thiên hạ trường hà

âu lắm mới xem được một phim “chính kịch” TQ hay như thế, mà phim thế này thường sẽ không có phụ đề tiếng Việt, chả ai đi dịch cái phim mà biết chắc không có mấy khán giả xem! Không có khán giả vì không có trai xinh, gái đẹp cùng với những màn giật gân, đồng bóng khác! Nhưng đúng là khá lâu mới được xem lại những thủ pháp phim “chính kịch” TQ, nhiều năm không thấy gặp, nhiều đoạn rất thấm với cái nội dung thâm thuý của nó! Đây có lẽ là phim làm để chuẩn bị tiền đề dư luận cho dự án “Nam thuỷ Bắc điều” hiện đại của TQ. Phim lấy bối cảnh triều Thanh, Khang Hy gia, Hoàng Hà tràn bờ, nước lụt đe doạ nhiều tỉnh! Hoàng đế lệnh xuống cho các quan lại địa phương và các quan phụ trách đê điều (Hà đạo): Nhân tại đê tại, Đê vong nhân vong – 人在堤在,堤亡人亡 – Người còn thì đê còn, Đê mất thì người mất! Hà đạo tham quan, Vương Quang Dụ biết chạy không thoát tội nên đã tự sát!

Tuần phủ An Huy – Cận Tử Viên mấy chục ngày ở tại công trường đốc thúc hộ đê, nhưng cuối cùng đê vẫn vỡ! Tử Viên bị dòng nước cuốn đi, nhưng may mắn được cứu sống, bị áp giải về kinh để điều tra! Quần thần nghị luận: giết hay không giết!? Ai ai cũng muốn giết, làm con dê tế thần, giết là bịt luôn đầu mối không truy ra được những quan nào đã ăn bớt việc sửa đê! Chỉ có một người khuyên can Khang Hy không giết, giết rồi dư luận sẽ bảo rằng hoàng đế: Sát nhân hữu phương, Trị hà vô lực – 杀人有方,治河无力 – Có cách để giết người, nhưng vô phương trị thuỷ! Từ đó bắt đầu một đại công trình kéo dài hơn mấy chục năm, Trị lý Hoàng hà! Xem để thấy rằng với những công trình quốc kế dân sinh to lớn, người TQ làm với trách nhiệm và quyết tâm lớn lao! Khác với thời cổ đại, đơn giản chỉ là đắp đê cho cao và khơi thông dòng chảy cho rộng, việc trị thuỷ hiện đại có nhiều chuyện phức tạp hơn thế…

jacquard loom

âu về trước có viết bài nói về công nghiệp dệt may đã là động cơ chủ yếu của Cách mạng Công nghiệp Anh như thế nào, góp phần hình thành nên một xã hội bắt đầu có nhu cầu tiêu dùng, mà tiêu dùng đầu tiên là ăn mặc đẹp đẽ, sang trọng. Nhưng đôi khi nhìn lại, ta sẽ thấy sự phát triển kỳ diệu của các ngành công nghệ khác nhau như những tấm gương lấp lánh phản chiếu lẫn nhau nhiều cấp! Dưới đây nói về sự phát triển của ngành dệt đã góp phần tạo ra công nghệ thông tin hiện đại như thế nào! Trung Quốc phát minh ra các kiểu dệt gấm, Trung Đông có những kiểu dệt thảm rất đẹp! Để tạo ra những hoa văn đầy sắc màu đó, đơn giản là điều chỉnh cách thức các sợi vải ngang, dọc, chéo đan xen vào nhau! Đến năm 1804, thương gia Pháp Joseph Marie Jacquard phát minh ra cái máy dệt mang tên mình!

