bìa nhạc phạm duy – 1

Bìa nhạc Phạm Duy,
phần 1, phần 2, phần 3, phần 4

ập hợp khoảng 150 bìa nhạc Phạm Duy… đây chỉ là một phần nhỏ trong số cả ngàn tác phẩm âm nhạc của ông, còn nhiều ca khúc khác không có bìa nhạc tương ứng, hoặc là thời gian đã quá xa xăm để có thể tìm lại được. Một số là những minh hoạ, giới thiệu đơn giản, một số có vẻ “ngây ngô” theo cái nhìn thời bây giờ, nhưng một số khác là những tiểu phẩm hội hoạ thực sự độc đáo do các hoạ sĩ tên tuổi thực hiện. Một thời, những tác phẩm âm nhạc được phổ biến theo cách như thế, những bản in lụa, in typo công phu, xinh xắn…

bắc hành – 2014

Người về miền xuôi, đem theo tình người miền núi,
Nhà sàn lả lơi, đứng bên đường hoang vắng soi.
Đưa chân anh qua đồi, cơm lam đem theo người,
Lên cao anh ôm trời, để dòng suối lẻ loi…

Người về miền xuôi - Phạm Duy 

hi chép linh tinh trên đường thiên lý ra đất Bắc… Ai về Bắc, ta đi với; Thăm lại non sông giống Lạc Hồng… Đôi khi phải hơi điên điên một chút, phải có cái nhìn bóp méo thực tế (reality distortion field) một chút, cười khinh khỉnh vào cái thực trạng xã hội bullshit bây giờ, để tâm quan sát, tìm kiếm… thì mới nhìn ra những điều tốt đẹp xưa cũ, mới nhận ra đâu là cái chất Việt thuần hậu!

HÀ NỘI

Cái logo di sản văn hoá phi vật thể của Unesco có thể được thấy trang hoàng khắp mọi nơi ở Hà Nội, cái hình tròn có lỗ vuông ở giữa, nhìn giống đồng tiền xu cổ, hình như phản ánh đúng thực tế Hà Nội bây giờ: vật giá ngày càng đắt và con người ngày càng rẻ!

BÁI ĐÍNH

Quy mô rất hoành tráng (dù điều đó chẳng có gì khó với kỹ thuật xây dựng hiện đại), nhưng đường lối kiến trúc đúng chất Việt, từ lầu chuông gác trống cho đến đường nét các mái, kèo, xà, cột… không tạp nham, lai căn, vớ vẩn kiểu Đại Nam, Suối Tiên…

TRÀNG AN

Sơn thuỷ hữu tình, thật là nơi quyến rũ lòng người! Nước suối trong vắt, cá chép vàng choé lượn lờ dưới đáy rêu, các loài thuỷ cầm tự nhiên: cốc, vịt… bơi lội tự do! Sẽ có một ngày ta mang chiếc xuồng ra đây chèo đi chơi bằng hết các ngõ ngách sông ngòi và hang động!

SAPA

Ở Hà Nội, người ta bắt chuyện với mình bằng tiếng Anh, còn ở đây, người ta nhận ra ngay người Việt. Xứ sở của lạnh giá và sương mù, phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp! Con người ta sống giản đơn, và cũng học đòi những thói xấu hiện đại… theo cách đơn giản!

Vốn không sợ độ cao, nhưng thỉnh thoảng vẫn cảm thấy ngợp trước núi đồi trùng điệp nơi đây. Sapa mùa này, phải thật kiên nhẫn mới chụp được một khung hình đẹp, ánh mặt trời rạng rỡ chỉ hiện ra vào một vài thời khắc hiếm hoi trong ngày, khi màn sương mù lạnh giá tạm vơi bớt.

Đa số chúng ta (kể cả tôi) tới đây với mong muốn có được những khung hình đẹp, nhưng phải chăng đó là tất cả mục đích của hành trình? Suy rộng ra, cái câu hỏi: chúng ta tới đây để làm gì? ấy, nếu ai đó còn có trong đầu một câu trả lời, tức là còn… chưa trả lời được vậy! 😀

Những cung đường Tây Bắc không dành cho người yếu tim, chỉ một giây lơ là mãi ngắm nhìn cảnh quang xinh đẹp là đã có thể lạc tay lái xuống vực. Khác với thời tiết 3°C mấy ngày đầu lên đây, những ngày sau ấm hơn và có nắng, hôm nào máy ảnh cũng hết sạch pin rồi mới trở về!

