thuyền nan

àm chiếc xuồng nan từ 1 khúc tre, ý tưởng rất hay, một kiểu SOF (skin on frame), mặc dù trong video, mục đích của người ta là làm… một cái võng! Bọc thêm ballistic-nylon / fiberglass bên ngoài, trát keo (tốt nhất là có hút chân không) là thành chiếc xuồng ngay thôi… Haiza, cần gì phải làm cả cái xưởng mộc như mình cho mệt chứ! 🙂

đi lại

i lại là quyền căn bản, chỉ có thể khuyến cáo chứ không thể cấm được! Cũng tương tự, trên sông, biển hay trên bộ (thậm chí trên không) thì nguyên tắc phổ quát ấy đều áp dụng như nhau. Dĩ nhiên tham gia giao thông thì phương tiện phải đăng kiểm, đi lại phải tuân theo luật giao thông. Giả sử ta chèo chiếc kayak, hay đi chiếc thuyền buồm, chúng nó sẽ tìm cách quy về “hoạt động thể dục, thể thao” để ngăn cản, làm khó. Thế tôi chỉ “đi lại” bình thường thôi được không, đó không phải là thể dục, càng không phải thể thao!

Mà chẳng ai cấm được thể dục trong công viên, nơi công cộng! Nói cho đúng thì quy về “hoạt động thể dục, thể thao” chính là một kiểu “nâng tầm quan điểm”, hay đúng hơn là “nguỵ biện”. Ông già đi bộ hít thở trong công viên cũng là thể dục đấy, sao không cấm đi? Cái sai của lập luận “thể dục, thể thao” là ở chỗ, không thể phân biệt đi lại với thể dục về mặt luật, ví dụ như: ngồi thiền tại một chỗ cũng có thể là thể dục, mà cỡi jetski chạy 80kmph đôi khi chỉ là đi lại. Mà đã không thể, không có cách phân biệt, thì đừng đặt thành khái niệm luật pháp!

VT ferry

uất bến từ Tắc Xuất, Cần Thạnh, Sài Gòn, ra tới bến Sao Mai, Vũng Tàu sau 30 phút, quãng đường 15 km vượt vịnh Gành Rái. Tới nơi rồi loay hoay, xoay tới xoay lui thêm hơn 30 phút nữa mới cập được vào bến, sau khi ủi gãy một cây trụ đèn! 😅

surf boats

em mãi không chán, video của Ken Preston về những chiếc thuyền nan tre, be gỗ ở Xuân Hải, giáp ranh giữa Quy Nhơn và Sông Cầu, Phú Yên, thuyền chạy tốt trong sóng bờ cỡ 2 mét, hơn nữa thì chưa biết. Xem cái cách nó surf trên sóng thật mê ly. Có nhiều điều ngay trên chính quê hương VN mà ta chưa biết, những chiếc thuyền cong vút như “vầng trăng khuyết”, lần nữa khẳng định chính xác, mấy cái “đường cong” đó mới là chịu đựng sóng gió tốt! Anh nào cứu hộ, cứu nạn VN, cho ra đây học kỹ năng! 🙂

bris

hiều người sẽ thấy khó hiểu, có chiếc kayak thôi sao lại phức tạp đến thế!? Nhưng kayaking dần biến thành 1 thú chơi với vô số “micro optimization” – tối ưu hoá li ti. Vì nó là như thế mà, để làm ra “tow-line”, dây “lai dắt” cứu kéo 1 chiếc kayak bị nạn, có hẳn nhóm “nghiên cứu” làm việc này, nhiều năm thử nghiệm mới đi đến thiết kế tối ưu. Hay như hệ thống dây nâng/hạ bánh lái trong hình, phải làm 2, 3 lần mới tìm ra cách tốt nhất.

Ý tưởng về “dự án” kế tiếp, chế tạo Bris Sextant – “kính lục phân” kiểu Bris, là thiết bị đo góc siêu nhỏ, kích thước 2x3cm, không có bộ phận chuyển động nào (no moving part), nhưng về căn bản thay thế được kính lục phân truyền thống. Đã tìm hiểu sơ về nguyên tắc thiết kế, cực kỳ đơn giản, chỉ có 3 miếng kính ghép lại với nhau, có thể làm từ lam kính hiển vi, quan trọng là không cần đến “cơ khí chính xác” như các dụng cụ quang học khác!

gelcoat

hông tin đáng lưu ý cho anh em đóng thuyền. Gelcoat được dùng phổ biến dần vài năm gần đây trong làng composite. Trong tiếng Anh thì gelcoat và paint là 2 loại khác nhau, trong tiếng Việt thì cái nào cũng là “sơn” cả, chính là loại chị em dùng để sơn móng tay bền hơn tháng! 🙂

Gelcoat bền và rẻ hơn các loại sơn chống hà, sơn bóng đắt tiền. Điểm trừ là khó pha màu và độ bóng không cao (muốn bóng phải thêm topcoat). Quyết định thử trên chiếc Serenity xem sao. Người bán: oh nó bền lắm, gọi là “áo mưa” mà! (raincoat – gelcoat) Haiza, người bán cũng ko biết gì, mệt! 😢

skeuomorph

uối tuần rảnh đọc tin bão, sắp vào ĐN, không biết sao, chỉ chăm chăm đi xem thuyền. Nói gì thì nói, vẫn luôn thích những thân thuyền truyền thống, từ trực giác cho đến thẩm mỹ bảo rằng như thế chịu sóng gió tốt. Trong ảnh, cái aft-deck (sàn sau) và pilot-house (cabin) là mới thêm sau này, vẫn còn nhiều thành phần “skeuomorph” như cái khe cắm xiếm và bánh lái (bánh lái lưỡi liềm kiểu xưa) vẫn còn đó, mặc dù không dùng để làm gì, và người ngư dân có khi cũng quên luôn, không biết nó dùng để làm gì… 😀

rocker

hật không phải lúc để đi khen… thuyền đẹp, nhưng đúng là như thế 🙂! Ghe đi biển truyền thống vùng Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Đức (tên xưa cũ của Thừa Thiên – Huế) đạt đến độ cong (rocker) khá cực đoan. Này đúng là: cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ. Từ Đà Nẵng trở vào và từ Nghệ An trở ra thì ghe thuyền mới bớt cong hơn!

Dutton

utton là con tàu của công ty Đông Ấn, bị cày neo và mắc cạn trong cơn bão gần Plymouth. Edward Pellew, vốn nổi tiếng bơi giỏi, đã bơi vào bờ trong sóng lớn, nối một sợi dây với bờ, hơn 400 mạng người được cứu. Vì thành tích này, từ dân thường, ông được phong baronet (tước hiệu quý tộc nhỏ, dưới Nam tước một chút), về sau, sau nhiều chiến công thăng dần lên Tử tước, phó Đô đốc Anh quốc. Bức tranh thể hiện lại đúng những gì đã xảy ra, con tàu đã chặt hết cột buồm để cân bằng hơn trong gió bão!