Nhìn từ trên xuống, có thể hình dung tấm gấm như một ma trận điểm (dot matrix), mà ‘on’ hay ‘off’ là trạng thái nổi hay chìm của các sợi vải đan xen vào nhau! Jacquard đã dùng chuỗi các bìa giấy đục lỗ (punched card) để mã hoá các thông tin hoa văn này, cho phép dệt ra những kiểu hoa văn tuỳ ý! Đây cũng xem như là máy dùng bìa đục lỗ đầu tiên, chỉ cần thay một băng giấy khác là có thể dệt ra được kiểu hoa văn tương ứng! Bìa đục lỗ được sử dụng như cách mã hoá đầu vào – input, rồi sau đó được sử dụng để mã hoá đầu ra – output! Đến năm 1888 thì Herman Hollerith người Mỹ sử dụng nguyên tắc bìa đục lỗ tương tự để làm ra máy thống kê sử dụng để điều tra dân số, máy chạy nhanh hơn 10 lần so với dùng người để tính toán thủ công! Tiền thân của các loại máy tính hiện đại đã ra đời… từ nghề dệt như thế!

tẩy oan tập lục

ột post trước viết về Bao Công, có nói rằng Tống triều là thời có nhiều tiến bộ vượt bậc về tư pháp, hình án, điều tra, khám nghiệm. Nói có sách… đây là cuốn Tẩy oan tập lục – 洗冤集錄 – tác giả Tống Từ (1186-1249)… được xem là sách về kỹ thuật pháp y đầu tiên trên thế giới, trước những sách khác cùng loại khoảng 500 năm!

Sách có 53 chương, chia thành 5 cuốn, bàn về các kỹ thuật khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân cái chết, các loại độc dược, khám nghiệm hiện trường, vết thương và hung khí… Sách được xem là bắt buộc phải đọc cho các quan lại xử án của các triều đại TQ xưa, và có ảnh hưởng rộng khắp các nước Á Đông.

row planting

gười Trung Quốc bắt đầu trồng một số loại cây, rau, hoa màu, ngũ cốc theo luống từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Trồng theo luống tuy mất nhiều công sức lao động, nhưng đem lại nhiều lợi ích! Thứ nhất là kiểm soát được mật độ gieo hạt, không phung phí hạt giống! Thứ nhì là bảo đảm cho mỗi cây một không gian phát triển vừa đủ, không thừa, không thiếu! Thứ ba là tiếp cận để tưới nước, bón phân, chăm sóc, thu hoạch dễ hơn! Và thứ tư là chống chọi với gió bão tốt hơn!

Kết quả là năng suất lương thực tăng lên rõ rệt! Chuyện đơn giản như vậy, mà mãi đến khoảng thế kỷ 17, 18, người châu Âu sang TQ mới thấy và học làm theo, những… 2200 năm sau, trước đó họ vẫn chỉ canh tác theo kiểu sao cho lợi về sức lao động mà thôi! Nên không cần phải “triết học” rồi “tư tưởng” cao xa, chính những điều đơn giản nhưng làm thay đổi Quốc kế – Dân sinh, đó mới chính là những điều quan trọng! Mà những chuyện lặt vặt, nhỏ nhặt, không ai thèm để ý đó, thì người TQ… rất giỏi!

cửu chương toán thuật

em phim cổ trang, chuyện thường thấy là các kỳ thi lựa chọn nhân tài: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa .v.v. của các triều đình phong kiến xưa. Khởi đầu từ thời Hán, phát triển dưới thời Đường, hoàn thiện dưới thời Tống, những cuộc thi lựa chọn, bổ nhiệm quan lại tương lai này đã đi sớm hơn châu Âu ít nhất là 1200 năm. Mãi cho đến những năm 185x, chi nhánh công ty Đông Ấn (East – Indian) hoạt động tại Hồng Kông mới bắt chước, tạo ra một hệ thống khảo thí để lựa chọn, nâng bậc nhân viên. Và sau đó thì nước Anh học tập công ty Đông Ấn, cũng tạo ra những cuộc thi để tuyển chọn công chức, viên chức! Như thế, bên cạnh cấu trúc chính trị đặc quyền dựa trên huyết thống cổ xưa, Trung Quốc đã có hệ thống dựa trên học vấn, tài năng, xây dựng xã hội dân sự sớm hơn toàn bộ thế giới ít nhất là… 1500 năm.

