bắc hành – 2017, phần 6

ây là lần thứ 3 trở lại vùng hạ lưu sông Lam, một dải từ cửa Hội đến cửa Lò (sông Cấm), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Có những điều khó diễn tả nên lời, nhưng nhìn bến cảng, nơi neo đậu thuyền, cách tổ chức đường sá đi lại, có một cái gì đó rộng rãi, ngay ngắn, sạch sẽ… thể hiện cá tính có tổ chức của người dân nơi đây. Vùng cửa Hội, tàu bè neo đậu ven sông hay trong những kênh rạch một cách ngay hàng thẳng lối, không dầy đặc lộn xộn như phần nhiều các cảng cá khác của Việt Nam.

Rồi lại chạy dọc ven biển đến Bãi Lữ, cửa Lạch Vạn, thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Rồi lại lang thang vùng cửa Lạch Quèn, làng muối Quỳnh Long, vùng cửa Còn, nay là thị xã Hoàng Mai, Nghệ An. Rồi theo quốc lộ 36 thăm cảng nước sâu Nghi Sơn, tới đây là đã bước sang địa phận huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Bỏ qua một đoạn từ Sầm Sơn, thành phố Thanh Hoá (đã thăm thú kỹ trong chuyến xuyên Việt năm ngoái) theo quốc lộ 10 đi về hướng thị trấn Phát Diệm, Ninh Bình.

Từ Phát Diệm, qua đò Mười và đò Cau, hai chuyến phà nằm rất gần nhau băng qua sông Đáy và sông Ninh Cơ là đã vào địa phận tỉnh Nam Định. Trong chuyến xuyên Việt năm trước, đã tham quan kỹ vùng Phát Diệm, và cũng đã để ý phần nào đến hệ thông sông ngòi, kênh rạch, cống ngăn mặn và tưới tiêu thuỷ lợi nơi đây. Nhưng càng đi sâu vào vùng duyên hải của các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình… mới cảm nhận được hết tầm vóc và quy mô của các công trình thuỷ lợi này!

So với miền Nam, thì sông ngòi kênh rạch vùng này không thể bì được về độ lớn và độ phức tạp. Nhưng so về các công trình tạo tác của con người: đê, kè, đập, cầu, cống, ngòi… bao nhiêu thế hệ đã dày công xây dựng, thì nơi đây quả thật đáng kinh ngạc. Những công trình thuỷ lợi lớn như thế này thể hiện một đời sống cộng đồng lâu đời, có quy hoạch và tổ chức nghiêm chỉnh, có sự phân công lao động chi tiết, có những luật lệ, quy ước rõ ràng về đời sống, về tổ chức làng trên xóm dưới.

Thêm nhiều điều đáng suy nghĩ về cuộc sống của đồng bằng Bắc bộ xưa, những lề luật, khuôn khổ của nó, những mâu thuẫn giữa duyên hải và nội địa, giữa trung ương và địa phương, giữa nhu cầu duy trì ổn định cộng đồng và nhu cầu sáng tạo, phát triển những cái mới. Vùng duyên hải Bắc bộ này cũng có nhiều làng Công giáo lâu đời, nhà thờ mới cũ mọc lên san sát… Hành trình tiếp tục đi ven biển, về hướng nhà thờ đổ Nam Định, thị trấn Quất Lâm và vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

cát bà

hỉ một số thằng Tây trẻ & thằng Việt già (+khùng) mới chèo kayak 5km, bơi 1km trong cái thời tiết rét căm căm này. Một trãi nghiệm cực kỳ thú vị, sau cái sốc lạnh ban đầu thì mọi việc cũng ko đến nỗi tệ lắm. Cát Bà quá tuyệt!! Leo lên pháo đài Thần Công (điểm cao 177) ngồi uống cafe ngắm toàn cảnh thị trấn, hay đi thuyền trong vịnh Hạ Long… Rồi sẽ có một ngày, tự ta sẽ chèo qua bằng hết những thuỷ lộ này!

composite boat

ù không thích các mẫu ghe thuyền trong vịnh Bắc Bộ, nhưng phải thừa nhận một điều: ngư dân miền Bắc chịu khó, nhanh nhạy và biết việc hơn hẳn các vùng khác. Cái vỏ composite dày khoảng 6, 7 ly, được đúc hàng loạt ở một nơi khác, người ngư dân mua về, tự làm thêm phần mộc (boong, cabin…), phần cơ khí (máy, chân vịt, tời…) để tạo thành chiếc ghe như ý.

