thượng thực – haute cuisine

ối xem vài tập phim, coi được một lúc thấy người lồng tiếng đọc cái bảng là “Xã thảo vân hành” cụt mịa nó hứng, dẹp không xem nữa! Ngu gì mà ác liệt, chữ ngày xưa phải đọc từ bên phải sang: Hành Vân thảo xá, thường đọc là “xá” không phải “xã”, nôm na tức là “nhà lá Hành Vân”.

Nên đám lồng tiếng, thuyết minh phim Việt Nam thực ra éo hiểu gì về văn hoá Trung Quốc, đọc như “bùa chú”, “sấm ký” chứ không hiểu gì nội dung bên trong, càng không nói về các nội hàm sâu hơn. Nếu học hành, chữ nghĩa mà cứ như thế này, học đến kiếp sau vẫn cứ “trống không”! 😢

yakov dzhugashvili

hương trình phim ảnh Xô-viết… cuối tuần… Yakov, con trai của Stalin không phải là một người có tài năng hay đức tính gì nổi bật, sống dưới cái bóng quá lớn của một người cha chính là một sự bất hạnh! Tuổi thơ Yakov trãi qua nhiều xung đột, có lần tự tử bằng súng nhưng chỉ bị thương, không chết! Biết chuyện, Stalin còn rủa: mịa cái thằng đến ngắm khẩu súng cho ngay cũng không làm được!

Chiến tranh thế giới lần 2 nổ ra, Yakov là đại uý, chỉ huy một đội pháo binh chiến đấu trong vòng vây ở Ukraine! Tình hình Hồng quân lúc này rất bi đát, liên tục thất bại, liên tục phải rút lui! Một đội biệt kích được tung vào chiến trường với nhiệm vụ tìm cho bằng được Yakov, tìm cách cứu anh ta, không để người Đức bắt được. Một chiến dịch mà lịch sử hiện đại giờ đây cho biết là cầm chắc thất bại…

peter the great, tv series

háng 3, 1697, phái đoàn ngoại giao Nga bắt đầu chuyến thăm qua nhiều nước châu Âu, dẫn đầu bởi đại sứ Franz Lefort, trong đoàn có anh đánh xe ngựa mang tên Peter Mikhailov, chính là Sa-hoàng giả danh, nhưng với chiều cao 2.03m của mình, đi đâu người ta cũng biết đó là ai! Lúc này, nước Nga hãy còn lạc hậu lắm, các thế lực bảo thủ, nhất là nhà thờ Chính thống giáo, không muốn Sa-hoàng của mình chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi văn minh phương Tây. Một đoàn đông đảo dẫn đầu bởi các giáo sĩ chặn đường nhà vua, đứng đầy trên một cây cầu bắt ngang sông Moskva, họ thỉnh cầu Peter đừng xuất ngoại.

Việc một Sa-hoàng để trống ngai vàng, đi ra nước ngoài là điều chưa bao giờ xảy ra ở nước Nga trung cổ. Viên chỉ huy ngự lâm quân quay lại hỏi ý kiến và nhận được lệnh cán qua đoàn biểu tình! Hàng trăm con ngựa phi nước đại càn qua cầu, đè chết vài chục người và làm hàng trăm người bị thương khi cố nhảy từ trên cầu xuống sông! Ngồi chung xe với Sa-hoàng, người hầu Menshikov (sau này là Tể tướng) còn kịp ngoái lại để nhìn thấy chính cha ruột của mình, một trong những người dẫn đầu đoàn biểu tình, kịp nhảy xuống sông thoát thân! Nước Nga đã bước ra khỏi đêm dài Trung cổ để văn minh hoá, hiện đại hoá như thế đó!

Đôi khi tôi thật sự ngạc nhiên về văn minh Anglo – Saxon, làm tài liệu, tư liệu giỏi nhất thế giới chính là họ. Chịu khó thu thập hiện vật lịch sử, xây nên các bảo tàng rộng lớn chính là họ! Bỏ công sức đi khắp nơi nơi, nghiên cứu các nền văn hoá, biên soạn ra vô vàn sách vở, phim ảnh cũng là họ! Và xào xáo các tư liệu đó, trình bày nó theo cách có lợi cho mình, dùng chính những thông tin thu thập được để nhào nặn, suy diễn, áp đặt, vẽ nên những hình ảnh khác, theo một cách vừa láo toét vừa khéo léo, tuỳ thời điểm, tuỳ bối cảnh, cố tình chụp mũ, gán nhãn, định danh, “ta đây biết rồi, nó là như thế này thế kia”, cũng lại chính là họ!

