đình làng Trà Cổ



iây phút sững sờ bên đình làng Trà Cổ… Phường (đảo) Trà Cổ, tp. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, ngay sát biên giới với TQ, là một khu định cư rất lâu đời của người Việt. Đình xây năm 1461, về kiến trúc có nhiều điểm tương đồng với đình Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây), đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)… đã viếng thăm trong các chuyến xuyên Việt trước. Tuy không đẹp bằng nhưng tuổi đời nhiều hơn đến 2, 3 thế kỷ! Đình do một nhóm lính gốc Đồ Sơn, vâng lệnh triều đình ra trấn thủ biên cương xây dựng nên.

Ngồi nói chuyện với một cụ bà ngoài 70 sống ngay bên cạnh đình làng (và cũng nói chuyện thêm với một vài cư dân địa phương nữa), thoảng qua vài câu đầu đã thấy cụ bà rõ ràng không nói giọng miền Bắc! Thêm vài câu nữa thì tôi sững sờ nhận ra cái ngữ âm ấy, cái ngữ âm của chính mình, khó có thể mô tả một cách chính xác, nhưng có chút gì thô ráp kiểu Bắc và Trung Trung Bộ. Trà Cổ như quan sát hiện cũng đang dùng một loại thuyền đi biển dạng bè tre y như vùng Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Rồi chợt nhận ra mình đang trò chuyện với một thứ tiếng Việt cổ, rất cổ, rất… Vietic! Một vết tích của sự di dân bằng đường biển, phân tán và rải rác nhiều nơi suốt chiều dài bờ biển Việt Nam, một di sản truyền đời với rất ít thay đổi, mang tính chất cực kỳ “phụ hệ và bảo thủ” được duy trì trong suốt hơn 500, 600 năm lịch sử. Một thứ tiếng Việt cổ thô ráp, cứng cáp của… chàng Lạc Long Quân trước khi nên duyên với nàng Âu Cơ, và trở nên mềm mại, êm dịu như giọng đồng bằng Bắc bộ bây giờ!

dương liễu ngạn…

Tỉnh say nơi chốn mơ màng,
Bên bờ dương liễu, trăng tàn, gió mai.
Lần đi cách biệt năm dài,
Ngày lành, cảnh đẹp, bỏ hoài từ đây…

柳永 – 雨霖鈴
楊柳岸曉風殘月

gười rành Cổ văn chỉ cần nghe một câu: Dương liễu ngạn hiểu phong tàn nguyệt là đã hiểu muốn nói điều gì, hoặc chỉ cần nghe bốn chữ: Đại giang đông khứ là đã hiểu tâm ý thế nào… Cổ văn rất rất khó, nó khó một phần cũng bởi vì cái tâm hồn đơn giản, hồn hậu, thuần phác của nó, bởi vì con người hiện đại phức tạp, xảo diệu lại khó có thể hiểu thấu! (Ảnh dưới: bờ hồ trung tâm thị trấn Sapa, 2015).

“trần” thời minh nguyệt

王昌齡 – 出塞

秦時明月漢時關
萬里長征人未還
但使龍城飛將在
不教胡馬渡陰山

ình chụp trong một quán cafe cũ kỹ, gần như là đồng nát, thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, 2017, một đêm không gian u ám, tối tăm: “Trần” thời minh nguyệt “Lý” thời quan, Vạn lý trường chinh nhân vị hoàn… Vẫn (còn đây) là vầng trăng sáng đời Trần, vẫn còn đây là miền quan ải thời Lý, mà người chinh nhân vạn dặm đi vẫn chưa thấy về…

down to earth

rở lại không gian một thành phố hãy còn là tỉnh lẻ, hơn 1/4 thế kỷ trở về trước, một Đà Nẵng nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu. Hàng sáng cứ khoảng 4h là nhiều người dân lại đạp xe 10, 15 km đi tắm biển, bơi lội chán chê đến hơn 6, 7h mới về, chậm rãi ăn sáng rồi thong thả đi làm. Thành phố thời bao cấp, cũng chẳng có mấy công việc, tội gì phải vội!? Thế nên dân chúng giữ được thói quen tập thể dục đúng giờ rất lành mạnh! Một vài người đi bơi, mùa hè cũng như mùa đông, biển êm cũng như khi dông bão, dù trời lạnh cóng, họ vẫn bơi đều đặn hàng chục km mỗi sáng!