Như thế, một người gốc gác bình dân, thấp kém cũng có cơ hội leo lên những bậc thang xã hội cao nhất! Và cũng theo phim cổ trang thì… các thí sinh chỉ cần viết vài bài văn, luận, thơ phú để vượt qua những kỳ thi này! Nhưng cũng tuỳ thời, có lúc khảo thí của các triều đại TQ cũng có nhiều nội dung khác, mà quan trọng nhất là Toán và Luật! Như thời Sơ Đường (khoảng năm 600), thí sinh buộc phải rành 10 cuốn sách sau đây về toán: Chu bễ toán kinh – 周髀算经, Cửu chương toán thuật – 九章算术, Hải đảo toán kinh – 海岛算经, Tôn tử toán kinh – 孙子算经 (Tôn tử này khác với người viết Tôn tử binh pháp), Trương Lập Kiến toán kinh – 张立建筭经, Ngũ tào toán kinh – 五曹算经, Hạ Hầu Dương toán kinh – 夏侯阳算经, Ngũ kinh toán thuật – 五经算术, Tập cổ toán kinh – 缉古算经, Chuế thuật – 缀述.

Trong những sách đó, cuốn “Cửu chương toán thuật” là có tầm ảnh hưởng sâu rộng khắp Á Đông, từ Nhật, Hàn cho đến VN! Những thuật ngữ chúng ta xài bây giờ: cửu chương, phương trình, phương trận, bình phương, lập phương, khai căn, luỹ thừa .v.v. là bắt nguồn từ sách này! Tính diện tích ruộng, tính độ cao núi, tính thể tích hồ, tính thuế, tiền vay nợ và lãi suất, cấp số cộng, (hệ) phương trình phương trình tuyến tính, căn bậc 2 và 3, đồng dư thức .v.v. sớm hơn Âu châu cũng khoảng 1200 năm! Cách đây hơn 1500 năm mà kiến thức toán như thế là kinh hoàng, một số bài toán trong những sách đó còn hơn kiến thức cấp 3 thời giờ! Tại sao lại cần nhiều toán đến như vậy, đơn giản là vì xây thành, đắp luỹ, đào kênh, thu thuế .v.v. những công trình xã hội phức tạp với quy mô rất lớn bắt buộc phải cần đến Toán!

“Trường An thiếu niên hành” chỉ là một phim mang tính chất giải trí, nhưng kịch bản cũng khá thú vị: nhận thấy Hàn Lâm Viện đã trở thành một nơi tụng niệm chữ nghĩa, tầm chương trích cú, ít có giá trị thực tiễn, hoàng đế đã ra lệnh thành lập Thượng Nghệ Quán, một cơ quan giáo dục mới để cạnh tranh với Hàn Lâm Viện! Đây là nơi để thử nghiệm, thực thi những hình thức, phương pháp giáo dục mới, với tiêu chí chú trọng kiến thức thực tiễn, thực hành… và bài học đầu tiên trong phim, đó là môn bóng vợt, rèn luyện thể chất! Tuy nội dung phim là hư cấu nhưng cũng có dựa trên những sự thật, chứng cứ lịch sử nhất định! Đó là thời mà ở TQ, trong 1000 dân chỉ có 1 người biết chữ, 100 người đi thi chỉ có 1 người đậu, mà đã hơn đứt cái xứ ai ai cũng biết chữ, nhà nhà là tiến sư, giáo sĩ của ngay thời hiện đại!

trịnh hoà

rịnh Hòa, nhà hàng hải Trung Quốc, người dưới thời Minh – Vĩnh Lạc, Hồng Vũ, Tuyên Đức, trong khoảng 30 năm, đã hoàn thành 7 hành trình đi đến tận châu Phi, Ả-rập, Ấn Độ, Nam Á, etc… với đội tàu hơn 300 chiếc và khoảng hơn 28 ngàn nhân sự tham gia! Những chuyến hải hành này thường được mô tả chung chung như những sứ mệnh ngoại giao, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của TQ! Nhưng không ai có thể giải thích cho rõ ràng: tại sao lại dùng một lực lượng lớn như thế, bỏ ra kinh phí rất lớn với những mục tiêu mơ hồ như thế?! Có thể thấy mục đích những chuyến thám hiểm của Trịnh Hoà một cách dễ dàng nếu nhìn vào bức tranh lịch sử toàn cảnh! Thời nhà Nguyên trước đó đã chứng kiến tuyến đường thương mại mở ra với quy mô lớn giữa TQ và bán đảo Ả-rập! Lúc này, thế kỷ 12 ~ 14, hàng hải châu Âu vẫn còn chưa phát triển như thời gian sau này! Những người có kinh nghiệm chạy con đường tơ lụa trên biển không ai khác chính là người Ả-rập! Tuyến đường này đã có rất lâu từ trước, có thể ngay từ thời Hán, nhưng chỉ trở nên thịnh vượng dưới thời đế chế Mongol.