LAI CHÂU

Đèo Ô Quý Hồ, dài và hiểm trở, cắt ngang qua dãy Hoàng Liên Sơn, đổ từ độ cao 2000 m xuống 1000 m, đúng nghĩa là dốc thăm thẳm. Một bên là đỉnh Phan Xi Păng, bên kia là huyện Tam Đường, Lai Châu. Bên này đèo thời tiết ấm và khô, bên kia, phía Sapa, lạnh và ẩm.

Cả một vùng Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, t.p Lai Châu tương đối ít núi cao, khí hậu ấm hơn, đất đai cũng rộng rãi hơn, con người cũng có phần cởi mở, thân thiện hơn. Hôm nay cũng là ngày Tết của họ. Tiếc là đã đến Sìn Hồ mà không đủ thời gian để đến Pú Đao…

BẮC HÀ

Đi chợ phiên Bắc Hà đầu năm (cách Sapa hơn 100km), tình cờ ghé qua đây, ngồi bên ngã ba sông Hồng và sông Nậm Thi, cầu Cốc Lếu, bên kia sông là Hà Khẩu, Trung Quốc. Và cũng thật tình cờ, mùa này tháng 2, chính xác là ngày 17 tháng 2, đúng 35 năm trước

Phiên chợ đầu năm chưa đông, nhưng đã rực rỡ sắc mầu, riêng người Mông đã có 5 sắc khác nhau (đen, hoa, xanh…), người Dao có đến 23 nhóm nhỏ (đỏ, đen, xanh, trắng…), lại còn Thái, Tày, Nùng, Dự, Giáy… Học cách phân biệt các sắc mầu cơ bản cũng đã hết cả một buổi.

Khá nhiều địa danh vùng Đông Bắc, Tây Bắc Việt Nam có nguồn gốc từ tiếng Hoa, chính xác hơn là phát âm theo tiếng Quan Thoại giọng vùng Vân Nam, Trung Quốc. Ghi lại ở đây một số từ phổ biến:

tả, , đại, lớn: Tả Van; séo, , tiểu, nhỏ: Séo Tung Hồ; lao, , lão, già, cũ: Lao Chải; sìn, , tân, trẻ, mới: Sìn Hồ; phìn, , bình, bằng: Tả Phìn; thàng, , đường, ao, đê: Lùng Thàng; chải, , trại, trang trại: Mù Cang Chải; cai, , nhai, ngã tư: Si Ma Cai; hồ, , hà, sông: Ô Quý Hồ; chéng, , giang, sông: Sín Chéng; cấu, , câu, suối: Cán Cấu; san, , sơn, núi: Phìn San; sàng, , thượng, bên trên: Sàng Chải; sả, , hạ, bên dưới: Sả Séng; tung, , trung, ở giữa: Tung Chải; tra, , gia, nhà: Má Tra; sa, , sa, cát: Sa Pa; sử, , thạch, đá: Mù Sử; lủ, , lộ, đường: Ma Lủ; ma, , mã, ngựa: Ma Sa Phìn; lùng, , long, rồng: Lùng Phìn; giàng, , dương, con dê: Giàng Phìn; nàn, , nam – phía nam: Nàn Sán

HÀ GIANG

Đã Hà () lại còn Giang (), nơi đây có rất nhiều suối, sông nhỏ chảy dọc theo thung lũng, bản làng cũng nương theo đó hình thành. Những ngôi nhà sàn của người Tày dài thậm thượt, ruộng nương xanh tốt. Hà Giang là vùng đất mà tôi thích nhất trong số những vùng đã đi qua!

Cao nguyên đá Đồng Văn, như bị lạc vào một ma trận, một sa mạc đá. Đá mọi nơi, nhìn hoa cả mắt, thi thoảng mới thấy chút xíu đất có thể trồng trọt. Gió lạnh căm căm thổi suốt ngày đêm, một cái lạnh khô khốc, các làng xã đều xây hồ treo lớn chứa nước phòng khi hạn hán.

