con đường vui

hiều người thường bảo Tân nhạc sao toàn những bài hát ảo não, ủy mị, ngậm ngùi, trông ngóng, hoài hương, xa quê, xa vắng… tôi cho rằng không phải. Tân nhạc đâu phải chỉ có vậy, còn có rất nhiều ca khúc thiếu nhi, ca khúc học sinh, thanh niên ca, hành khúc, tình ca, ca khúc hướng đạo, âm nhạc Phật giáo, Công giáo, nhạc trẻ, nhạc phản chiến… Một thực tế, thực thể sống động, phong phú, nhiều màu sắc đến như vậy không chịu khó tìm hiểu, không lắng nghe mà cứ phán bừa thì e rằng hồ đồ.

Con đường vui – Hợp ca Thăng Long 

Khi mà đối phương đang ở trên những Con đường không vui – La rue sans joie – Street without joy thì chúng ta có rất nhiều những bài như ca khúc Con đường vui này! 😀 Tôi không biết lúc đó bài hát phổ biến như thế nào, nhưng ai có dịp làm quen với các tổ chức Hướng đạo, Thanh niên Phật tử thì sẽ biết nhiều những ca khúc như thế này vẫn còn lưu truyền. Như thế hệ trước, có thể không biết cái tên Con đường vui, nhưng họ vẫn nhớ những lời ca đầy trẻ trung, phóng túng: giang hồ không bờ không bến, đẹp như kiếp Bohémien…

thuyền viễn xứ – 1



ột bài khá “đơn giản” của nhạc sĩ Phạm Duy mà đã nhiều năm không tìm được đúng tâm trạng để hát. Càng “đơn giản” càng không thể bừa bãi được, phải kén chọn không gian, thời gian, tâm trạng chút. Và cũng tự biết rằng phải nhiều nhiều năm nữa mới có được tâm trạng để hát bài này, dĩ nhiên sẽ trong một khung cảnh hoàn toàn khác… Đây có lẽ là một bản thu âm live giọng ca Thái Thanh, nên nghe thật và gần gũi, một loại gần gũi… “trên trời”. Nguyên phổ thơ Huyền Chi:

Thuyền viễn xứ - Thái Thanh 
Thuyền viễn xứ - Quỳnh Giao 

Thuyền viễn xứ – Huyền Chi

Lên khơi sương khói một chiều,
Thùy dương rũ bóng tiêu điều ven sông.
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng,
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang.
Có thuyền viễn xứ Đà giang,
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa.
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa,
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người.
Đường về cố lý xa xôi,
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang.
Sau mùa mưa gió phũ phàng,
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa.
Lệ nhòa như nước sông Đà,
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con.
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn,
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi.
Hai bờ sông cách biệt rồi,
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh.
Ngàn câu hát buổi quân hành,
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa.
Biết bao thương nhớ cho vừa,
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương.
Chiều nay trên bến muôn phương,
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi.

thái thanh

Một ngày đó tóc mây đã phai mầu,
Có chờ ta oán trách đâu, có vì duyên kiếp không lâu.
Đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu!
Cho tình cứ úa phai mau, cho người cứ mãi phụ nhau.


ost ở đây làm tư liệu, những ca khúc cổ điển, bán cổ điển nhạc ngoại quốc lời Việt do giọng ca Thái Thanh trình bày. Đa số những ca từ này đều được đặt bởi Phạm Duy hay là Phạm Đình Chương, những người tiên phong trong việc “phổ cập” nhạc cổ điển, bán cổ điển ngoại quốc vào nền ca khúc Việt.

Ảnh trên: Thái Thanh và 2 người anh, Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Hoài Trung (Phạm Đình Viêm, half – brother), những giọng hát vàng của ban hợp ca Thăng Long một thời. Một số bản thu âm chất lượng khá tệ (một ít được thu vào những năm 50 hay sớm hơn), nhưng không vì thế mà che lấp đi được “tiếng hát trên trời” Thái Thanh! Về ca từ, trong những lời ca khá “cổ điển” và “sáo” này, tôi luôn tìm thấy điều gì đó về cách sử dụng tiếng Việt!