hà Nguyên ở TQ và Y-Nhi hãn quốc ở Iraq, Iran, Thổ… là 2 đồng minh thân cận có nhiều quan hệ qua lại, 2 quốc gia khởi nguồn từ Kublai Khan và Hulagu Khan – 2 anh em ruột, cháu của Genghis Khan! TQ chứng kiến sự thay đổi lớn do giao thương hàng hải mang lại: hàng hoá, văn hoá, khoa học, kỹ thuật! Người Mông Cổ không thạo hàng hải, họ chỉ đơn giản là… ra lệnh cho người khác làm điều đó! Đến khi nhà Minh lật đổ nhà Nguyên thì tuyến thương mại quan trọng này tạm thời bị gián đoạn, và Vĩnh Lạc đế – Chu Đệ phái Trịnh Hoà đi chính là để tìm cách nối lại (không thành công) con đường! Vài ghi chép ít ỏi còn sót lại: lượng cobalt oxide (thời đó xem như “đất hiếm”) đem về từ Iran đủ dùng làm men xanh cho đồ sứ Cảnh Đức đến mấy chục năm! Đây chính là phiên bản cổ xưa của “Nhất đái nhất lộ – Một vành đai một con đường”! Ngày nay người ta không thống nhất được tại sao TQ lại ngừng đội tàu, đóng cửa sau 7 chuyến hải hành!? Cách giải thích khả dĩ nhất là giới quan lại Nho giáo sợ hãi trước những cơ hội thương mại, sợ tầng lớp thương gia quá giàu có làm bất ổn xã hội!

bao thanh thiên

ại sao Bao Công – Bao Thanh Thiên lại sống vào thời Tống!? Một câu hỏi có vẻ ngây ngô nhưng lý giải nó cũng có thể cho đáp án, cách nhìn thú vị! Phim ảnh Đài Loan, Hồng Công, Đại lục đều đã làm quá nhiều về Bao Chửng rồi, nào là Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Trương Long, Triệu Hổ, Vương Triều, Mã Hán .v.v. Đầu tiên, Bao Chửng là một nhân vật lịch sử có thật, làm quan nổi tiếng thanh liêm, và thực sự đã “xử” khá nhiều tham quan ô lại, kể cả hoàng thân quốc thích. Bao Chửng sống dưới triều Tống Nhân Tông, đây là giai đoạn cực thịnh của thời Bắc Tống, có thể nói đây là giai đoạn thịnh vượng nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc!

Nhưng trước đó, triều Tống khởi đầu từ đống tro tàn. Trung Quốc sau loạn An – Sử cuối thời Đường dân số đã chết hơn 60, 70%, nhiều vùng 10 phần đã chết 9! Chiến loạn dẫn đến việc di dân hàng loạt, Hà Bắc, Hà Nam vĩnh viễn không thể phục hồi như trước! Thủ phủ của nghề trồng dâu nuôi tằm chuyển xuống phía Nam về Chiết Giang, Giang Tô. Chính khởi đầu gian khó như thế nên đẻ ra thứ Lý học của Chu Đôn Di, Chu Hy, Trình Di, Trình Hạo, một phiên bản sửa đổi khắt khe của Nho giáo! Đầu thời Tống, chính vì phải xây lại từ đống đổ nát nên xã hội đặt rất nặng vấn đề luân lý cá nhân: tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức .v.v.

