ròng rọc

huyện là đã từng chế tạo nhiều loại “máy” khác nhau trong xưởng nhà, máy tập GYM, các loại máy làm mộc, phải sử dụng đến một số ròng rọc! Nhưng đều phải nhập từ các trang bán hàng chuyên dụng ở nước ngoài về, chứ các loại ròng rọc phổ biến bán tại thị trường Việt Nam đều… không xài được! Người khác phải nghĩ làm sao khi anh sản xuất ra những loại hàng hóa không xài được, mà không có bất cứ một thứ cải tiến, thay đổi gì, cứ như thế hết từ năm này sang tháng khác!? Mà đây mới chỉ mới là thứ hàng hóa, phụ kiện hết sức đơn giản, cơ bản!

Điểm quan trọng nhất là dây nó cứ trượt đi, chứ không làm bánh xe xoay, do cái rãnh nông, bề mặt tiếp xúc không đủ! Hoặc do không có bạc đạn, hoặc bạc đạn quá tệ! Thêm một lý do quan trọng nữa là do đường kính bạc đạn quá nhỏ, làm cho cánh tay đòn (moment quay) lớn, nên dây nó cứ trượt đi, mà ròng rọc lại không xoay, tăng ma sát, mau mài mòn, các hoạt động không trơn tru! Đó là còn chưa nói đến các tính năng cao cấp, phức tạp phải có với các loại ròng rọc – block xài trên thuyền buồm hay trong các loại máy tinh vi khác… 🙁

a fleet to be

gược dòng lịch sử, hải chiến Falkland, 1982. Ít nhất 4 chiến hạm hiện đại của Anh quốc bị một nước tương đối lạc hậu như Argentine đánh chìm, mà đánh chìm bằng cách rất “sơ khai”, dùng máy bay, bay sát mặt nước biển rồi ném bom! Nên chuyện chiến hạm bị đánh chìm là thường xuyên, do từ lúc chế tạo, cho đến lúc thực chiến không có cơ hội thử lửa! Trừ khi chiến tranh lớn, kéo dài như WW1, WW2 thì người ta mới có cơ hội nghiên cứu, cải tiến, chứ đưa nó vào vị trí bất lợi gần bờ là luôn có khả năng bị đối phương tìm ra điểm yếu. Như các tàu Arleigh-Burke hiện đại của Mỹ cũng không an toàn, mới là tên lửa hành trình cận âm, chưa tấn công bão hoà mà đã như thế!

Thì các tàu Nga cũng không khá hơn, Hạm đội biển Đen đến giờ cũng đã thiệt hại kha khá, dù vẫn chưa ảnh hưởng đến sức mạnh cốt lõi. Về bản chất, đầu tư Hạm đội là một kiểu đầu tư mạo hiểm: chi phí lớn, rủi ro cao! Nhiều nước không có nguồn lực Hải quân quá mạnh như Ý, Đức… thì họ có chiến lược dùng hải quân rất rõ ràng gọi là “a-fleet-to-be”, mà tôi tạm dịch là “hạm-đội-để-đó (để ngó)” 😀 ! Tức là xây hạm đội khá mạnh, nhưng tránh tối đa khả năng đụng độ, thiệt hại! Mục tiêu là phòng vệ vùng biển nhà, “để đó” là phòng trường hợp đối phương muốn công thì sẽ phải trả giá, nhưng ngược lại, hiếm khi chủ động công người khác nếu không có lợi thế!

ethernet

ương lai của hệ thống kết nối mạng trên các thuyền nhỏ, thuyền buồm có lẽ là đến từ một cái rất cũ, đó chính là cáp mạng Ethernet truyền thống (nôm na là cổng kết nối RJ-45)… Họ đã thử nghiệm rất nhiều thứ những nói tới nói lui, vẫn không có gì tốt hơn mạng Ethernet 10 / 100 / 1000. Nên nhớ rằng các chuẩn Ethernet được thiết kế để vừa truyền dữ liệu, vừa có thể cấp nguồn (công suất nhỏ) cho thiết bị được!

