goto predestinatsia

au khi ở Hà Lan học nghề mộc được vài tháng, Peter – 1 vượt biển sang Anh quốc, và được vua nước Anh, William – 3 đón tiếp nồng hậu nhưng không nghi lễ, vì Peter du hành ẩn danh – incognito! Động cơ lớn nhất của Peter khi sang Anh là… các bản thiết kế thuyền! Mặc dù ông rất hâm mộ tay nghề đóng thuyền của các nghệ nhân Hà Lan, Peter nhận thấy rằng nó vẫn thiếu tính hệ thống, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm, thiếu bản vẽ chính xác và tài liệu kỹ thuật chuẩn hoá! Nhà vua Anh tặng Peter – 1 chiếc du thuyền nhỏ làm quà, và chính chiếc thuyền này đã chở về Nga cả trăm chuyên gia, kỹ sư mà Sa – hoàng thuê được, đương nhiên phải trả một mức lương hậu hĩnh thì người ta mới chịu sang Nga làm việc! Chỉ hai năm sau thì Peter hoàn thành con tàu 58 súng Goto Predestinatsia, được xem là ship – of – the – line đầu tiên của nước Nga, được đóng hoàn toàn bằng “công nghệ” nội địa, bây giờ là con tàu bảo tàng ở Voronezh!

Nhân tiện nói về thuật ngữ ship – of – the – line, line ở đây là line – of – battle, đội hình hải chiến phổ biến nhất là một hàng dọc, hai bên tiếp cận nhau bằng hai hàng song song và đấu súng! Chiến thuật một hàng dọc là phổ biến nhất trong hải quân, thậm chí đến cả thời hiện đại, Hải chiến Hoàng Sa, 1974 cũng bày đội hình một hàng dọc! Không có định nghĩa rõ ràng một con tàu như thế nào là được xem là ship – of – the – line, nhưng thường là phải trên 50 súng! Đội hình hàng dọc bảo đảm một điều là nếu tàu nào không chịu nổi hoả lực của đối phương thì có thể… bỏ hàng và… chạy! Nhưng cũng vì vậy mà các trận đấu theo chiến thuật này thường có kết quả không rõ ràng vì các tàu có xu hướng bỏ, dạt hàng! Để khắc phục điều này, ở trận Trafalgar, đô đốc Nelson đã sử dụng đội hình hai hàng dọc, để khoá các tàu của đối phương và của chính bản thân mình vào thế trận đan xen, bắt buộc phải đấu tới bitter – end, thắng bại rõ ràng mới thôi!

tsar – carpenter

hủ nhật nào cũng vậy, Ivan Artemist Brovkin tiếp con gái là Alekxandra và chàng rể đến ăn trưa tại ngôi nhà gạch mới xây ở phố Ilinka. Artemist goá vợ ở vậy. Người con cả là Aliosa vắng nhà, bận đi tuyển lính cho các trung đoàn. Lão còn ba người con trai nữa: Yakov phục vụ trong hải quân ở Voronez; Gavrila du học ở Hà Lan tại các xưởng đóng tàu. Còn người con út Artamon, hai mươi mốt tuổi, ở nhà thảo và đọc thư từ, giữ sổ sách kế toán cho bố. Artamon nói thông thạo tiếng Đức, dịch cho bố những sách về thương mại và đọc cho bố nghe chơi bộ Sử ký của Pufendorf. Ivan Artemist nghe và thở dài: Lạy Chúa, thế mà chúng ta sống ở tận cùng trời cuối đất, như lợn!

Ivan Artemist Brovkin trong truyện cũng gần giống như Roman Abramovich vậy, thương gia gốc Do-thái làm nghề cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội của Sa-hoàng. Ảnh bên dưới: tượng đồng Peter học nghề thợ mộc đóng tàu ở Zaandam, Hà Lan, ngày nay đặt ở trong sân toà nhà Bộ Hải quân, thành phố St. Petersburg! Peter – nhà vua – thợ mộc còn thành thạo hàng chục nghề khác nữa, bàn tay đầy vết thương và chai sạn… Trong ảnh chiếc xuồng có vẻ nhỏ so với người, Peter thực tế không quá to con nhưng lại có chiều cao khủng hoảng, lên đến 2.03 m, nên dù thường xuyên mặc quần áo thợ thuyền, lính tráng lùi xùi nhưng giữa đám đông vẫn không thể nào lẫn đi đâu được!

