.
Công danh hai chữ mùi men nhạt…

iết mục kể chuyện đêm khuya, nhân dịp siêu trăng – super moon: ngày xửa ngày xưa, có một thằng bé mới chừng 5 tuổi, đứng giữa sân nhà, ngước nhìn lên bầu trời mà cảm thán rằng: mẹ ơi, trăng đẹp quá! Mẹ thằng bé chạy ra, đét vào đít: rồi cũng khổ thôi con ạ, rồi cũng lại giống y như cái thằng cha mày, suốt ngày rượu, thơ, trăng… Đấy, là mình phải học cái bài học đó, không được giống như cái thằng bé đó, và nhất là thằng bố nó… Trăng thơ giữ nguyên, bỏ rượu đi, thêm con thuyền vào… 😀