Khúc nhạc muôn đời - Domino, Louis Ferrari 
Lòng người ly hương - La complainte des infidèles, Georges Van Parys 
Dạ khúc - Serenade, F. Schubert 
Dòng sông xanh – Le beau Danube bleu, J. Strauss 
Sóng nước biếc – Les flots du Danube, J. Ivanovici 
Những chiếc lá úa – Les feuilles mortes, Joseph Kosma 
Ave Maria – F. Schubert 
Khúc ca muôn thủa – Granada 
Chiều tà – Serenata, E. Toselli 
Mối tình xa xưa – Célèbre valse, J. Brahms 
Ánh mắt liêu trai – Reverie, R. Schumann 
Tango xanh – Le tango bleu, Tino Rossi 

Tiện thể post luôn ở đây một số bìa minh hoạ nhạc ngoại quốc do NS Phạm Duy đặt lời Việt:

kim tước

rong số những giọng ca nữ trước 75 mà tôi thường nghe: Thái Thanh, Hà Thanh, Mai Hương… còn có một người ít nổi tiếng hơn, nhưng không kém phần điêu luyện, đó là Kim Tước. Trước 75, Kim Tước thường chỉ hát bè cho các ca sĩ lớn khác (Anh Ngọc, Thái Thanh, Khánh Ly…), mãi sau này, cô mới thu âm một số album khi đã định cư ở Mỹ. Dĩ nhiên lúc đó, với thời gian, giọng ca đã khác, dù kỹ thuật studio thật sự tốt hơn trước rất nhiều.

Không nhìn nhau lần cuối - Kim Tước 
Giọt nắng bên thềm - Kim Tước 
Thu chiến trường - Kim Tước 

Hai bài hát trên thuộc album Ngàn năm mây bay thu âm năm 2003, điều tôi lấy làm lạ là hòa âm của album này rất VN (loại VN sau 75), tôi suy đoán rằng người làm hòa âm này đã sống nhiều năm dưới chế độ VN XHCN. Riêng bài Thu chiến trường đã giới thiệu sơ qua trong một bài trước về Phạm Duy, là giọng Kim Tước khi còn trẻ.

la chanson d’orphée

Le ciel a choisi mon pays, pour faire un nouveau Paradis.
Au loin des tourments, danse un éternel printemps pour les amants.
Chante chante mon cœur la chanson du matin dans la joie de la vie qui revient!

ây rung cảm tâm hồn nhiều khi không cần đến âm nhạc tinh tế và phức tạp. Chỉ một giai điệu, một lời hát đơn giản nào đó cũng đủ để gợi lại cả một khung trời kỷ niệm, ước mơ xa xưa… Chẳng có gì phải xấu hổ khi kể rằng bạn đã từng yêu một giai điệu, một khoảnh khắc nào đó của quá khứ, để rồi mãi cho đến tận hôm nay mới biết bản nhạc đó tên gì, do ai hát!

Lời Anh - A day in life of a fool 
Lời Việt - Bài ngợi ca tình yêu 

Vì có hề gì khi mà giai điệu đó đã (vô hình) đến và ở lại mãi mãi trong tim… Và đó lại là giọng ca đầy ma thuật, khỏe khoắn và quyến rũ Dalida… và cũng như những dáng nhạc đẹp khác, bài hát đã được chuyển thể qua rất nhiều ngôn ngữ khác.

hẹn hò

Dù tình không nguôi đôi ta xin cho hứa vui về sau…
Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau…

ôi đã đọc nhiều trên các diễn đàn âm nhạc bàn về ngũ cung và ngũ cung Việt Nam những ý đại loại như: đầu thế kỷ XX, nhạc sĩ Debussy đã đi tiên phong trong việc dùng âm giai ngũ cung, ở VN, có thể bắt gặp ngũ cung được dùng trong các giai điệu của Phạm Duy, Văn Cao… Chao ôi, sao người ta có thể thờ ơ nói về cái bản chất con người mình một cách quá Euro-centric như vậy! Đến bao giờ thì người ta mới nhìn rõ con người mình, quay trở về với cái nhạc cảm tự nhiên cha sinh mẹ đẻ!

