bích liên

hững giọng ca mà mình ngưỡng mộ, ngoài Thái Thanh là tiếng hát không thể xếp hạng, kế đến theo thứ tự phải có: Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao và Bích Liên, toàn là những soprano, mezzo – soprano cao chót vót. Hai người đầu thuộc lớp hơi trước một chút, kỹ thuật thu âm ngày đó kém hẳn bây giờ, hai người sau trẻ hơn và có khá nhiều thu âm gần đây với âm thanh hoàn hảo.

Tình hoài hương – Bích Liên 

Quê hương tôi, có con sông đào xinh xắn, nước tuôn trên đồng vuông vắn, lúa thơm cho đủ hai mùa. Dân trong làng trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê. Quê hương tôi có con sông đào ngây ngất, lúc tan chợ chiều xa tắp, bóng nâu trên đường bước dồn. Lửa bếp nồng, vòm tre non, làn khói ấm hương thôn!

Ai về, về có nhớ, nhớ cô mình chăng? Tôi về, về tôi nhớ hàm răng cô mình cười! Ai về mua lấy miệng cười, để riêng tôi mua lại mảnh đời, thơ ngây thơ!

Quê hương ơi, bóng đa ôm đàn em bé, nắng trưa im lìm trong lá. Những con trâu lành trên đồi, nằm mộng gì? Chờ nghe tôi thổi khúc sáo chơi vơi.

Quê hương ơi! Tóc sương mẹ già yêu dấu, tiếng ru nỗi niềm thơ ấu, cánh tay êm tựa mái đầu. Ôi bóng hình từ bao lâu còn ghi mãi sắc mầu!

Tình hoài hương, khói lam vương tâm hồn chìm xuống. Chiều xoay hướng, sống vui trong mối tình muôn đường. Tình ngàn phương, biết yêu nhau như lòng đại dương. Người phiêu lãng, nước mắt xuôi về miền quê lai láng, quê hương ơi, quê hương ơi!

Chỉ cần nghe qua một đoạn rất ngắn ca sĩ (bác sĩ) Bích Liên hát intro cho Hòn Vọng Phu 3 – Ban Ngàn khơi, tuy thu live, nhưng cũng thấy được phần nào chất giọng! Thích nhất là nghe Bích Liên với Đôi mắt người Sơn Tây, còn bài này, dù rất hay nhưng hẳn chẳng mấy người qua được tiếng hát trên trời Thái Thanh! Một chủ đề luôn gây được những rung động sâu sắc trong tâm hồn mỗi con người, Tình hoài hương – Nostalgia, đến trong một diễn đạt hay đến vậy!


đã yêu rồi hiểu chưa

e ne sais pas t’offrir des fleurs, je ne sais pas parler d’amour, c’est que peut – être j’ai dans le cœur, plus de tendresse que de discours. Souvent tu sais j’ai très envie, de te serrer entre mes bras. Pourtant j’hésite et je me dis, que tu vas te moquer de moi. Je ne sais pas te consoler, quand je vois que ça ne va pas, et je m’en veux de m’énerver, d’être à ce point si maladroit. Le soir venu quand du t’endors, quand je te sais trop fatiguée. Bien que je rêve de ton corps, je n’ose pas te réveiller. Je t’aime tu vois, mais je ne le dis pas. Je n’aime que toi, mais tu ne le sais pas. Je t’aime tu vois, plus fort de jours en jours. Je n’aime que toi comme on aime d’amour…

Đã yêu rồi hiểu chưa 

Je t’aime tu vois, một tựa nhạc Pháp cũ mà nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt cái lời Việt rất chi “trơ trẻn” mà thực cũng rất hay: Đã yêu rồi hiểu chưa!?, cứ như là vụng về dịch từng chữ một từ lời ca gốc tiếng Pháp: Đã yêu rồi hiểu chưa, đã yêu nói sao cho vừa. Đã yêu rồi hiểu chưa, đã yêu sắt son không ngờ… Une chanson que j’écoute beaucoup ces temps ci, une chanson qui me rappelle de ce merveilleux visage d’ange…

half moon dream

uite busy lately and there’s little time for music and other hobbies. I’ve found these two Half moon dream (1 & 2) piano solo albums ideal for listening while working: familiar tunes of famous Vietnamese songs, which come in a distinctive and brilliant performance by Harold Mann.

