sprockets

Cho những người đạp xe hơi nhiều nhiều… Em thì đạp không nhiều, nhưng mỗi tháng cứ 500, 600 km thì chừng 1 năm là phải thay nguyên dàn truyền động. Dự định lâu dài vẫn là hộp số + curoa, nhưng trước mắt thì cứ xích líp đã. Ví dụ cái líp 9 tầng, 3 cái lớn nhất trên cùng gắn thành một khối cố định! Đây là phần ít hư hỏng nhất vì rất hiếm khi xài đến!

Kế tiếp là 6 cái líp nhỏ rời nhau, thường mòn trước nhất là 3 cái ở giữa, chỉ mòn có 3 cái mà phải thay nguyên cả cụm thì phí, nên tháo ra thay đúng 3 cái đó thôi! Nhưng phải có đồ nghề chuyên dụng thì mới tháo được! Phải tự làm thôi, cân vành, thay líp, chứ các cửa hàng không muốn làm, chúng nó chỉ muốn bán nguyên bộ cho nhanh có lời!

Innocent passage

Từ vụ việc KAL-007 nói về khái niệm “Innocent passage” trong luật pháp quốc tế! Khái niệm này không biết phải dịch ra tiếng Việt như thế nào (vô tình đi lạc!?), nhưng đại khái, một con tàu (tàu thủy, tàu bay) có thể vô tình đi lạc vào lãnh thổ nước khác, có thể là do sơ ý, tính toán sai hay do trục trặc kỹ thuật! Những trường hợp như thế nên được đối xử một cách hòa bình, nhân đạo thay vì xem như hành động xâm phạm chủ quyền cố ý! Về bản chất, đây là một khái niệm tốt, được gần như là toàn thể thế giới ủng hộ. Với sự phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay, việc một con tàu vô ý đi lạc vào lãnh thổ nước khác là chuyện dễ, thường xảy ra.

Nhưng tiếc thay, những người đề xướng, cổ xúy cho “Innocent passage” (phương Tây), trước tiên, lại chỉ dùng nó, ngay từ đầu, như một chiêu bài ngụy trang mà thôi! Giống y hệt như đám lưu manh VN vậy, chúng nó sẽ làm nhiều động tác giả, rồi bất thình lình làm động tác phá hoại thật, rồi quay sang đổ lỗi là mình đã vu oan chúng nó! Trong thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã làm vô số chiến dịch do thám, phá hoại, ngụy trang dưới cái chiêu bài “innocent – ngây thơ” này, khiến cho Liên Xô ngày xưa và Nga bây giờ sinh tâm lý đề phòng, và đôi khi họ hành động cứng rắn, như vụ KAL-007 thì cũng không thể trách họ hoàn toàn được!

KAL-007

Hơn 25 năm trước, khi đọc thông tin về chuyến bay KAL-007, tôi đã không thực sự tin chuyện đó có thể xảy ra, chuyến bay từ New York, Mỹ đi Seoul, Nam Hàn bị bắn hạ vì xâm phạm không phận Liên Xô. Nếu trên bản đồ bạn vẽ một đường thẳng giữa New York và Seoul, thì có vẻ như nó sẽ hoàn toàn nằm ngang, cắt qua Thái Bình Dương. Nhưng thực sự là địa lý (hay đúng hơn là cách dạy môn địa lý ở trường phổ thông) đã lừa dối chúng ta, vì quả đất hình cầu, nên “đường thẳng” ngắn nhất giữa New York và Seoul cắt qua phía trên Alaska, và đi ngang vùng Viễn Đông của nước Nga, ai không tin có thể mở phần mềm Google Earth lên và thử vẽ một “đường thẳng” xem là sẽ thấy rất rõ. Vài tuần trước khi vụ việc xảy ra, bão đã đánh hỏng hệ thống radar cảnh báo sớm của Liên Xô, và khi họ phát hiện ra sự việc thì máy bay KAL-007 đã bay lạc sâu vào vùng cấm bay.

Các chiến đấu cơ LX được cử lên chặn đường lại không thể… bay chậm hơn 400 kmph, còn KAL-007 không hiểu vì sao lại bay rất chậm cỡ 400 kmnph. Nỗ lực thiết lập liên lạc qua sóng radio không thành công, KAL-007 không trả lời, các máy bay quân sự LX bắn hơn 200 phát đạn cảnh cáo, nhưng 007 cũng không phản ứng gì! Có quá nhiều sự “không may mắn”, bắt đầu bằng việc KAL-007 đã mắc lỗi định vị và bay chệch từ không phận quốc tế vào lãnh thổ Xô-Viết, lệch đến 500km, rất có thể phi công đã đặt chế độ lái tự động. Sau khi làm đủ mọi cách mà KAL-007 vẫn không trả lời, phi công LX bắn hạ nó, 269 người thiệt mạng! Sau vụ việc, tổng thống Mỹ Reagan ra lệnh đem hệ thống GPS (cho đến lúc đó vẫn là hệ thống dành riêng cho quân sự) áp dụng cho các phi cơ thương mại, và đó cũng là lý do mà chúng ta có GPS, GLONASS… để xài ngày nay!