Hẹn hò - Thái Thanh 
Hẹn hò - Tuấn Ngọc 
Hẹn hò - Khánh Ly 

Ấy là chưa kể rất nhiều người Việt nhìn dáng nhạc “bản xứ” của chúng ta với ánh mắt của kẻ “ngoại lai”, “vong bản”, với không ít mặc cảm tự ti và khinh thị lẫn lộn… Nếu tìm hiểu lịch sử âm nhạc, mọi người sẽ biết rằng con đường đến với ngũ cung của Claude Debussy bắt đầu và chịu ảnh hưởng lớn từ Hội chợ đấu xảo Paris, 1890, nơi ông được nghe dàn nhạc cung đình Huế và một số ban nhạc Javanese khác trình tấu.

Âm giai ngũ cung lơ lớ của hò mái nhì khác hẳn với âm giai điều hoà (gamme tempérée) của Âu Tây và âm giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc. Các cung bực của hò Huế có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn các cung bực trong âm giai Âu Tây hay âm giai miền Bắc… Các điệu hát miền Trung, đặc biệt là điệu hò Huế, với những nét nhạc mơ hồ như nét nhạc Chàm hay nét nhạc Ấn Độ, đã hấp dẫn người nghe hơn là những điệu ca bình dị của miền Bắc… Tiếng hát thể hiện được sự thần bí của cõi lòng, vì vậy nên dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người nghe hơn là nhạc ngũ cung đúng của miền Bắc. (Hồi ký Phạm Duy – tập 1 – chương 21)

Tôi đã biết nhiều người rất yêu, nếu không muốn nói là chết mê chết mệt vì bài Hẹn hò này của nhạc sĩ Phạm Duy, bài hát kể chuyện tình cách ngăn và trắc trở của Ngưu Lang và Chức Nữ: cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu, hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau biết thuở ban đầu, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần, đúng vào thời điểm này trong năm – mùa mưa ngâu, rằm tháng bảy. Nhưng đơn thuần là thích thôi chứ không biết rõ tại sao, muốn biết tại sao, xin đọc phần trích trên đây từ hồi ký Phạm Duy!

the rain on the leaves

ome interesting recently – collected video documents: Phạm Duy with Steve Addiss on his song: Giọt mưa trên lá (the rain on the leaves) and Phạm Duy with the legendary Pete Seeger and the American folk song Clementine. Center image: the original poster of the song, and the original Vietnamese rendition (by the singer Thái Thanh) on the left.

Giọt mưa trên lá - Thái Thanh 
The rain on the leaves 
Steve Addiss & Phạm Duy

It’s not an abnormal thing to see church – music – influential songs like this to be the first to catch notices from Westerners (the Vietnamese – native pentatonic is harder to digest however). Indeed the song has been thought by some as a translation of a certain American folk song, which is absolutely not. The same is applied to several other Vietnamese songs, such as this Scents of Yesteryears, which easily touch the hearts of listeners outside VN.

nhạc sầu tương tư

ần đầu nghe Nhạc sầu tương tư do Khánh Ly hát, thú thật không có ấn tượng gì. Nhờ bản khí nhạc Nguyễn Đình Nghĩa mà tôi nhận ra dáng nhạc trung du Bắc bộ rất đặc biệt trong ca khúc này. Mê điệu nhạc từ đó, nhưng phải do những ca sĩ nhất định trình bày, như Hà Thanh hay Thái Thanh. Gần đây thấy có Lam Trường, Quỳnh Hoa hát lại bài này, nghe rồi tự hỏi không biết họ có hiểu hay cảm được dáng nhạc ấy không!? 😀

Nhạc sầu tương tư - Hà Thanh 
Người về miền xuôi - Thái Thanh 

Hôm nay tình cờ nghe lại trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy, phần 1: Từ miền Bắc, đến đoạn 4: Người về miền xuôi, nhận ra ngay dáng nhạc của Nhạc sầu tương tư. Hai cái melody rất giống nhau, không biết là ai học ai, nhưng có lẽ cả hai nhạc sĩ đều học từ điệu hát lượn của các dân tộc Tày, Nùng, vùng trung du, thượng du Bắc bộ.