Cuộc sống nơi đây cực kỳ khắc nghiệt, thế nhưng khác hẳn với cái nhếch nhác vùng Sapa, cư dân nơi đây có vẻ chỉnh tề, quy củ, kỷ luật, từ y phục cho đến sinh hoạt, sản xuất, vui chơi. Cảm thấy được nghị lực và sức sống vươn lên từ vùng sa mạc đá này!

Tp. Hà Giang, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, về lại Hà Giang, một vòng 300 km. Làm 2 vòng như thế theo 2 chiều ngược nhau để không bỏ sót điều gì… nhất là Mã Pí Lèng hùng vĩ nhất VN, con đèo mà nhiếp ảnh nghiệp dư như tôi không thể nào lột tả hết được.

Không quên ghé qua Sủng Là, nơi quay phim Chuyện của Pao. Bây giờ đúng vào mùa hoa tam giác mạch tim tím và hoa cải vàng ươm nở rộ trên cao nguyên hun hút gió. Đến để biết rằng một không gian như thế, những con người như thế… là điều hoàn toàn có thật!

Kể chuyện đi ăn cháo ấu tẩu tại Hà Giang. Ấu tàu là loại củ kịch độc, dùng làm thức ăn phải qua chế biến kỹ càng. Bữa đầu tiên, bát cháo có mỗi lát ấu tẩu bằng cái móng tay. Ngồi nói chuyện trên trời dưới đất với vợ chồng chủ quán, phong thái người Bắc xưa, chẳng có gì giống Bắc bây giờ, đã thấy là một chuyện lạ (nghĩ bụng là dạng Kinh già hoá Thổ, người xuôi lên mạn ngược lập nghiệp lâu đời, giữ nguyên giọng nói, phong cách xưa cũ). Đến bữa thứ hai, ngoài vài lát ấu tẩu, còn được thêm cái móng heo, thêm một chút lạ. Đến bữa thứ ba, thấy chuyện lạ nhất: được một tô toàn ấu tẩu, ăn đến phát ngán! 😀

paddle on

Rowing is the only sport that originated
as a form of capital punishment…

rossed a major milestone in paddling: 10 kilometers roundtrip finished in 2h 15′ (including resting time), speed – made – good averages out at 4.4 kilometre per hour (km/h), or almost 2.4 knot. That is already better than the baseline usually applied for casual paddlers at about 3.3 km/h, but much behind that of frequent paddlers, they can easily make it at 5 ~ 6 km/h. Of course, velocity depends on various other factors, most importantly the boat and paddle designs, which I currently don’t have much choice.

Chiều về trên sông - Thái Thanh 

About range, that’s still not half of my ultimate (projected) target somewhere around 25 km, which approximates a typical whole – day canoe camping trip. Still having a very large gap to try and overcome! Paddling for me is not racing, and like they often say: it’s a marathon, not a sprint!, but you need some measures to evaluate your performance progress anyhow. As I paddle on, I’ve learned some below lessons.

Most beginners like me are low – angle paddlers, naturally. That is arms rarely raise up to shoulder level, the paddle’s shaft is more often in a horizontal position, the “angle of attack” at which the paddle’s blades enter water is much smaller than 90°. In contrast, high – angle paddling requires keeping ams at shoulder level, paddle’s blades penetrate water in a near – vertical manner. For beginners, the first approach cause less tiredness: arms don’t need to be kept high, and movements are easier.

But high – angle is more efficient: first, blades enter water at steep angle, providing more propulsion. Second, blades are nearer to the hull, producing less turning moment and more forward – pushing torque. And third, most importantly, not just your arms pull and push the paddle, but the rotation of your torso brings much force into action, and helps relieving stresses to your hands and arms. So, I’ve tried overcoming the fatigue of high – angle paddling, in the long run, it will make benefits.

Paddling a boat sometimes reminds me of the Latin phrase: Mobilis in mobili, yes you may have remembered it, captain Nemo’s personal motto in Jules Verne’s famous novel: Twenty Thousand Leagues Under the Sea, moving in a moving environment, moving amidst mobility… 😀 The wind, the wave, currents, all affects your rowing, sometimes you go along the current, sometimes against it, sometimes with the aid of winds and sometimes, winds are your enemy.