đứt gãy

Chữ quốc ngữ quả thực có tạo ra một sự “đứt gãy văn hóa” nhất định! Tôi còn nhớ thời mấy chục năm trước, khi các công cụ máy tính còn chưa phổ biến, việc viết sai chữ Hán khi trùng tu các di tích Huế là… nhiều nhan nhãn, nhiều đến độ một đứa con nít 15 tuổi như tôi lúc đó cứ nhìn là phát hiện ra! Thậm chí đến tận ngày nay, mỗi khi đi qua Chợ Lớn, đọc các bảng hiệu cũng dễ dàng nhận ra nhiều chỗ viết sai, thường là phiên âm Hán-Việt sai. Nhưng, như người ta hay nói, việc thì có gấp có hoãn, có những nỗi lo còn lớn hơn, còn cấp bách hơn chữ viết nhiều lần!

Như những cộng đồng người Hoa xưa có mấy người biết chữ đâu, phải đến 99% là mù chữ, mà họ vẫn sống tốt, vẫn hợp tác được với nhau để tạo nên cộng đồng vững mạnh đó thôi! Cái cấp bách là đạo đức xã hội xuống cấp, thói suy nghĩ nông cạn, đơn giản, kiểu ham muốn ăn xổi đến mức… ăn cướp, mấy cái đó mới thực sự vô cùng cấp bách! Do công phu, kiên trì không có, chỉ muốn “ăn ngay” nên dẫn đến việc học cái gì cũng không được, đừng nói là học loại chữ khó như Hán, Nôm xưa không được, đến cả tiếng Anh, Pháp hiện đại, dễ dàng đó cũng chưa học được đâu!

bán tơ

Xách 2 cái bánh xe đạp đi cân vành, không chỗ nào nhận làm! Cửa hàng lớn từ chối khéo: em phải gởi về trung tâm sửa chữa, mất hơn 3 ngày! Cửa hàng nhỏ: không có sẵn dụng cụ nên không cân được! Không ai muốn làm cái việc nhiều công mà ít tiền, chỉ muốn bán cái gì đó để ít công mà nhanh có lời. Đi mua cái đòn tạ, đòn thì có nhiều loại, như loại của các VĐV chuyên nghiệp có thể chịu lực đến 500kg nhưng mắc tiền, người bình thường có bao giờ tập quá 100kg đâu, nên hàng TQ nó cũng tự động phân cấp, không ai sản xuất cái đòn xịn cho nhu cầu bình dân. Và thế là VN cứ nhập hàng đểu về… bán với giá xịn. Không biết đã gặp bao nhiêu lần như thế, toàn nhập hàng đểu từ TQ, bán gấp 4, 5 lần giá, thậm chí đã gặp trường hợp gấp 9, 10 lần giá. Không phải chỉ một vài trường hợp, gần như cả xã hội như thế, không phải chỉ một “thằng bán tơ” bị “tế thần” đâu!

Hàng đểu còn ra vẻ “huyền bí”, ta đây là cao cấp nhé! Không bực vì bị lừa tiền 5~10 lần giá, mà bực vì cái thái độ làm việc! Toàn gian thương, buôn nước bọt và lừa gạt, không nghiên cứu học hành gì, lại còn cẩu thả, lười biếng! Éo hiểu lấy cái gì mà cạnh tranh với thiên hạ!? Chuyện nhỏ đã thế, chuyện lớn cũng thế! Hút cát từ biển, tàu thuyền mất chỗ neo đậu! Làm bè cá trên sông, cắm cọc lung tung, ghe thuyền không đi lại được! Nhà máy xả thải, cá bè chết hàng loạt. Xây cảng cá ở nơi tàu thuyền không vào được, ném hàng trăm tỷ vào chỗ hư không! Toàn trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, mạnh ai nấy ăn và phá, sống không nhìn nhau, không bảo nhau được, thấy ai làm cái gì là bắt đầu chạy quanh giở trò lưu manh, phá hoại! Muôn sự là từ “tâm” mà ra, không sửa được “tâm địa bất chính” thì vĩnh viễn không làm gì được, mà sửa “tâm” á, haiza, còn khó hơn lên trời! :(

milky way

Face nhắc ngày này năm trước… Bao lâu rồi bạn chưa nhìn thấy cảnh này? Hay có khi cả đời, từ nhỏ đến lớn chưa từng nhìn thấy, chưa bao giờ thấy rõ ràng trước mắt “giải Ngân Hà” – Milky way – “dòng sữa của nữ thần Hera” vương vãi qua bầu trời như thế!? Và chứng kiến tất cả bằng mắt thường, không cần phải tăng cường bởi các công cụ nhiếp ảnh!