shtandart

oàn xe đến Koenigsberg vào buổi chiều tà, bánh xe lăn ầm ầm trên mặt đường lát đá sạch bong. Không có rào giậu gì cả, thật là kỳ lạ! Nhà cửa trông thẳng ra phố; từ đường, có thể với tay tới những khung cửa sổ dài, có ô kính nhỏ. Khắp nơi sáng ngời một thứ ánh sáng niềm nở. Cửa ngõ đều bỏ ngỏ. Người đi lại không chút sợ hãi. Người ta những muốn hỏi họ: làm sao mà các ngươi lại không sợ mất trộm nhỉ? Có thể nào ở thành phố các ngươi lại không có trộm cướp ư? Trong ngôi nhà thương nhân họ đến ở, cả ở đấy nữa người ta cũng không cất giấu thứ gì, đồ vật quý giá để ngay trước mặt. Phải là một thằng ngốc mới không lấy gì. Vua Piotr ngắm nhìn những bức tranh, bát đĩa và sừng bò rừng, nói thầm với Alexaska:

Hãy cảnh cáo tất cả mọi người thật nghiêm khắc rằng hễ đứa nào táy máy dù chỉ là một trang sức nhỏ ta sẽ sai treo cổ nó ngay ở cổng.Bệ hạ nói đúng. Myn Herz, chính thần cũng lo. Trong khi chờ cho họ quen dần, thần sẽ cho khâu kín tất cả các túi áo quần của họ lại! Vì, cầu Chúa che chở, khi họ mà đã rượu vào thì biết thế nào được… 😅 Trích đoạn tiểu thuyết Pie đại đế – tác giả Aleksey Tolstoy! Ảnh bên dưới: Shtandart, con tàu đầu tiên của hạm đội Baltic, do Sa-hoàng Peter trực tiếp giám sát thi công và đồng thời cũng là thuyền trưởng đầu tiên (ảnh thực ra là con tàu replica, 1999, đóng mới theo mẫu cũ). Con tàu chọn trang phục màu đỏ để tới dự dạ hội “Scarlet sail” trên sông Neva, St. Petersburg.

peter

hải đặt mọi chuyện trong bối cảnh của nó mới hiểu được bản chất ý nghĩa thật! Nước Nga Trung Cổ, 2 gia tộc Miloslavsky và Naryshkin của hai người vợ Sa hoàng Alexis đấu đá nhau, rất nhiều âm mưu, thủ đoạn hậu cung, từ đầu độc cho đến ám sát! Giới lãnh chúa, tăng lữ, chủ nô cùng với những lề thói in sâu cả nghìn đời không muốn thay đổi! Để khiến nước Nga thay đổi, để bãi bỏ những thói quen ngàn năm, để cất nhắc một người không dựa trên xuất thân mà chỉ dựa trên công trạng, cần phải có cái ý chí sắt đá như Peter mới làm được!

Phải một tay nắm tóc, một tay quất roi vào mông mới có thể kéo nước Nga – “vừa đi vừa khóc” thoát ra khỏi đêm trường Trung Cổ! Nếu nói về mức độ khốc liệt của những mâu thuẫn và vận động xã hội, của đấu đá chính trị, bè phái cung đình thì phim cung đấu TQ so ra, đúng là vô vị và nhạt nhẽo! Lịch sử thật sự của nước Nga còn ác liệt gấp trăm lần hơn thế! Nên chẳng cần phải xem phim đâu, hãy đọc lại lịch sử, quốc gia nào cũng có những chương thú vị riêng, nhưng riêng ku Nga thì mức độ khốc liệt có thể nói là lên đến gần như điên loạn! 😅

menshikov

enshikov vốn là một cậu bé bán bánh rán dạo trên đường phố Moscow. Một lần, vị Sa-hoàng nhỏ tuổi Peter trốn khỏi hoàng cung đi chơi gặp được, Menshikov dạy cho Peter những mánh khoé của lưu manh đường phố, ví dụ như làm thế nào để “hô biến” một đồng xu. Peter mê tít những “trò chơi” đó, và thế là Menshikov trở thành người hầu, ngủ dưới chân giường của nhà vua! Cũng giống như Hoà Thân với Càn Long vậy, Menshikov trở thành người giàu thứ nhì toàn Nga nhờ vào mối quan hệ thân thiết với Sa hoàng. Peter biết rõ Menshikov tham nhũng, nhưng vì tình bạn thủa niên thiếu của hai người nên đã nhiều lần bỏ qua!

Menshikov còn thừa nhận thẳng thắn: bệ hạ biết rõ thần lớn lên trên đường phố, từ nhỏ thần đã ăn cắp, nên suốt đời thần ăn cắp! Nhưng khác với Hoà Thân chỉ biết nịnh bợ, Menshikov là người có năng lực tổ chức và làm được rất nhiều việc! Là một trong số ít những người thân cận với Peter lăn lộn trên công trường, đóng chiến thuyền, cùng lội bùn kéo pháo như một người lính bình thường nhất! Triều đại của Peter để lại vô số những chuyện “hoang đường” chưa từng có trong lịch sử: một cô gái nông dân mù chữ nhặt được trên đống rơm trở thành Hoàng hậu, một cậu bé bán hàng rong vớ được trên đường phố trở thành Tể tướng… 😅