Facebook nhắc lại ngày này năm trước. Săn cá voi, đó là một chương vô cùng quan trọng trong lịch sử văn minh phương Tây, điều mà Nga, TQ và nhiều nước khác không hề có! Nói cho đúng thì Liên Xô từng tham gia săn bắt cá voi một giai đoạn ngắn, nhưng lúc đó thì dầu, mỡ cá voi đã mất đi vai trò của nó, được thay thế gần như hoàn toàn bằng dầu mỏ. Những con tàu đi ra biển, mỗi chuyến đi có thể dài đến 3, 4 năm, có những chuyến đi vòng quanh thế giới, đem về hàng trăm tấn dầu!
Những con thuyền chèo tay mỏng manh, đuổi theo và phóng lao vào những con cá nặng đến hơn 100 tấn, kéo về xẻ thịt lấy dầu. Bạn hãy tưởng tượng công việc nguy hiểm, vất vả thế nào! Trở lại lịch sử hơn 100 năm trước, con gái những nhà giàu có ở Manhattan được “bảo đảm” tương lai bằng… 1 con cá nhà táng! Cô nào được cho 1 con làm của hồi môn thì xem như êm ấm, tương lai bảo đảm! Một ngành kinh doanh lớn, rủi ro nhưng cũng đi đôi với lợi nhuận khổng lồ. Dầu mỡ cá voi không chỉ được dùng làm chất đốt, chất bôi trơn…
Chúng chủ yếu được thuỷ phân để sản xuất glycerine làm thuốc nổ, nên thiên hạ không thể hiểu được vì sao giai đoạn Thế chiến thứ 1, châu Âu lại có nhiều thuốc nổ đến như thế để ném lên đầu nhau! Còn ngư dân VN chúng ta, đến tận bây giờ cơ bản vẫn là: sáng đi ra biển, tối đi về, bằng lòng với vài chục ký cá còm cõi! Và khi đã khai thác đủ đầy, đã nghĩ ra được cách thay thế dầu mỡ cá voi (các sản phẩm dầu mỏ), thì phương Tây bắt đầu dùng chiêu bài “xanh, sạch, bảo vệ môi trường” để áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá voi trên toàn cầu, khoảng những năm 198x!
Cũng y hệt như ngày nay, đã bắt đầu đào thải các sản phẩm dựa trên dầu mỏ để dùng các công nghệ “xanh, sạch” hơn. Nên một mặt, là vị thế dẫn đầu của những nước có khoa học kỹ thuật phát triển, nhưng mặt khác, cũng là duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên các định chế tài chính! Sự thực là nhân loại cạnh tranh lẫn nhau, ai khai thác được nhiều tài nguyên hơn thì xem như người đó “thắng”, và điều đó, đến tận ngày nay, về bản chất, vẫn không hề thay đổi!