Cùng một dáng nhạc, cách xử lý của nhạc sĩ Hoàng Trọng đậm đặc, nguyên bản và tình cảm hơn, cách phát triển của nhạc sĩ Phạm Duy sáng tạo hơn, nhất là đoạn chuyển từ dân ca thượng du sang dân ca đồng bằng Bắc bộ, để vẽ ra cái cảnh Người về miền xuôi bằng âm nhạc! Các bạn hãy thử nghe cả hai khúc nhạc trên đây để xem chúng giống và khác nhau thế nào!

rồi đây anh sẽ đưa em về nhà

ài này tác giả sáng tác lúc ở hải ngoại, tại thị trấn Giữa Đàng (Midway town), không phải là nhạc pre 1975. Tuy không còn trong giai đoạn phong độ đỉnh cao, nhưng bài nhạc vẫn phảng phất bóng dáng của thiên tài. Số là để ý thấy gần đây trên blogsphere VN xuất hiện một số blog khá đặc sắc nói về âm nhạc của NS Phạm Duy, đơn cử như Phạm Duy Fan, VO_DANH… Dạo quanh một vòng các bài viết giúp đưa mình trở lại chủ đề Phạm Duy một chút.

Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà 

Các blog này đều là những nhân vật có hiểu biết sâu về những chủ đề mình nói đến, và có thái độ khá gay gắt trong việc đánh giá phân loại. Tôi thường không tham gia vào những tranh luận này, vì theo tôi, người đã hiểu thì nên hạn chế nói. Một số vấn đề tôi xin mượn lời người khác nói giùm mình. Xin mạn phép tác giả VO_DANH trích dẫn bên dưới đây một vài đoạn trong bài viết: Có nên so sánh Phạm Duy.

Có một lần, ông phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ ngồi chơi xơi nước cùng bạn bè ở một quán cóc trên đường Cống Quỳnh. Có người hỏi ông “Việt Nam có nhạc sĩ lớn nào?” Ông trả lời “Có Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Phạm Duy là hàng đầu Việt Nam”. Tôi cùng anh bạn phương xa trở về nghe xong, phì cười, tính tôi vốn không ưa can thiệp, còn anh bạn tôi thì quay sang nói thẳng:”Anh là một phó tổng biên tập một tờ báo lớn mà kiến thức nông cạn vậy sao?” Chuyện đó gần 3 năm nay, hôm qua, bất ngờ bạn cũ ghé chơi, nhắc về chuyện cũ mỉm cười nhìn và nói “Việt Nam có nhạc sĩ lớn nào?” Tôi trả lời thẳng ” Chỉ có một Phạm Duy”…..

Nói cho nhiều, nhưng chưa đủ, tóm lại, xét về 2 khía cạnh lịch sử và nghệ thuật, không ai có thê đánh vỡ hay đứng ngang hàng Phạm Duy. Và cho phép một kẻ dư hơi rỗi việc là phân chia lại thứ tự âm nhạc mà nhiều người còn mập mờ.

  • Minh chủ Võ lâm: nhạc sỹ Phạm Duy.

  • Nhạc hàn lâm tính nghệ thuật cao: Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong, Thẩm Oánh, Lê Thương, Lưu Hữu Phước, Đoàn Chuẩn, Văn Phụng…

  • Nhạc đậm chất dân nhạc: Lê Thương, Thẩm Oánh, Xuân Tiên, Phạm Đình Chương, Văn Phụng…

  • Nhạc bình dân có học: Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Trầm Tử Thiêng…
  • Nhạc bình dân ca từ tàm tạm: Trần Thiện Thanh, Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng, Y Vân…

  • Nhạc được nhiều người nghe nhất tại VN : Trần Thiện Thanh, Trịnh Công Sơn, Minh Kỳ…

  • Nhạc ít người nghe và biết đến : Lê Trọng Nguyễn, Lê Mộng Bảo…

  • Nhạc 3 xu rẻ tiền, đếm không hết, đơn cử 1 thằng mà theo tui chưa tốt nghiệp cấp 2 là Duy Mạnh…

Cũng xin mượn lời của tác giả VO_DANH trong một post khác để nhận định về các giọng ca trình diễn nhạc Phạm Duy hiện tại, không có gì khác hơn là đồng ý cả hai tay!

