treasure island

uốn tiểu thuyết mê ly thời còn nhỏ xíu, tôi đọc bản NXB Văn học, 1987, nhưng thực ra đây là tái bản của bản 1944 – Vũ Ngọc Phan – Tự lực văn đoàn, nên tiếp cận văn hoá phương Tây ở VN là khá sớm, có lẽ từ thời Đông kinh Nghĩa thục. Khi nhỏ đã đọc cả trăm truyện thế này, nhưng hay nhất là “Bí mật đảo Lincoln” của Jules Verne! Cuốn sách này chứa đầy ắp đủ loại kiến thức về thiên văn, địa lý, vật lý, khoa học tự nhiên! Rất nhiều thứ, từ cách xác định góc phương vị (azimuth) của mặt trời để đo kinh vĩ.

Chả cần phải học hoá cấp 2 cũng biết được thuỷ phân dầu tạo ra xà phòng và glycerine, chả cần học hoá cấp 3 cũng hiểu quy trình Bessemer để luyện gang thành thép… Spoiler: không khó để nhận ra trong bản dịch này nhiều lỗi chuyên môn về địa lý, hằng hải và nhiều kiến thức tổng quát! Vì thực ra các cụ thời đó cũng không có biết nhiều lắm đâu! Nhưng nói cho đúng, nó vẫn tốt hơn các bản dịch hiện tại, sách vở bây giờ hành văn căn bản còn chưa nên thân, câu cú lộn xộn cứ như “cơm sống”!

ngọn đèn dầu lạc

hớ lại quãng thời gian 5 ~7 tuổi, thành phố áp dụng quy định “2 đỏ 1 cúp”, rồi “3 đỏ 1 cúp”, tức là cứ 2 ngày có điện thì 1 ngày cúp điện, cái thời đó nó như thế, điện sản xuất ra không đủ, nên cứ loanh quanh vài ngày lại cúp điện một ngày! Nhưng mà ít ra, về danh nghĩa, là tôi đã lớn lên trong một thành phố “có điện”. Lên ĐH, vô SG, vẫn thỉnh thoảng bị hỏi: Đà Nẵng có điện chưa!? 😃 Khi nhỏ, lâu lâu lại về quê sống với ông bà 4, 5 ngày, nơi đó toàn xài đèn dầu thôi, chưa có điện đâu, những chiếc đèn thuỷ tinh thắp bằng dầu hoả! Trong góc nhà vẫn còn lưu lại ký ức của một thời còn xa xôi hơi nữa, những chiếc đèn dầu lạc (đốt bằng dầu ép từ đậu phụng), không biết ở đây có ai còn thực sự biết cái đèn dầu lạc nó trông thế nào? Cứ như thế, ông bà tôi sống cả đời mà chưa từng biết ánh điện là gì!

Kể câu chuyện lạc hậu như thế, nhưng ở đây muốn nhấn mạnh một mặt khác, điều tôi nhận ra được những ngày giãn cách xã hội! Vì không có điện nên tầm 6h chiều là đã ăn tối xong rồi, loanh quanh 7, 8h là đã đi ngủ! 3h sáng mấy người già đã dậy pha trà, mấy người trẻ còn ngủ nướng thêm chút, đến tầm 4h30 là tất cả đã ra đồng. Công việc làm nông quanh năm vất vả, đến tối về, ăn cơm xong, lại leo lên phản, 2 chân xoa xoa đập đập mấy cái cho sạch đất cát, thế là lại lăn ra ngủ rất ngon, không phải quan tâm Facebook hôm nay có tin gì nóng sốt, thoả mãn hay không! Chính vì không quan tâm chuyện thiên hạ, nên không “vong bản”, không đánh mất chính mình! Ngồi suy nghĩ mông lung, phải chăng đến một lúc nào đó, con người trở lại sống xanh, sống sạch, thì lại giống y như thời ông bà lúc đó!?

hoạ văn tự

guyên lai là một bài thơ Đường 4 câu 28 chữ của Chương Kiệt, ý phê phán Tần Thuỷ Hoàng đốt sách, chôn Nho, phê luôn cả Lưu Bang, Hạng Vũ đều là người ít học, không đọc được bao nhiêu sách vở! Đúng là hoạ văn tự thời nào cũng có mà! 😃

Trúc bạch yên tiêu đế nghiệp hư,
Quan hà không toả tổ long cư.
Khanh hôi vị lãnh Sơn Đông loạn,
Lưu Hạng nguyên lai bất độc thư.

Sách vở thành tro đế nghiệp tàn,
Núi sông một phút bỗng tan hoang.
Hố tro chưa nguội Sơn Đông loạn,
Lưu, Hạng đọc thơ được mấy hàng?

Ở TQ, “đốt sách chôn Nho” là chủ đề nhạy cảm, vì Mao Trạch Đông từng nhiều lần bày tỏ quan điểm ủng hộ Tần Thuỷ Hoàng, đốt các sách Nho gia, Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín vớ vẩn, chỉ giữ lại sách của Pháp gia, trị quốc bằng pháp luật! Điều này theo tôi căn bản không sai, chỉ có điều, thi hành chính sách quá hà khắc, ác liệt, dân tình oán thán mà thôi!