Nhưng rồi họ vực dậy thành công, giống lúa mới du nhập từ Chăm-pa và Giao Chỉ đã tăng sản lượng lương thực lên nhiều lần, lượng dự trữ trong kho đủ cho toàn dân ăn trong… hơn 50 năm! Công, thương nghiệp phát triển như vũ bão, căn bản là: lượng của cải thặng dư vô cùng lớn! Triều Tống chứng kiến sự bùng nổ về dân số (tăng hơn gấp đôi), về khoa học kỹ thuật và văn hoá! Xã hội TQ chưa bao giờ giàu có như thế, nhưng giàu có cũng có mặt trái: con người ta trở nên ưa hưởng thụ, tham sống sợ chết, về mặt võ bị, quân sự, triều Tống cực kỳ yếu đuối, đây là tiền đề của việc mất đất, mất nước về tay người Kim, người Mông Cổ sau này!

Mặt trái nữa là khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội tích tụ! Và mặt trái nghiêm trọng nhất chính là xã hội dung dưỡng lòng tham của con người, của người dân nói chung và quan lại nói riêng, dẫn tới sự tha hoá về đạo đức! Quan lại thì mưu mô, xảo trá, tư lợi, nhà Tống vong quốc cũng vì những viên quan như Giả Tự Đạo, nhưng quan… thì thực ra cũng từ dân bước ra mà thôi! Xã hội đô thị, đời sống tập trung, dân số quá đông, nhiều sinh hoạt dân sự phức tạp, đương nhiên sẽ nảy sinh rất nhiều tranh chấp, mưu mô, thủ đoạn. Và lẽ tự nhiên là vì thực trạng xã hội như thế nên người dân có nhu cầu… công lý, và cái nhu cầu ấy rất bức thiết!

Chính giai đoạn chuyển đồi từ nghèo đói, khó khăn, khắc nghiệt sang có dư, sung túc… là giai đoạn đổ vỡ các giá trị xã hội! Cái văn hoá sinh tồn đầu thời Tống vô cùng khắc nghiệt, con người được yêu cầu phải đáp ứng những chuẩn mực về kỷ luật cá nhân, về giá trị cộng đồng! Nhưng đến khi no đủ rồi thì nôm na gọi là “rửng mỡ”… xuất hiện vô số hình thức tư lợi, gian manh, xảo trá, xuất hiện hàng loạt các loại án mà trước đây hiếm gặp! Xuất hiện nhiều kiểu tâm lý cá nhân bệnh hoạn đến mức phi nhân tính, nhiều vấn nạn xã hội quái dị, kỳ quặc, những điều trước đây vốn không hề có, hoặc có nhưng đã bị cái kỷ luật sinh tồn kia trấn áp!

Nên Bao Công chính là đại diện cho cái nhu cầu công lý, công bằng và tiến bộ xã hội vô cùng lớn đó! Không phải chỉ là công lý chung chung, thời Tống nổi tiếng là một giai đoạn tư pháp phát triển, phát triển về luật lệ, xuất hiện nhiều kỹ thuật điều tra, phá án mới, ngay cả ngành pháp y cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc! Đó là kết quả của một xã hội… nhiều tội phạm, từ dân cho đến quan! Thấy thấp thoáng bóng dáng xã hội VN hiện tại trong nhưng bài học lịch sử đó, nhưng e là nghiêm trọng hơn nhiều, vì VN thì chỉ có cái tâm lưu manh dẫn đến tội phạm, chứ kỹ năng xây dựng kinh tế, xã hội, văn hoá như người ta thì… không thấy có!

bột nở

hời điểm là từ 75 đến khoảng 85, tình hình là… đói. Liên Xô viện trợ cho rất nhiều bột mì, nhưng lính thì ăn bột mì luộc, luộc nguyên cục bột đặc cứng, độ cứng nằm đâu đó giữa bánh bột nếp và kẹo mạch nha. Kiến thức thời hiện đại bà nội trợ nào cũng biết là phải thêm bột nở – baking soda – natri bicarbonat thì bánh nó mới tơi xốp, dễ ăn! Thêm ít thì thành giống bánh bao, thêm nhiều thì thành giống… bánh mì! Khi không có bột nở thì người ta phải ủ bột cho nó hơi lên men, thì khi nướng, hấp nó mới phồng, xốp!