Thử hỏi vài câu, kiểu như: “nếu cái vỏ này thủng thì vá làm sao”… là biết ngay người ngư dân rành rẽ cách làm việc với sợi thuỷ tinh và keo (polyester resin?), không như đa số ngư dân miền Trung & miền Nam (không kể thợ đóng tàu chuyên nghiệp) vẫn còn trung thành với gỗ, chưa biết nhiều về composite, hoặc có biết, nhưng vẫn chưa được thành thạo chuyên nghiệp lắm…

bắc hành – 2017, phần 5

ột cuộc gặp gỡ trên đường, ven đầm Đề Gi, Bình Định, một bác già ngoài 60 tuổi, tự giới thiệu là ngư dân (!?), bề ngoài nhìn lam lũ, nhưng nét mặt sắc sảo, tinh anh khác người. Nói chuyện trên trời dưới đất một hồi thì mình phát hiện ra bác ấy hiểu chi tiết về đội hình 1 hàng dọc, đội hình 2 hàng dọc, chiến thuật cắt mặt hình chữ T (crossing the T) cùng một lô một lốc những chiến thuật hải quân cổ điển khác… Ôi má ơi, tôi không tin một người ngư dân bình thường lại có được những kiến thức ấy!

Một cuộc trò chuyện khác, bác thợ đóng thuyền bên bờ vịnh thắc mắc: “Trông chú giống người gốc Chà Và?”, trả lời: “Dạ không, em Việt 200% mà”. Nhủ thầm trong bụng: mịa, đúng là ông đây có 1 chút “da nâu, rậm râu, sâu mắt” (Chà Và) thật, nhưng… luận về mô – đen của đàn ông Việt cách đây non 1 thế kỷ, cũng trên dải đất Trung Trung bộ này, không tin xem lại ảnh các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Khôi, Phan Thành Tài, etc.. thì sẽ thấy toàn là “phường” “da nâu, rậm râu, sâu mắt” cả đấy! 😀

Từ Bình Định trở ra Bắc, tôi xem như “miền đất cũ”, nơi quá trình di dân định cư đã có một truyền thống lâu đời, làng xã có tổ chức sản xuất quy cũ hơn hẳn. Tuy vậy, những cảnh quan thiên nhiên đa phần không còn nguyên sinh, rừng cây đa số là rừng tái sinh, mới trồng lại đều tăm tắp, không có được vẻ tự nhiên như các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. Một ngày gió mùa Đông Bắc giảm bớt giúp có thể “thăm dò” thêm một đoạn đường ven biển bắt đầu từ phía Bắc của tp. Quy Nhơn đến Tam Quan.

Cửa sông Lại Giang với một cồn cát dài và hẹp chắn ngang chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cửa sông Tam Quan là một cảng cá lớn, đi sâu vào trong cảng cá xem xét cách tổ chức sinh hoạt. Rồi chạy tiếp qua bãi biển Sa Huỳnh, qua Đức Phổ, Mộ Đức, tp. Quảng Ngãi, rẽ phải đi về phía cảng Sa Kỳ và khu công nghiệp Dung Quốc. Đến đây, thời tiết càng trở nên lạnh và mưa, nên tăng ga chạy nhanh qua Tam Kỳ, Đà Nẵng, Huế, Đông Hà và Đồng Hới, đây là những vùng đất đã biết khá rõ.

Hình thứ 4: chụp gần địa đạo Kỳ Anh, Tam Kỳ, Quảng Nam, 1 đoàn xe đạp hơn 20 người Hàn Quốc, đi dọc theo QL1, đa số là trẻ, chỉ có 1 số ít già. Sau lưng mỗi người có buộc 1 mảnh vải in dòng chữ: “I’m sorry Vietnam”, họ đang gởi đi 1 thông điệp… Biết rằng thời tiết mưa dầm rét buốt này còn tiếp diễn cho đến quá Quảng Bình, Hà Tĩnh, nên tiếp tục bỏ qua nhiều vùng đất chạy đến Nghệ An. Lúc này thời tiết đã hết mưa, chỉ còn lạnh khô, đây rồi cửa sông Lam rộng mở, một vùng đất mà tôi rất ưa thích!