chuyện tử tế

iết nhân trò chuyện với một vài đứa bạn… Nói về ngôn ngữ thể hiện của điện ảnh, đó là một dạng vừa phản ánh hiện tại, vừa ước mơ tương lai, như người Nhật trước đây làm phim, toàn thấy gái mắt to chân dài, vì thực tế họ mắt hí chân ngắn, Hàn làm phim tình cảm sướt mượt, lãng mạn, vì thực tế người Hàn nam giới đa số khá là cục súc, bạo lực! Thiếu cái gì là… họ mơ ước có cái đó! Như phim Trung Quốc mấy chục năm qua, nhất là các phim thanh xuân vườn trường, là cổ suý cho những sự tử tế bình thường, nhỏ nhoi trong cuộc sống hàng ngày.

Vì xã hội họ thiếu cái đó, và họ ý thức, họ mong muốn hướng tới điều đó. Còn phim Nhật hiện đại đã hoàn toàn vắng bóng sự “thể hiện tử tế lương thiện”, vì mặt bằng chung xã hội Nhật đã đạt đến đó rồi, trong mỗi công việc, mỗi người hàng ngày của xã hội Nhật đều đã có sự tử tế, tận tâm, họ chẳng cần phải mơ ước nữa! Đến tận giờ, xã hội và điện ảnh Việt vẫn ngơ ngác nhìn nhau, tử tế là cái gì, tử tế ở đâu ra, “ai cho tôi tử tế”, loay hoay mãi mà vẫn chưa biết được! Ấy đơn giản là vì người ta không thể hiểu cái người ta, bên trong, không có! 🙁

phim ảnh

gứa mồm nói chơi, hơn 30 năm nay không xem TV, gần như không biết gì về phim ảnh nước nhà! Nhưng những lần hiếm hoi có xem thì thấy kiểu: camera lia qua nhân vật thứ nhất, người này nói một câu, rồi camera lia qua nhân vật thứ hai, người này nói tiếp một câu, rồi camera quay trở lại nhân vật một, nói tiếp câu nữa… Cứ thế, cảnh quay máy móc, từng khung giật cục, chả có sáng tạo gì, cứ như là đọc từng dòng từ kịch bản ra vậy! Mà xem 10 phim là đã hết 9 như thế, các bạn mở TV lên kiểm tra xem có đúng thế không nhé?! Một cảnh quay “sống động” phải cho thấy không gian có nhiều nhân vật, hoạt động và lời thoại, có khi là chồng lấn, tiếp diễn, và tương tác phức tạp, không phải phân khúc đơ cứng, máy móc như thế!

Ngày xưa lúc trẻ thì nghĩ là, ah, là do trình mình kém, chưa theo kịp người ta, chưa có kỹ thuật làm phim tốt! Nhưng già rồi thì ngộ ra một điều, là do “văn hoá, tâm hồn, sự tự nhận thức” của con người mà thôi! Họ nhận thức về thế giới như thế nào thì họ làm phim như thế, điện ảnh chính là cái gương phản ánh cuộc sống, toàn những con người đơ cứng, cạn cợt, không thấy được cái gì khác ngoài cái “tâm” “trống hoác”, “nghèo nàn” và “máy móc” của họ! Nên trước có đọc một bài báo nói rất đúng: hãy cứ sống thực đi, rồi mới mong có giáo dục thực chất, hãy có một tâm hồn phong phú, thấu hiểu đi, rồi mới mong có điện ảnh hay! Con người thì như thế, nhưng những trò lưu manh lặt vặt, tài lanh, “ta đây biết rồi” thì lại rất rất nhanh, đúng là quái lạ!

love crossed

iải trí cuối tuần… đầu phim thấy ngay diễn viên Trương Lỗi (vâng, chính là người đóng vai các ông “thầy giáo quốc dân”, chủ nhiệm tại Chấn Hoa trung học trong hơn một chục bộ phim thanh xuân vườn trường), xuất hiện nhiều đến mức nhàm chán. Tuy vậy tôi lại thấy Trương Lỗi vào vai giáo viên không thật đạt, vai mà ông ấy diễn rất đạt là vai các ông bố, ví dụ như trong bộ phim Nước cờ đi vào tim em! Trong phim này cũng vậy, là một vai phụ chỉ xuất hiện vài phút, là một ông bố làm việc trên tàu đánh cá! Hành trình đánh cá đi khắp thế giới, thường đi suốt 1, 2 năm, nên chỉ có thể gởi tiền về cho con gái, lâu lâu lại gọi điện hỏi thăm!