And the waves too, on the rivers where I go paddling, waves are mostly under 1 foot high, upto 2 feet in the wind gusts, not enough to pose any threat to the boat’s stability, but can make lots of troubles in keeping up a steady course. Sometimes, the current, wind and waves, all at the same time, corporately and deliberately push me off course, sometimes I could hardly make an advance at all, and it turned out to be a real fight in which I need to keep my stamina over a long distance and over extended period of time.

Some of my lessons learned: don’t put too much effort into each paddling strokes, perform strokes gently in a smooth rhythm. Don’t paddle in too shallow water (less than 1 ~ 1.5m), that will considerably reduce boat speed by 1/4 ~ 1/3. (I don’t really understand the physics of this fluid – flow dynamics though). Don’t try to perform many corrective strokes: sometimes the boat is not on an intended heading (e.g: there’s usually some flow turbulence where river changes its direction, or where river’s branches join…)

And you would try to correct it by adding more strokes on one side, it’s not the right way. Instead, just paddle in balance, then offset the heading by a small angle to compensate the dragging effects. That will eventually make your boat’s path slightly zig – zag, but in reality, a direct line is not always the shortest path between 2 points, it’s so in the 2D Cartesian space (e.g: map) only, not in a higher – dimensional space where we take other factors (current, wind…) into account.

Chiều buông trên dòng sông Cửu Long, như một cơn ước mong, ơi chiều! Về đâu ơi hàng cây gỗ rong, nghiêng mình trên sóng sông, yêu kiều… Bởi vì đời còn nhiều khi thành thơ, có khi vui lửng lơ…

those were the days

những đêm khuya yên tĩnh, làm việc xong chuẩn bị đi ngủ, thi thoảng vẫn có một “thú vui tao nhã” 😀 mở tủ lấy cái đĩa than Apple 2 – Post Card, nhẹ nhàng thổi bụi, bỏ lên “bàn xoay” – turntable, se sẽ chỉnh cho chiếc kim chỉ vào đúng track, chỉ để được nghe đúng một bài này, cái âm thanh mộc và ấm, cùng giọng ca trong vắt Mary Hopkin.

Those Were The Days est, à l’origine, une vieille chanson du folklore tzigane russe, encore souvent jouée aujourd’hui par les musiciens ambulants. La chanson a été reprise par la suite en français (Le temps des fleurs), en allemand, en espagnol, en italien et en plusieurs autres langues, et en Vietnamien aussi, par le musicien Phạm Duy sous la titre: Tình ca du mục – Chanson d’amour gitane.

gặp cụ phạm duy

ôm nay ghé thăm cụ Phạm Duy, một là sau thời gian dài trao đổi qua email, cụ gọi mình đến để “phổ biến” album nhạc mới nhất vừa hoàn thành, hai là trước sau gì cũng phải được gặp “tượng đài âm nhạc” của mình một lần! Đến lúc cụ đang nằm dài trên sofa cho người ta châm cứu khuôn mặt (diện châm), chốc chốc lại rút cái iPhone 4S trắng trong túi áo bà ba đen ra để tự chụp chân dung, xoay tới xoay lui cái phone để tự chụp cả chục kiểu 😀. 92 tuổi như cụ, không chỉ sự nghiệp âm nhạc, mà còn sức khoẻ quả là trời cho!

Cụ nói chuyện rất mạch lạc, biểu cảm, cái thần thái hãy còn tinh anh lắm, lúc trầm ngâm suy tư, lúc khoát tay trò chuyện, tầm bao quát của suy nghĩ, dù không nói nhiều, lúc nào cũng như đi trước người khác, và đi trước một cách vừa đủ, chừng mực, nét linh lợi, sắc sảo vẫn còn sinh động nơi khoé mắt, không bỏ sót một chi tiết nào, và đặc biệt là cụ rất thích làm dáng chụp ảnh! Chẳng bù với cái mặt đờ đẫn (hôm trước thức đêm làm việc đến 3h sáng) của mình 😢.