章碣 – 焚書坑

竹帛煙銷帝業虛
關河空鎖祖龍居
坑灰未冷山東亂
劉項原來不讀書

dantri.com.vn – Bay 16 tỷ USD vốn hóa chỉ vì CEO đăng một bài thơ lên mạng

tử viết, tử viết…

ại nói truyện chưởng Kim Dung, Thiên Long bát bộ, hồi 58, 59. Nguyên lai, Tô Tinh Hà của Tiêu Dao phái có 8 đệ tử gọi là Hàm Cốc bát hữu, 8 vị này tuy võ công không cao, nhưng mỗi người có những “tuyệt nghệ” riêng, người chơi đàn, kẻ đánh cờ, người đọc sách… Trong Hàm Cốc bát hữu đó, hàng thứ 3 gọi là Cẩu Độc, cái tên này có nghĩa là: bạ cái gì cũng đọc, đọc vô số sách vở, cứ mở miệng ra là: “Tử viết, Tử viết” (Khổng tử nói thế này, thế kia…), luôn mồm trích dẫn điển tích, tầm chương trích cú. Hai hồi này trong Thiên Long bát bộ có rất nhiều “Tử viết, Tử viết”, thật là một màn trào phúng, châm biếm rất thú vị!

Chuyện “Tử viết, tử viết” (子曰,子曰。。。 Khổng tử nói thế này, Khổng tử nói thế kia…) trước đã có nói đến nhiều, nay đến chuyện “Khổng tử không nói”… 子不語怪力亂神 – Tử bất ngữ: quái lực loạn thần – Khổng tử không bàn chuyện quái dị, bạo lực, phản loạn và thần quỷ. Nhiều lần, đã từng có nhiều người hỏi Khổng Ni về thần tiên, ma quỷ, về “thế giới bên kia”, tất cả đều được đáp rằng: chuyện người sống còn chưa biết rõ, bàn làm gì chuyện người chết! Tư tưởng của Khổng tử tập trung hoàn toàn vào vai trò, tư cách, đạo đức của con người trong cộng đồng và xã hội, ông ấy từ chối trả lời các vấn đề siêu hình, siêu nhiên…

vận bút

ể chuyện thời cấp 3, thầy cô giảng bài kệ, ở dưới mình chán, chép thơ chữ Hán. Bạn có đứa thấy nên hỏi: bạn học chữ Hoa à, mình đáp: vâng, nó không tin, bắt tự viết tên ra, thế là tôi viết chữ Xuyên – – tượng hình dòng nước chảy 3 vạch dọc, ku bạn éo muốn tin, chữ Hoa gì mà như thế, đích thị là tôi bịa ra lừa gạt! Bài học rút ra là: đừng nhiều chuyện với kẻ không biết, đối với nó, biết hay không éo khác gì nhau! 😢

Lại nói chuyện “vận bút”, bàn tay con người thật kỳ diệu, ngoài “gross motor skill”, còn kỹ năng “fine motor skill”, cái sau là cái giúp cho 2 bàn tay có thể làm những việc vô cùng phức tạp và khéo léo, như đánh đàn hay thư pháp, kỹ năng “vận bút’ như trong video thực là quá siêu đẳng, cần có năng khiếu và rất nhiều năm rèn luyện. Mà bàn tay chèo thuyền của tui chỉ có “gross skill” thôi, chứ mộng mị “fine skill” đã bỏ từ lâu! 😅

polaris

Bóng Ngân Hà khi mờ khi tỏ,
Độ Khuê triền buổi có buổi không.
Thức mây đòi lúc nhạt nồng,
Chuôi sao Bắc Đẩu thôi đông lại đoài.

hực ra về thiên văn rất là dễ hiểu, hình dung Bắc đẩu như con dao, thì Polaris nằm ngoài cùng đằng cán, và nằm gần sát với phương chính Bắc, ngay trên trục quả đất, nên khi trái đất xoay luân chuyển giữa ngày và đêm thì “con dao” Bắc đẩu đó cũng xoay tròn tương đối (chuyển động biểu kiến) quanh cán, nếu cán nằm thẳng đứng thì chính là ban đêm!

đường xa

Đường xa bao nỗi truân chuyên,
Ngọn đèn đêm gió, con thuyền biển khơi.
Đèn vẫn tỏ, thuyền bơi tới trước…

ace nhắc ngày này năm trước. Chuẩn bị sắp xếp công việc, dự kiến hành trình, cho thuyền bơi tới trước… 😀

bắc đẩu

徐安貞 – 聞鄰家理箏

北斗橫天夜欲闌
愁人倚月思無端

ai bức “sơ đồ” chòm sao Bắc Đẩu, cái đầu vào nửa đêm, chòm sao thẳng đứng, cái sau ban ngày, chòm sao nằm ngang. Thơ của Từ An Trinh thời Đường: – Bắc đẩu hoành thiên dạ dục lan, Sầu nhân ỷ nguyệt tứ vô đoan – Đêm tàn, Bắc đẩu quay sang, Người ngồi dựa nguyệt, ngổn ngang mối tình… Sao Bắc đẩu xoay ngang tức là trời sắp sáng… 🙂

nguyễn huy thiệp

hú thật, tác gia VN đương đại, tôi chỉ thích đọc có 2 người, đầu tiên là Bảo Ninh, kế đến là Nguyễn Huy Thiệp. Mà cũng ko dám nói là “đương đại”, vì Nguyễn Huy Thiệp tôi đã đọc từ hơn 20 năm trước! Đọc Nguyễn Huy Thiệp, người ta có cảm giác trở về với nguồn cội của mình…

Chảy đi sông ơi, Băn khoăn làm gì. Em thì nông nổi, Anh thì mê mãi, Anh đi tìm gì, Lòng đời đen bạc, Mỹ nhân già đi. Lời ai than thở, Thoảng trong gió chiều, Anh hùng cười gượng, Nét buồn cô liêu…

“Cha tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn”, cảm giác như được trở về quê nhà, tháo giày và đi chân trần trên cát, để cảm nhận sự gắn kết lạ lùng với mảnh đất này, để hình dung một quê hương nửa hiện thực, nửa thần thoại, nửa lãng mạn văn vẻ, nửa thô bỉ trần tục…