xiếm

gạc nhiên nhất trong ngày, lần đầu tiên thấy ghe biển chạy máy mà có cái xiếm – centerboard (thanh gỗ màu đỏ) như ghe buồm!!! Đã nói chuyện với một bác ngư dân và xác nhận đó chính là cái xiếm, đâm xuống đằng mũi ở vị trí ngay sát mớn nước. Và không phải chỉ có một chiếc, thuyền đi biển vùng này đồng loạt đóng như thế. Có thể vì cấu trúc thuyền đáy tròn, thân ngắn và rộng nên cần xiếm để cho bớt lắc và đi thẳng hơn. Hình chụp đâu đó giữa thị trấn Quất Lâm và vườn quốc gia Xuân Thuỷ – Nam Định…

bắc hành – 2017, phần 4

ừ vịnh Vĩnh Hy tiếp tục đi về phía Bắc chẳng bao lâu là đã thấy những dãy đảo ven bờ của vịnh Cam Ranh, bắt đầu bằng đảo Bình Hưng, rồi đảo Bình Ba. Lúc này vẫn chưa qua hết vườn quốc gia Núi Chúa, cảnh quan vẫn một màu xanh biếc, thêm vào cái nắng hanh vàng của một ngày quang trời tuyệt đẹp. Những đợt sóng lớn xô bờ tung bọt trắng xoá. Riêng năm nay, gió mùa Đông Bắc không mạnh như các năm trước, sóng biển tuy hơn lớn một chút, tầm 1 ~ 1.5m, nhưng vẫn thanh bình đến lạ!

Dọc suốt bờ biển miền Trung, có rất nhiều những địa điểm cùng mang những cái tên giống nhau như: Nước Ngọt, Nước Mặn, Đá Bạc, .v.v… những cái tên mang đậm tâm thức di dân và hàng hải! Qua hết vườn quốc gia Núi Chúa, con lộ 702 nhập vào với QL 1, từ đây tôi chạy nhanh băng qua vịnh Cam Ranh, Nha Trang, đầm Nha Phu, vịnh Vân Phong… bỏ qua Ninh Hoà vì đoạn này đã thăm thú kỹ trong hành trình xuyên Việt năm ngoái. Tạm dừng nghĩ đêm ở làng chài Vạn Giã gần bờ bắc vịnh Vân Phong.

Gọi là làng chài chứ thực ra giờ đây, Vạn Giã đã là một thị trấn hiện đại, nhà cửa san sát, giá cả sinh hoạt có phần đắt đỏ, một thị trấn phồn vinh nhờ vào nghề nuôi tôm. Và theo như quan sát, thủ đô của giới buôn gỗ lậu Nam Trung bộ có lẽ đã chuyển về Vạn Giã (chứ không phải ở miệt Cam Ranh như trước). Thời tiết, khác hẳn cái nắng ấm dễ chịu của mấy ngày hôm trước, giờ đây đã chuyển sang lạnh và mưa, càng đi về phía Bắc, sự hiện diện của gió mùa Đông Bắc càng lúc càng thấy rõ!

Mục tiêu của hành trình ngày hôm sau là Vũng Rô và mũi Điện, nhưng quá Đại Lãnh, trời đổ mưa tầm tã, chiếc xế nổ của tôi liên tục tắt máy do cái nắp chụp bugi hở và thấm nước. Đành phải bỏ qua hai điểm đến quan trọng đã dự tính mà chạy tiếp đến thành phố Tuy Hoà, nơi có thể sửa được xe. Xác định đây không phải là vấn đề lớn, khắc phục dễ dàng và có thể yên tâm tiếp tục hành trình còn dài phía trước. Trời mỗi lúc mỗi mưa nặng hạt, và rét buốt đến cắt da, cảm giác rất khó chịu!

Một đợt rét vừa tràn về đúng như dự báo thời tiết vài ngày trước đã cảnh báo! Cái lạnh ướt khi chưa quen với nó gây cảm giác buốt và khiến cơ thể mất năng lượng nhanh chóng. Thời tiết này mà đi dọc ven biển thì chẳng có gì hay ho cho lắm, suy đi tính lại, quyết định tăng ga chạy nhanh qua hết đoạn Trung Trung bộ này, một phần cũng vì đoạn từ Quy Nhơn đến Quảng Bình đã biết khá rõ, một phần cũng dự tính dành lại một vài vị trí còn lại cho chuyến hành trình ngược từ Bắc vào Nam!

hòn

òn Bà (mũi Kê Gà), hòn Lao (mũi Né), hòn Câu (vịnh Phang Rang) etc… là những đảo nhỏ ven bờ. Hòn Rơm (mũi Né), hòn Bà (Nha Trang), hòn Bồ (Đà Lạt) etc… là những đỉnh cao nằm hoàn toàn trong đất liền. Vậy “hòn” là đảo hay là núi!? Nếu tư duy theo kiểu phân tích ấy sẽ thấy không ổn thoả. Đã bảo “hòn” tức là hòn, thế mà ko tin! 😀

bắc hành – 2017, phần 3

ạm biệt thị trấn Liên Hương, làng quê – phố thị yên bình tuyệt đẹp nằm bên bờ con sông Đại Hoà, hành trình ven biển tiếp tục đi về phía Bắc theo QL 1A, qua nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân (lại thêm 1 công trình nữa mang dấu ấn Trung Quốc). Vừa qua hết ranh giới của tỉnh Bình Thuận, vào đến Ninh Thuận là đến Cà Ná, một vùng đầm lớn ven biển, con đường làm du lịch vừa mới xây xong rộng đến 4 làng xe băng ngang giữa vịnh Cà Ná, xung quanh là những đầm nuôi tôm rộng lớn.