Bao giờ biết tương tư (Bitter sweet) – Harold Mann 

Not only at work, sometimes at 2, 3 AM, I wake up, put on the headphone and pleasantly fall asleep into these half moon dreams, especially this one, a love song that inspires a feeling so profoundingly – pleasureful that I could have been smiling gently all the time in my sleep.

music of vietnam

ost here as documentation a recently collected vinyl disc: Music of Vietnam, by Phạm Duy, a 1965 Folkways Records’ compilation of fork music from many ethnical regions in Vietnam. Although the cover is quite ragged, the disc is almost untouched and still in a very good condition (see the second image, the first is from Folkways). I would try to digitalize and post some samples soon…

nếu một mai em sẽ qua đời

Nếu một mai em đốt pháo vui, hát theo người,
hương cưới chia phôi, cười mặn tình đời…

iếp theo post trước (không mọi người lại bảo mình chỉ biết thần tượng cái cũ) hai bản nhạc Phạm Duy được ca sĩ Nguyên Thảo thể hiện rất đạt: Nếu một mai em sẽ qua đờiHoa rụng ven sông. Một chữ “đạt” thế mà không dễ, những người già, họ thường bảo những lớp Thái Thanh, Khánh Ly… ngày xưa đâu có bài bản trường lớp bao nhiêu đâu mà lại hát đạt đến vậy.

Âm nhạc Việt (cũng như tất cả những “yếu tố Việt” khác) đều mang đậm tính tự phát, ngẫu hứng, có nhiều cái “không biết phải nói làm sao”, có nhiều điều “nhìn vậy mà không phải vậy”. Nên trường lớp là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Không kể những thảm họa nhạc Việt, những loại nhạc thị trường, những loại easy listening… ngay trong những ca sĩ trường lớp & thành danh hiện tại, tôi cũng hơi sợ những người chưa cảm được âm nhạc của tác giả mà đã cố gắng đưa “cái tôi” rất chi ~!@#$%^&*() của mình vào trong tác phẩm!

chỉ chừng đó thôi

Khi xưa em gầy gò, đi ngang qua nhà thờ.
Trông như con mèo khờ, chờ bàn tay nâng đỡ.
Ta yêu em tình cờ, như cơn mưa đầu mùa…

gười hát nhạc Phạm Duy tốt nhất hiện tại có lẽ là ca sĩ Nguyên Thảo. Như nhận xét của một người chuyên môn trong cuộc cách đây đã nhiều năm: Nguyên Thảo rất hợp hát nhạc PD, tiếc rằng cô không có đam mê ấy… đến nay thì nhận xét ấy có lẽ chỉ còn đúng được nữa đầu. Không bài bản, trường lớp như các diva Hồng Nhung, Mỹ Linh… cũng không hẳn đã có một chất giọng, một phong cách riêng, nhưng Nguyên Thảo có một lối hát tự nhiên đầy cảm xúc thể hiện được cảm nhận của ca sĩ về bản nhạc.

Chỉ chừng đó thôi – Nguyên Thảo 

Ví như những tác phẩm Phạm Duy mang rõ nét phong cách Tây phương: Nghìn trùng xa cách, Tình ca… được ca sĩ Mỹ Linh thể hiện rất đạt, thì với những bản mang âm hưởng dân ca, Mỹ Linh ít thành công hơn nhiều, và hình như đó là mẫu số chung của đa số các ca sĩ hiện tại: Quang Dũng, Đức Tuấn, Ánh Tuyết, Quang Linh… Trái lại Nguyên Thảo lại rất có duyên với những cảm xúc tinh tế, phức tạp trong những cung bậc ngũ cung Phạm Duy.

cô gánh gạo

êu thích bài Cô gánh gạo này từ lâu nhưng gần đây mới biết đó chỉ là lời khác của ca khúc Người lính bên tê, một bài “tuyên truyền địch vận” sáng tác mãi từ năm 1947: Bên tê là phía sầu u, có người dân Việt, gục đầu trên đất tù, bên ni là phía tự do, đã nhờ Cha già, mà toàn dân ấm no… Anh ơi quay súng lại ngay, máu người dân Việt còn cần cho luống cày. Tôi mong từng phút từng giây, sống chẳng oán thù để chờ anh tới đây!