SG những ngày giãn cách, không khí trong lành hơn được chút, 3h sáng em thức dậy, chỉ nhìn thấy được mờ nhạt mỗi chòm Bắc Đẩu. Có một thời e là hơn 30 năm về trước, vẫn còn có thể nhìn thấy gần như thế, bằng mắt thường. Chuyện để kể cho cháu, chắt nghe 30 năm sau: thời đó, hơn 60, 70 năm về trước, VN vẫn còn chưa công nghiệp hoá…

lặn

Face nhắc ngày này năm trước… Khi nhỏ, hay chơi trò lặn qua đáy những con tàu thuỷ lớn, nước biển giữa trưa dưới đáy các con tàu lớn hoàn toàn khác biệt, vùng tối bị che khỏi ánh mặt trời nhiều giờ làm cho nó mát lạnh muốn nổi da gà, cứ lặn qua lặn về cảm nhận sự thay đổi của nhiệt độ!

Nhiều đám báo chí cũng kêu gào yêu, bảo vệ thiên nhiên, quay đi quay lại cũng chỉ có mấy ngôn từ hão huyền với mấy cái ảnh ảo đó, họ không cảm nhận được sự tiếp xúc chân thật! Tình yêu mà không có tiếp xúc, đụng chạm gì, thì chính là kiểu tình yêu dành cho… đức Thánh Trần! :D

propeller

Chân vịt tàu, đó là cả một chủ đề… vô cùng khó, tàu có tải trọng bao nhiêu, mức cản nước là bao nhiêu, tàu câu hay tàu kéo lưới, tốc độ vận hành kinh tế thông thường ở mức nào, tốc độ quay động cơ, hệ số giảm tốc của hộp số là bao nhiêu, rồi kích thước, cấu tạo chân vịt như thế nào, etc… có quá nhiều tham số, nên người ngư dân VN không tự tính được!

Mà kỹ sư VN thì còn đang bận tán láo trên mây không muốn tính! Thế là người ngư dân VN phải làm sao? Họ mua cái chân vịt thật bự, bự hơn nhu cầu thực, chạy một thời gian, đo độ hao nhiên liệu, cắt bớt phần rìa chân vịt cho nhỏ lại, lại chạy thử, lại đo mức hao phí xăng dầu, rồi lại cắt, 3, 4 lần như thế, đến khi nào đạt được cấu hình tối ưu thì thôi!

đọc sách

Đang cafe sáng, có một ku mon men lại gần: anh ơi em đang làm khảo sát về sách và người đọc sách… – Em tìm sai người rồi, anh không đọc sách! – Sách thì có người đọc ít người đọc nhiều chứ a?! – Anh tuyệt đối không bao giờ đọc sách! Em không thấy sách vở thời giờ, càng đọc là càng bị trì độn đi à ?! Ku cậu thấy có vẻ không ổn bèn lảng lảng đi… :D

reenactment

Tái hiện khá phù hợp với lịch sử, người đứng vẫy tay trên xe là Bác sĩ Trần Duy Hưng, thị trưởng đầu tiên của Hà Nội, chọn người “đóng thế” rất giống về khuôn mặt, hình dáng. Người ngồi cùng xe, ghế trước là Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, đại đoàn trưởng đại đoàn 308, trông cũng khá giống. Người dẫn đầu đoàn quân đi bộ, tay ôm rất nhiều hoa, là trung đoàn trưởng trung đoàn Thủ Đô, anh hùng Nguyễn Quốc Trị.

Những điều này được đông đảo phóng viên ảnh của nhiều nước ghi lại. Nhưng đầy đủ, sinh động nhất là trong bộ phim phóng sự tài liệu “Việt Nam” do đạo diễn Liên Xô Roman Karmen thực hiện, 1954 ~ 1955! Lịch sử thuộc về những người đã đổ máu đề biến nó thành hiện thực, chứ không thuộc về những kẻ “đứng bên lề” tìm cách nói ra, nói vào, và cũng chỉ nói thôi chứ không dám động tay động chân làm gì cả!