Phim Trung Quốc nhiều khi cũng nhàm và nhảm, nhưng phần “thượng” của họ có rất nhiều phim suy nghĩ nghiêm túc, cách đặt vấn đề rất thời sự, đôi khi rất thiết thực và khác biệt… Như trong phim này, ông bố làm việc cực nhọc ngoài biển để nuôi cô con gái (diễn viên Đại Lộ Oa) sống trong một thế giới công nghệ ảo hoá, sa vào một “bạn trai công nghệ ảo” do máy móc thao túng, điều khiển… Chỉ cần mua một cặp kính mắt, đeo vào là lập tức có một “bạn trai” như ý, có thể nói năng, vỗ về, cưng chiều… còn “ngọt ngào, hoàn hảo” hơn cả người thật. Và cứ như thế, công ty công nghệ này từng bước thống trị, kiểm soát thế giới…

Uletay na kryl’yakh vetra

ến hẹn lại lên, chương trình âm nhạc Nga – Xô cuối tuần… Chỉ là một video clip đẹp với vô số cảnh quan thiên nhiên, công trình nhân tạo ở Nga, trên nền bài hát “Bay đi xa trên đôi cánh gió” – Улетай на крыльях ветра, nhạc phim “Hoàng tử Igor”, 1969. Không cần xem phim gốc, chỉ cần nghe những dấu vết ngũ cung trong bản nhạc này cũng có thể từ từ lần mò hiểu ra được, có một nửa dòng máu Viking trong cái gọi là người Nga ngày nay, và chữ “Rus” nguyên gốc đơn giản có nghĩa là: “người chèo thuyền”…

prekrasnoe daleko

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần. Chuyện cổ tích của các nước phương Tây thường bắt đầu như thế này: Ngày xửa, ngày xưa, đã có một xxx…, còn chuyện cổ tích Liên Xô lại thường bắt đầu như thế này: Đến một ngày, trong tương lai, sẽ có một yyy… 😃

Nhạc phim thiếu nhi Tương lai xa xôi tuyệt vời, 1983, bài ca thật tuyệt, trong trẻo, thanh thoát, bay bổng, đã được dịch ra vô số ngôn ngữ khác nhau. Phim và nhạc cho trẻ con, nhưng người lớn nghe sẽ biết “Tương lai xa xôi tuyệt vời” chính là bài ca nói về quá khứ!

ivan sereda

hương trình điện ảnh Nga – Xô-viết giữa tuần, phim ngắn 9 phút: “Đầu bếp”… phim làm về nhân vật lịch sử có thật, Ivan Sereda, đầu bếp nấu ăn của một đơn vị tăng thiết giáp Xô-viết, người trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang bằng một chiến công hết sức quái dị. Một lần, cả đơn vị đang ở tiền tuyến, Ivan đang nấu ăn ở tuyến sau thì bắt gặp một chiếc tăng Đức đi lạc. Anh ta leo lên chiếc tăng, dùng rìu gõ cong nòng súng…

Dùng áo bịt kính tiềm vọng, không cho tăng Đức thấy đường, dùng rơm hun khói, dùng rìu nện lên xe khiến cho lính Đức nghĩ là có rất nhiều người xung quanh, cuối cùng thì kíp xe Đức quyết định đầu hàng, 3 người súng ống đầy đủ hàng một anh đầu bếp chỉ có cái rìu trong tay! Sau vụ này được phong Anh hùng, nhưng bị chuyển thành lính trinh sát, không cho nấu ăn nữa! Và cũng trùng hợp là Sereda là người Cộng hoà nhân dân Donetsk ngày nay! 😀

hoả tuyến

hương trình phim ảnh Xô-viết cuối tuần… có người hỏi tại sao mình lại thích phim ảnh LX cũ và Nga mới… đương nhiên ngoài các yếu tố lịch sử, văn hoá, xã hội, âm nhạc… kể ra thì nhiều lắm, nhưng trước hết, phim ảnh cũ cho mình cái cảm giác, từ dùng như người ta hay nói là: sense-of-purpose, một cảm giác sống có mục đích.

Nhớ lại một thời cuộc sống khó khăn hơn bây giờ nhiều, nhưng chính vì thế mà con người ta tập trung tâm trí vào những việc quan trọng, không có thời gian, không có phương tiện để mà “rửng mỡ” như XH hiện đại, một đám lao nhao nhiễu sự, một lũ lau chau ngoài “cái tôi” to vật vã và thiển cận ra chẳng còn tự thấy được cái gì khác… 😢