Tiếc là những hình này cũng chụp bằng iPhone 4S nên không thể thật rõ đẹp như máy ảnh được. Hình bên: mặt trước và sau album mới nhất của NS Phạm Duy mang tựa đề: Dị khúc Bích Khê, lấy chủ đề và cảm hứng từ thơ Bích Khê, Duy Cường hoà âm, album này không phát hành thương mại, chỉ “lưu hành nội bộ”, tôi sẽ dần dần post một vài bản trong album này để giới thiệu 10 thử nghiệm mới nhất của NS trong những năm gần đây.

trương chi

hi thoảng lại thích nghe đủ các loại mùi ngũ cung – pentatonic hoà lẫn vào nhau trong những tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao, thích nhất là những đoạn chuyển bất chợt qua ngũ cung Trung Hoa rồi về lại ngũ cung Việt Nam… Nhạc Văn Cao (giai đoạn đầu) phức tạp theo một cách mà không ai khác làm được, cái phức tạp thoáng thoáng mơ hồ của một distinctive genius.

Trương Chi – Thái Thanh 
Khối tình Trương Chi – Thái Thanh 

Các nghệ sĩ lớn gặp nhau ở những… chủ đề lớn: Trường ca sông Lô của Văn Cao đứng vào hàng tuyệt tác, nhạc sĩ Phạm Duy cũng có bài Tiếng hát sông Lô cũng hay nhưng không bằng. Văn Cao có bài Thiên Thai, Phạm Duy cũng có Tiếng sáo Thiên Thai chưa sánh ngang được. Văn Cao có Trương Chi thì Khối tình Trương Chi của Phạm Duy vẫn còn kém thua.

Tuy vậy cá nhân tôi lại thường thích nghe Khối tình Trương Chi hơn là Trương Chi của Văn Cao, nhạc Phạm Duy có một cái mùi ngũ cung Việt Nam thuần khiết, nguyên bản không pha, không lẫn đâu được. Nhiều người đã ước giá như Văn Cao được sống trong một không gian khác…

Ví von một cách tương đối, nếu xem Phạm Duy như Lý Bạch của Tân nhạc, thì Văn Cao chính là Đỗ Phủ vậy, còn từ quan điểm âm nhạc đại chúng thì Bạch Cư Dị, ta cũng biết là ai đó rồi! Có người đùa bảo giờ ai mà đi thích nhạc ngũ cung thì tức là… cũng ngu 😀. Ai khôn thì mặc, tôi cứ mãi “cũng ngu” như thế!

người đàn bà hát

Ôi giấc mơ qua,
Mộng đời phiêu lãng giang hồ.
Sống trong lòng người đẹp Tô châu!
Hay là chết bên dòng sông Danube?

hỉnh thoảng lại post một bài để tự gợi nhớ mình về “người phụ nữ của lòng tôi” 😀, người phải được đặt cái tên: người đàn bà hátla femme qui chante. Rất nhiều nữ ca sĩ Việt Nam “tự cổ chí kim” muốn giành giật, cũng đã có người tự tiện vơ về mình cái mỹ hiệu đó.

Bên cầu biên giới - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 

Theo tôi chẳng có ai xứng đáng cả (đàn bà thì có, mà hát thì không), không một ai ngoại trừ Thái Thanh. Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả… hãy nghĩ rằng cô ấy trẻ, đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi…, đó là lời của thiền sư Thích Nhất Hạnh khi nói về tiếng hát trên trời Thái Thanh.

kiếp nào có yêu nhau!?

Hẳn người thôi đã quên ta? Trăng thu gãy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ.
Gặp người chăng? Gặp người chăng? Nhắn cho ta:
Hoa xanh đã bơ vơ, đêm sâu gối ơ thờ!
Kiếp nào có yêu nhau!?

ần nghe đầu tiên: cảm giác như bị “sốc thuốc”, ngợp vì cảm xúc truyền tải qua bài hát, và hiểu ra rằng vẫn có cách để diễn đạt những tình cảm đau khổ đến mức thiêng liêng như thế. Lần nghe thứ hai: tự mỉm cười, thì ra so với bản thân, những “tình cảm học trò” của cá nhân mình cũng không là cái đinh gì, thôi thì tự biết bằng lòng làm một kẻ thô lậu tầm thường để ngưỡng mộ những cảnh giới cao hơn của cảm xúc con người và của âm nhạc.