Có 2 chuẩn cấp nguồn khác nhau, chuẩn đầu cỡ 15 Watt, và chuẩn sau cỡ 30 Watt, như thế là đủ để chạy các loại IP – camera, máy đo gió, máy đo sâu, các thiết bị định vị, AIS, radar loại nhỏ và các loại laptop, máy tính trung tâm dạng mini, micro, vô số thiết bị IoT, etc… Chỉ một điểm nhỏ là đầu nối RJ-45 được thiết kế lại để chống thấm nước và để bền bỉ hơn, chịu đựng được môi trường khắc nghiệt của biển cả!

sailors’ soap

ảm nhảm về “khoa học thường thức”… Mấy năm gần đây ở VN rộ lên phong trào tự làm xà phòng để dùng ở nhà, cơ bản là quy trình thuỷ phân các chất béo (dầu ăn đã qua sử dụng, dầu dừa…) bằng kiềm – xút, thường dùng nhất là Natri hydroxide – NaOH! Nhưng từ hàng ngàn năm trước, khi chưa chế tạo được NaOH, từ Lưỡng Hà cho đến Trung Quốc, người ta đều sản xuất xà phòng với Kali hydroxide – KOH, từ chất béo (dầu olive, mỡ lợn…) trộn với vôi tôi và tro than từ gỗ.

Phương trình: Ca(OH)2 + K2CO3 → CaCO3 + KOH. Trong tro than gỗ có nhiều K2CO3, phản ứng với vôi tôi Ca(OH)2 tạo nên KOH! Thời hiện đại, NaOH được dùng vì nó rẻ hơn mà thôi, còn các loại xà – phòng từ xa xưa đều dùng Kali hydroxide – KOH. So với NaOH, KOH cho ra loại xà phòng mềm hơn (đôi khi còn có dạng chất lỏng), có tính tẩy rửa và sát khuẩn mạnh hơn, tan mạnh cả trong nước muối (vì muối là NaCl), nên còn được gọi là Saltwater soap, sailors’ soap, vì dùng tốt cả trong nước biển.

trịnh hoà

rịnh Hòa, nhà hàng hải Trung Quốc, người dưới thời Minh – Vĩnh Lạc, Hồng Vũ, Tuyên Đức, trong khoảng 30 năm, đã hoàn thành 7 hành trình đi đến tận châu Phi, Ả-rập, Ấn Độ, Nam Á, etc… với đội tàu hơn 300 chiếc và khoảng hơn 28 ngàn nhân sự tham gia! Những chuyến hải hành này thường được mô tả chung chung như những sứ mệnh ngoại giao, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của TQ! Nhưng không ai có thể giải thích cho rõ ràng: tại sao lại dùng một lực lượng lớn như thế, bỏ ra kinh phí rất lớn với những mục tiêu mơ hồ như thế?! Có thể thấy mục đích những chuyến thám hiểm của Trịnh Hoà một cách dễ dàng nếu nhìn vào bức tranh lịch sử toàn cảnh! Thời nhà Nguyên trước đó đã chứng kiến tuyến đường thương mại mở ra với quy mô lớn giữa TQ và bán đảo Ả-rập! Lúc này, thế kỷ 12 ~ 14, hàng hải châu Âu vẫn còn chưa phát triển như thời gian sau này! Những người có kinh nghiệm chạy con đường tơ lụa trên biển không ai khác chính là người Ả-rập! Tuyến đường này đã có rất lâu từ trước, có thể ngay từ thời Hán, nhưng chỉ trở nên thịnh vượng dưới thời đế chế Mongol.

hà Nguyên ở TQ và Y-Nhi hãn quốc ở Iraq, Iran, Thổ… là 2 đồng minh thân cận có nhiều quan hệ qua lại, 2 quốc gia khởi nguồn từ Kublai Khan và Hulagu Khan – 2 anh em ruột, cháu của Genghis Khan! TQ chứng kiến sự thay đổi lớn do giao thương hàng hải mang lại: hàng hoá, văn hoá, khoa học, kỹ thuật! Người Mông Cổ không thạo hàng hải, họ chỉ đơn giản là… ra lệnh cho người khác làm điều đó! Đến khi nhà Minh lật đổ nhà Nguyên thì tuyến thương mại quan trọng này tạm thời bị gián đoạn, và Vĩnh Lạc đế – Chu Đệ phái Trịnh Hoà đi chính là để tìm cách nối lại (không thành công) con đường! Vài ghi chép ít ỏi còn sót lại: lượng cobalt oxide (thời đó xem như “đất hiếm”) đem về từ Iran đủ dùng làm men xanh cho đồ sứ Cảnh Đức đến mấy chục năm! Đây chính là phiên bản cổ xưa của “Nhất đái nhất lộ – Một vành đai một con đường”! Ngày nay người ta không thống nhất được tại sao TQ lại ngừng đội tàu, đóng cửa sau 7 chuyến hải hành!? Cách giải thích khả dĩ nhất là giới quan lại Nho giáo sợ hãi trước những cơ hội thương mại, sợ tầng lớp thương gia quá giàu có làm bất ổn xã hội!