Từ đây, con đường ven biển tiếp tục vòng qua mũi Dinh, đây thực sự là một cảnh quan hùng vĩ khoáng đạt lôi cuốn tầm mắt. Con đường đi qua những động các lớn bao quanh chân các núi đá, hai bên đường phải xây những dãy tường cao chắn cát, nếu không thì chỉ sau một mùa gió, cát sẽ lấp hết những mặt đường nhựa này. Mũi Dinh, nhìn từ xa, với phần “chân” cát trắng xoá như hoà lẫn vào mặt biển và đường chân trời, chỉ còn thấy một chóp núi xanh nổi lên bềnh bồng giữa khoảng không bao la.

Qua mũi Dinh, không bao xa nữa là đến Phan Rang – Tháp Chàm. Một đô thị nhỏ, thanh bình nữa, nằm giữa hai con sông Dinh (là một con sông cùng tên, nhưng khác sông Dinh ở Ninh Thuận), và đầm Nại (bãi biển Ninh Chữ). Đấy có phải là mẫu hình chung cho khá nhiều đô thị miền Trung, luôn được xây dựng giữa hai vùng nước: đầm, sông hay phá!? Tạm dừng ăn trưa ở Phan Rang – Tháp Chàm, rồi lại tiếp tục khởi hành, ngay sát phía Đông – Bắc của Phan Rang – Tháp Chàm đã là vườn quốc gia Núi Chúa.

Từ đây trở ra đến vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong theo tôi là cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam, con đường 702 đi qua những khung cảnh hết sức ngoạn mục, một bên là biển xanh biếc với nhiều ghềnh đá hiểm trở xen kẽ với những bãi cát trắng tinh, một bên là khu bảo tồn quốc gia ít nhiều vẫn còn nguyên sinh xanh tốt. Hành trình đi qua khu vực này trở nên rất chậm thì tôi gần như phải dừng liên tục để chụp hình và đánh dấu trên bản đồ những bãi cát có thể neo thuyền, cắm trại.

Tôi không biết điều gì làm bạn vui thú nhất, với tôi, đó là neo thuyền, cắm trại bên một vịnh biển hoang vắng, không thể đến được bằng phương tiện gì khác ngoài thuyền… Như thế bạn được an toàn khỏi “văn minh hiện đại”, ít nhất là trong một khoảng thời gian… 😀 Vịnh Vĩnh Hy, một lõm nhỏ ăn sâu vào đất liền, tuy không quá lớn nhưng lại là một nơi lý tưởng để tránh gió bão: lối vào hẹp, hầu như 4 phía đều là những sườn núi cao, từ trên nhìn xuống y hệt như một lòng chảo tròn trĩnh, xinh xắn.

địa đạo kỳ anh

ình chụp gần địa đạo Kỳ Anh, Tam Kỳ, Quảng Nam, 1 đoàn xe đạp hơn 20 người Hàn Quốc, đi dọc theo QL1, đa số là trẻ, chỉ có 1 số ít già… Sau lưng mỗi người có buộc 1 mảnh vải in dòng chữ: ” I’m sorry Vietnam ” … Họ đang gởi đi 1 thông điệp…

rừng & rú

ếu tố sống còn với một làng biển miền Trung là cái “rú” (chữ “rú” trong “rừng rú”), là khoảng rừng chắn gió ven biển, rộng thì vài km, hẹp thì chỉ vài trăm mét. Không có cái rú này, gió và cát tràn vào, trồng cây gì chết cây ấy, nuôi con gì chết con ấy, không ai sống được.

Ai đã đi những bước chân trần trên cát những năm tháng tuổi thơ mới hiểu, là hạnh phúc âm thầm khi đi qua những ngôi làng với dãy rú tươi tốt. Đã có thời vì vài bó củi, vì tí quặng titan mà người ta tận diệt khoảng rừng nhỏ này rồi… tự giết luôn mình. Các cụ xưa có câu: rú tan (thì) làng nát!!!