Một lối sống cực kỳ “xa xỉ” so với cuộc sống ở Sài Gòn thời bây giờ: mở mắt ra là kẹt đường đầy xe, khói, bụi, chen lấn, dẫm đạp, chửi bới nhau, thời gian ăn sáng chưa chắc có, nói gì đến việc đi bơi 1, 2 tiếng mỗi sáng? Đúng là thói quen “xa xỉ”, đúng là đồ “dở hơi biết bơi”, chỉ có dân “thượng lưu” mới có điều kiện như thế! Tôi vẫn thường luôn nhớ về những tháng ngày xa xưa ấy, những gì rất cơ bản, rất sơ đẳng, tạm gọi là “down – to – earth”, sống gần mặt đất! Những thói quen có ích cho sức khoẻ thể chất và tinh thần, nó tạo ra những con người rất tough – rất cứng!

alma mater mea

Bắc hành 2017 p4

Sitting in the sandpit, life is a short trip… It’s so hard to get old without a cause. Youth’s like diamonds in the sun, and diamonds are forever…

ơn Trà, chỉ là bán đảo nho nhỏ, đường vòng quanh chưa đầy 60 km. Những năm cấp 2, bọn tôi thường rong chơi ở đây: leo núi, băng rừng, cắm trại, tắm biển… Khi đó chưa có đường nhựa như giờ, chỉ là đường mòn rộng chừng 0.5m làm năm 1979 để đưa pháo cối ra đặt ngoài đó (đề phòng Trung Quốc đổ bộ đường biển). Đến giờ, tôi lờ mờ hiểu ra rằng, đã có những người dành cả đời để bảo vệ một đám xanh nhỏ nhoi như thế, và cũng sẽ có những kẻ tìm cách phá hoại bằng mọi giá.

Tạm dịch: (từ lúc còn) ngồi trong “hố cát”, (đến giờ) cuộc đời chỉ như một chuyến rong chơi ngắn. Thật khó để già đi mà không cho ta một lý do nào. Tuổi trẻ long lanh như viên kim cương trong ánh nắng, mà kim cương là mãi mãi… Hố cát (sandpit) là cái ô chứa cát ở vườn trẻ, làm để cho trẻ nghịch phá, đào bới, chơi đùa. Dễ có mấy chục năm, hôm nay mới trở lại cái “hố cát” của tuổi thơ tôi, nguyên một vùng bán đảo Sơn Trà tuyệt đẹp, cái “hố cát” của một thời nghịch phá, vẫy vùng, mơ mộng.

thương nhớ đồng quê

hăn trâu đốt lửa trên đồng, rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều. Mải mê đuổi một con diều, củ khoai nướng để cả chiều thành tro – lại nhớ 3 cái Tết ở Đồng Văn – Đi ra rồi lại đi vào, quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ!

bến my lăng

Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn râu.

ừng có một “xứ Nẫu” “như thị ngã văn” – như là tôi biết, hoàn toàn khác biệt, cũng chẳng phải “hoa vàng trên cỏ xanh”, so với trí nhớ thời trai trẻ của chính mình cũng đã khá là xa cách tịch liêu, mà trong mắt giới trẻ bây giờ chỉ e rằng là một viễn tượng như cổ tích…

vạc đồng

ình chụp cách đây hơn 20 năm, sau lưng điện Thái Hoà, Huế (chụp bằng máy cơ, thời chưa có máy ảnh kỹ thuật số). Ngày trước, hai bên mỗi cung điện lớn trong Đại Nội đều có bày một vài đôi vạc đồng thế này, loại lớn nhất đường kính đến 2.2m, nặng đến hơn 1.5 tấn, có thể chứa được 3, 4 khối nước. Xưa giờ vẫn nghĩ đây chỉ là đồ vật mang tính lễ nghi, trang trí.

Giờ thì biết nó có một công dụng khác rất thực tế, hiển nhiên… là chứa nước cứu hoả! Cung điện xưa xây phần nhiều bằng gỗ, thường dể bị cháy, cần có nước ngay bên cạnh để “phản ứng nhanh”, nếu vận chuyển nước từ các giếng, hồ, ao gần đó thì không kịp. Cái này biết là do xem film cổ trang Trung Quốc… Ngày xưa, kiểm tra thấy vạc không có nước là thái giám bị phạt!

bão

ách chằng buộc nhà chống gió bão của các cụ ngày xưa, hình chụp tại… xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 😀 Kỳ vừa rồi đúng là nơm nớp lo sợ, bão cấp 12 mà đánh vào SG là cái xưởng mộc của mình, cũng như nhiều nhà tạm khác, sẽ bay sạch. tuoitre.vn – Dân chúng miền Tây chế ra nhiều kiểu chằng buộc kỳ quái, không hiệu quả tí nào…

thời hoa đỏ – 2

Anh mải mê về một màu mây xa
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ,
Em thầm hát một câu thơ cũ,
Về một thời thiếu nữ say mê
Về một thời hoa đỏ diệu kỳ…

hạy dọc trên triền đê sông Thao, rồi qua Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, lên đến Lai Châu… thi thoảng lại bắt gặp cái mầu hoa gạo đỏ nao lòng này… Những ai đã từng tận mắt chứng kiến mùa hoa gạo nở (thử dùng google image search với 2 từ khoá: “chùa Hương” + “hoa gạo”) mới hiểu được cái đẹp quyến rũ đến lạ kỳ của “Thời hoa đỏ”.

tuoitre.vn – Vĩnh biệt nhà thơ Thanh Tùng, tác giả Thời hoa đỏ

Thời hoa đỏ - Nguyễn Đình Bảng