akaso

on cam cũ đã xài… 10 năm rồi, vẫn còn xài được nhưng đã quá cũ, công nhận hàng bền, dù pin đã hơi chai! Còn hàng mới, từ GoPro, Insta360 cho đến Garmin đều có những model mới, tính năng xịn sò, cân nhắc mãi vẫn không biết phải lựa chọn như thế nào, vì quá nhiều tính năng mới hấp dẫn, vẫn chưa biết nhu cầu ở đâu!

Nên trong lúc đang phân vân, trù trừ đó thì quyết định lâm thời là cứ mua một cái hàng TQ xài tạm đã, với tầm giá này thì không phải suy nghĩ nhiều, mà tính năng thì cũng không hề tệ! Thử chèo mấy đoạn ngắn trên sông, cộng với roll – lăn lộn dưới nước mấy vòng thấy khá ổn! Sẽ tiếp tục cập nhật, đăng vài video trong vài tuần tới!

knots

út (knots) không khó, nhưng quan trọng là biết tình huống nào nên xài cái gì, có nhiều kiểu áp dụng rất sáng tạo và hiệu quả, quan trọng nữa là thao tác cho nhanh lẹ, chính xác! Kinh nghiệm mỗi người mỗi khác nên lúc nào dùng cái gì là do mỗi cá nhân đúc kết kinh nghiệm mà thành! Cột dây neo, buộc lưỡi câu, căng góc lều, chằng buộc hàng hoá, nối dây, etc… Đơn giản như căng sợi dây phơi quần áo sao cho không bị chùng khi đồ phơi nặng cũng không phải là quá dể đâu!

Cũng chỉ cần biết khoảng chục loại nút phổ biến là cũng đủ xài rồi, nhưng ứng dụng, biến hoá thì vô số. Cũng phải biết tính chất khác nhau của các loại dây (chất liệu khác nhau), có dây trơn, dây nhám, dây hay giãn, có loại dây vô nước thì giãn ra, cũng có loại dây vô nước thì co lại… để điều chỉnh nút cho phù hợp! Rảnh rỗi ngồi thực tập lại cho nó quen tay, “ngâm cứu” các thể loại nút, kẻo không lại quên, thậm chí có lúc đến thắt một nút số 8 đơn giản nhất thế nào cũng lơ ngơ… 🙂

carbon mast

orks done with some little free time last weekend & holidays, carbon mast up! Can be lowered / erected with a line running from stern back to cockpit! When not in use, can be stowed down, flat on the aft deck! On its top is the signal light, could easily attach a (voice – activated) action cam, maybe also serve as a flag pole, or even add an AIS device later… 🙂

vị thành triêu vũ

ình hình là bão có vẻ lệch cao lên phía Bắc, trong hình là hiện tượng hiếm gặp, xuất hiện cả 3 cơn bão cùng lúc. Nhưng chắc là VN chắc chỉ bị ảnh hướng nhẹ, kiểu áp thấp nhiệt đới! Biết vậy nên sáng ngủ nướng…

Dậy muộn, cafe sáng xong là thành… ăn trưa luôn! 😃 Thời tiết mát mẻ dễ chịu, mưa bụi bay bay, thật đúng là: Vị thành triêu vũ ấp khinh trần, Khách xá thanh thanh liễu sắc tân – 渭城朝雨浥輕塵,客舍青青柳色新。。。

knot

ác thể loại nút thắt, học bao nhiêu năm cũng chưa hết, vẫn chưa lúc nào thấy hết ngạc nhiên. Bên dưới là dạng nút có thể chỉnh độ căng dây được. Lưu lại ở đây vì sắp tới sẽ phải dùng đến… Trong làng thắt nút thì thuyền buồm là nơi cần những loại nút thông dụng, thắt nhanh, nhưng leo núi mới là nơi có những loại nút phức tạp và hiệu quả (đơn giản vì tính mạng treo trên đầu sợi dây đó)! 🙂