Kiếp nào có yêu nhau - Thái Thanh 
Kiếp nào có yêu nhau - Bích Liên 
Kiếp nào có yêu nhau - Mỹ Linh 

Lần nghe thứ ba: nhíu mày, sống mà đau khổ thế này không bằng chết, tình yêu mà vô vọng thế này, chi bằng đừng yêu là hơn, tắt nhạc, không muốn nghe nữa… Rồi lần nghe thứ n, n + 1… Những bạn trẻ nếu có nghe nhạc cũ, nên nghe bài này qua giọng ca Mỹ Linh trước, dù sao thì chất giọng Mỹ Linh cũng mang tính contemporain, dễ thấm hơn. Còn mình lại thích nghe Thái Thanh và Bích Liên hơn, vì chưng mình không còn trẻ nữa chăng!? 😢

chuyện tình tự kể

gày nào, cho tôi biết, biết yêu em rồi, tôi biết tương tư, sau đây là câu chuyện tình tôi tự kể, ngày nào, biết mong chờ, biết rộn rã buồn vui đợi em dưới mưa… Chúng tôi quen nhau tính về thời gian chưa phải là quá lâu, chỉ một vài năm gì đó. Nhưng nguồn cơn, nguyên do câu chuyện có lẽ đã được vun vén, manh nha từ lâu rất lâu về trước, tôi thương em dễ có từ thủa mẹ về với cha.

Bao giờ biết tương tư - Tuấn Ngọc 

Những lý do, ngọn nguồn chẳng thể nào mà giải thích và truy nguyên cho được đã dần đưa chúng tôi lại với nhau tự lúc nào. Tình yêu nào rồi cũng sẽ đi qua nhiều thăng trầm, đã có lúc tôi cảm giác chẳng hiểu gì về em, nhiều khi sự khó khăn của em làm tôi nản chí, cũng có khi tôi đã hoang mang, nghi ngờ em và chính mình.

Nhưng với tình cảm chân thành, bằng trực giác tự nhiên mách bảo, chúng tôi đã vượt qua nhiều sóng gió, để đến một ngày: ngày nào, cảnh thiên đường, đã mở hé tình yêu là trái táo thơm, tôi ghé răng cắn vào… Đến đây thì hẳn các bạn đã đoán ra nàng thơ của tôi tên là… Apple –  hiện diện trên các MacBook, iPhone, iPod, iPad xinh xắn! 😬

động hoa vàng

Thôi thì em chẳng còn yêu tôi, leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng… Nhớ xưa em rũ tóc thề, nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay. Đợi nhau tàn cuộc hoa này, đành như cánh bướm đồi tây hững hờ…

ỗi thời có một loại âm nhạc, tôi rất ít khi có ý kiến về âm nhạc của giới trẻ hiện tại, vì ai cũng có nhu cầu của riêng mình, thời mới rồi sẽ có những hướng đi mới, cho dù là nó sẽ dẫn đến đâu. Trong một nhận xét “thẳng thắn”, nhạc sĩ Phạm Duy bảo: âm nhạc bây giờ thiếu rung động và thiếu sự sang trọng. Riêng tôi thì nghĩ nó còn thiếu cả sự tử tế! 😬 Một kiểu nói nhẹ nhàng nếu không muốn bỉ ra mặt: âm nhạc thời thổ tả! Không muốn vơ đũa cả nắm nhưng phải nói là đa số thính giả cả già cả trẻ bây giờ từ trong cảm nhận đã: không thể hiểu, không thể biết được về cái họ không có!

Đưa em tìm động hoa vàng - Thái Thanh 
Ngày xưa Hoàng thị - Thái Thanh 

Nhạc cũ, thực ra tôi rất ít khi nghe, chỉ là thi thoảng nghe tìm lại chút Hương xưa, cứ như là những điều đã quá tốt để có thể trở thành thật, cứ xa xa cách cách vậy mà có khi lại hay hơn! Ít nhưng mỗi khi nghe, dạo này thường chọn những bài nhạc Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư: Ngày xưa Hoàng thị, Em lễ chùa này, Đời gọi em là đóa hoa sầu, Đưa em tìm động hoa vàng, và một số bài Đạo ca khác. Các ảnh bên dưới: chân dung hai tác giả họ Phạm, một âm nhạc, một thi ca, và những tác phẩm làm say lòng người!