  • Mỹ Linh: người không thể lật đổ tượng đài cũ. Lối hát nhạc viện làm bào mòn cách hát tình cảm, cái chính của nhạc Phạm Duy. Quan trọng nhất vẫn là Mỹ Linh không hiểu được nhạc Phạm Duy, mà không hiểu thì lấy gì mà hát.

  • Thanh Lam: người không thể hát được nhạc Phạm Duy. Thanh Lam cho rằng cái tôi của mình lấn áp cả cái tôi nhạc sĩ, theo tôi là thiếu sự tôn trọng người nghe.

  • Lê Hiếu: sự trải nghiệm thiếu thông minh. Giọng hát chỉ phù hợp với những bài không vượt quãng nhiều, nhịp nhạc bình bình, không phù hợp hát nhạc Phạm.

  • Hà Anh Tuấn: người thông minh, thiếu lập trường. Sở hữu một giọng hát nam khá lạ, lối hát chân phương… nhưng HAT luôn lên kế hoạch xa vời với vốn liếng âm nhạc mà mình có.

  • Ánh Tuyết: kẻ thiếu sáng tạo thừa tự tin. Quá thiếu thận trọng khi hát nhạc Phạm Duy mà không chịu cho bản thân thời gian trải nghiệm nó, người dễ tính thì cười cho qua, người khó tính thì nói thẳng “sự bắt chước không biết ngượng”.

  • Đức Tuấn: khuyến khích không đồng nghĩa là hay. Phạm Duy thích giới trẻ hát nhạc của ông, ông tạo điều kiện gần như tối đa để lăng xê tiếng hát Đức Tuấn. Có lẻ vì thế, Đức Tuấn nghĩ rằng mình hát nhạc Phạm Duy hay.

  • Nguyên Thảo: sự trải nghiệm tốt, thiếu tinh tế. Nguyên Thảo rất hợp hát nhạc PD, tiếc rằng cô không có đam mê ấy.

  • Thanh Thúy: sự bắt đầu khá trọn vẹn. Mong sao Thanh Thúy sẽ thông minh hơn khi chọn người hòa âm.

one day when we were young

Từ đó khi xuân tái hồi,
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người,
Một ngày tuổi mới đôi mươi.

a khúc thứ 4 trong chuỗi những giai điệu valse chào xuân! Rất nhớ ca khúc này, những năm cấp 2, cấp 3, mỗi lần đi cắm trại, trong tiếng guitar bập bùng, bạn bè lại hát cho nhau nghe. Đến tận bây giờ cảm xúc rộn ràng vẫn còn đọng lại: you told me, you love me, when we were young one day. Lúc ấy cứ ngỡ đây là country music, nhưng bây giờ thì biết rất nhiều bài “popular song” được trích ra từ kho tàng nhạc cổ điển. Như bài này được trích từ vở operetta Der Zigeunerbaron (The Gypsy Baron) của Johann Strauss II. Trích đoạn mang tên Wer uns getraut (tiếng Đức, nghĩa là: Ai thành hôn cho chúng ta).

Wer Uns Getraut - Johann Strauss 
When we were young - Miliza Korjus 
Khúc hát thanh xuân - Hà Thanh 

Bài nhạc trở thành “popular song” qua phim The Great Waltz (1938), bộ phim hư cấu về cuộc đời của chính Johann Strauss. Mời các bạn nghe OST của phim này qua giọng ca của diễn viên / ca sĩ Miliza Korjus. NS Phạm Duy đã đặt lời Việt cho ca khúc (tựa đề mới: Khúc hát thanh xuân), giới thiệu ở đây qua giọng ca ngọt ngào của Hà Thanh. Chúng ta cũng có thể nghe trích đoạn trong vở nhạc kịch (tiếng Đức), nghe rồi mới thấy rằng chính bộ phim The Great Waltz đã trình bầy lại bản nhạc dưới dạng valse như chúng ta biết hiện nay. Những giai điệu đã quá phổ biến và quen thuộc này, lâu lâu nghe lại, vẫn như có thêm chút adrenaline trong huyết quản 😀, nhất là khi gió mùa xuân đang tới.