Nhưng chuyện tưởng chừng siêu đơn giản như vậy là nằm trong tay một số tiệm bánh mì gốc Hoa, hay đâu đó ở các thành phố lớn người ta mới biết cách làm! Còn lính ở các tỉnh vùng biên thì vẫn ăn bột luộc, đặc quánh hơn cả bánh nếp, và ăn trường kỳ nhiều năm như thế… mà không biết cách chế biến thành các loại bánh cho nó đúng! Bột mì mà ăn như thế nó nặng, sình bụng, tức anh ách, khó tiêu còn hơn cả ăn nhiều bánh bột lọc! Học Hoá, học Lý, học khoa học thường thức cho lắm vào, không biết để làm cái gì!? 🙁

Trên núi đồi Mãn Châu

iệu valse nhẹ nhàng cổ điển cho ngày làm việc, bài ca Nga: Trên núi đồi Mãn Châu. Bài này ra đời năm 1906, ngay sau chiến tranh Nga – Nhật, cuộc chiến với người Nga là một thất bại to lớn, đây là một trong những “tiền đề” cho cách mạng Bolshevik những năm về sau! Nhưng cả với người chiến thắng là Nhật, chưa bao giờ trong lịch sử cận đại mà thương vong lớn đến vậy!

Với sự xuất hiện của những loại súng, đạn mới, hình thức chiến tranh cổ điển đã có từ thời Trung Cổ: các đội hình ô vuông cứ thế dàn hàng ngang tiến lên làm mồi cho đạn từ đây biến mất hoàn toàn và nhường chỗ cho chiến tranh hầm hào! Quay trở lại với ca khúc, có cái không khí giáo đường cổ kính, dường như là ở một thế giới riêng biệt, thoát hoàn toàn khỏi hiện thực chiến tranh tàn khốc!

sư phạm

hìn nhận di sản của quá khứ như thế nào, đó là một việc không thực sự đơn giản! Các nước xung quanh, nhất là Việt Nam, Hàn Quốc, thậm chí là cả Nhật Bản, đến giờ vẫn loay hoay với hệ tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử, một sự loay hoay mà thực ra, chỉ thể hiện những điểm yếu kém cố hữu của bản thân, luôn luôn phải tìm cách “đổ lỗi”, luôn phải có một “con dê tế thần”, thay vì có đủ can đảm nhìn vào thực chất của chính mình! Thế nên không biết bao nhiêu ngôn từ, lập luận nhảm nhí đã được viết ra, tìm cách đổ lỗi cho Khổng Tử! Người TQ hiện đại, họ có cách nhìn nhận khá là chính xác và khoa học. Họ đã và đang tìm cách biến Khổng tử thành ông tổ của ngành… Sư phạm! Vâng, chính xác là như thế, Đại học Khúc Phụ (quê hương Khổng Tử) đã và đang trở thành trung tâm của ngành Sư phạm TQ.

Những suy nghĩ về thể chế, luật pháp của Khổng Tử, những cái vốn đã có từ nhiều ngàn năm trước, đã lỗi thời, không thể xem là tư tưởng xây dựng quốc gia, quản lý xã hội! Nhưng “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”, những căn bản làm người thì vẫn còn nguyên giá trị. Vậy, tốt hơn là xem ông ta như là Nhà sư phạm, đừng biến ông ta thành Triết gia, Quản trị gia, Chính khách, etc… Và Lục nghệ, cái mà Khổng tử truyền dạy, nguyên thuỷ bao gồm: Lễ, Nhạc (nghi lễ và âm nhạc), Xạ, Ngự (chính là… cỡi ngựa, bắn cung) và Thư, Số (văn và toán). Ngày xưa người ta học rất đủ và rất đều nhé, ít ra là không học lệch như giờ, bắt đầu với đào tạo tinh thần, tiếp theo là huấn luyện thể chất và cuối cùng mới đến giảng dạy kiến thức! Rồi ở đâu đó, vì học lệch, học thiếu, hay vì công phu hời hợt nên có người mới đâm ra ngáo ngáo! 😀