Cô gánh gạo – Thái Thanh 
Người lính bên tê – Thái Hiền 

Sau khi “dinh tê về thành”, nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời mới cho rất nhiều ca khúc đã sáng tác trước đó, không phải chỉ riêng một bài này. Cũng bài này, NS Phạm Duy còn có một lời ca “cưa gái” như sau: bên tê là phía thùy dương, có một cô nàng chải đầu bên suối vàng, ta mong dòng nước tràn dâng, bắc một cây đàn để chờ em bước sang…

Bao thể chế đổi thay, nhưng dân tộc thì vẫn còn, cũng như bao lời ca đổi thay, nhưng giai điệu thì vẫn thế! Một nền âm nhạc với đa số là ca khúc thì dĩ nhiên ca từ hay cũng quan trọng. Nhưng ai đó cứ vin vào ca từ mà không có được sự thẩm âm cần thiết thì thật là chưa hiểu âm nhạc vậy!

hợp ca thăng long

ợp ca Thăng Long, cũng có thể gọi là ban nhạc của gia đình họ Phạm với linh hồn là nhạc sĩ Phạm Đình Chương (Hoài Bắc), Phạm Đình Viêm (Hoài Trung), Phạm Thị Băng Thanh (Thái Thanh), Phạm Thị Quang Thái (Thái Hằng), Khánh Ngọc, ngoài ra còn có sự góp mặt của nhạc sĩ Phạm Duy và nhiều người khác… (NS Phạm Duy cũng đã định lấy nghệ danh là… “Hoài Nghi” để được cùng một tông với Hoài Trung, Hoài Bắc… 😬)

Xóm đêm - Hợp ca Thăng Long 
Những bước chân âm thầm - Hợp ca Thăng Long 

Thành lập năm 1951 tại Sài Gòn, ban nhạc của phòng trà Đêm Màu Hồng này quy tụ những nghệ sĩ tài danh bậc nhất đương thời, và lưu lại cho chúng ta đến ngày hôm nay nhiều tác phẩm đánh dấu các giai đoạn khác nhau của lịch sử và âm nhạc Việt.

Điều tôi rất thích khi nghe hợp ca Thăng Long không phải chỉ là các sáng tác, những giọng ca hàng đầu, mà còn là phần hòa âm phối khí tương đối công phu (so với đương thời), điều dể nhận ra khi nghe lại Sơn ca 10, cũng là điều hiếm thấy ở các ban nhạc cùng thời khác. Tất cả gộp lại thành vị trí duy nhất của hợp ca Thăng Long trong lịch sử Tân nhạc!

chiều về trên sông

Chiều buông trên dòng sông cuốn mau,
Thương đời thương lẫn nhau trong chiều.
Về đây bọt bèo muôn khắp nơi,
Vui buồn cho có đôi không nhiều…

ù từ nhỏ đã không xa lạ gì với nhạc Phạm Duy nhưng đôi khi, nhiều ca khúc của ông vẫn gây cho tôi cảm giác sửng sờ đến kinh ngạc. Nhạc Phạm Duy và giọng ca Thái Thanh, một composer, một performer mà trăm năm trước, nhiều trăm năm sau nhạc Việt sẽ không thể nào có lại được!

Chiều về trên sông không hẳn là tác phẩm hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng là một giai điệu rất dể đồng cảm: nửa Tây phương, nửa Đông phương, gây nên cảm giác u buồn nhưng thanh thản, lửng lơ, yểu điệu (đúng như ca từ bài hát).

Chiều về trên sông - Thái Thanh 
Chiều về trên sông - Quỳnh Giao 

Cũng như thế, tiếng hát Thái Thanh không hẳn là một giọng ca gần gũi dễ nghe (“tiếng hát trên trời”), nên Quỳnh Giao sẽ dể đi vào lòng thính giả hơn với ca khúc này.

dạ lai hương

Đêm thơm không phải từ hoa,
Mà bởi vì ta thiết tha tình yêu thái hòa…

ột bài hát nói thay cho tâm trạng… trong dòng đời mải mê, quay cuồng chảy, cần nhiều những quãng lặng như thế này để tự nghiệm lại chính mình, để vẫn thấy một cõi lòng không cũ kỹ và cằn cỗi: …đời ngon như men say, tình lên phơi phới, đẹp duyên người sống cho người, đời vui như ong bay, ngọt lên cây trái, góp chung mạch sống lâu dài…

Dạ lai hương - Thái Thanh 
Dạ lai hương - Quỳnh Giao 

Những giai điệu tuyệt vời như Kỷ niệmDạ lai hương… những cảm xúc tạm gọi bằng cái tên Tĩnh dạ tư. Về loài hoa Dạ lai hương, không phải là Dạ Lan Hương như vẫn thường được gọi, loài hoa hằng đêm vẫn tỏa hương trước hiên nhà.