Làm chiếc xuồng nan từ 1 khúc tre, ý tưởng rất hay, một kiểu SOF (skin on frame), mặc dù trong video, mục đích của người ta là làm… một cái võng! Bọc thêm ballistic-nylon / fiberglass bên ngoài, trát keo (tốt nhất là có hút chân không) là thành chiếc xuồng ngay thôi… Haiza, cần gì phải làm cả cái xưởng mộc như mình cho mệt chứ! 🙂
Monthly Archives: April 2021
Yablochko
Chương trình âm nhạc cuối tuần, bản “dân ca mới” nổi tiếng, “Quả táo nhỏ”, gọi là mới chứ thực ra đã ra đời gần 100 năm, có vô số lời ca khác nhau, giọng nữ thật dễ thương: “em sẽ cưới người ấy, một chàng trai can đảm em yêu, không phải Lenin hay Trotsky đâu, chỉ là một anh thuỷ thủ Hồng quân đẹp trai…” 🙂
cossacks – 2
Tiếp tục chủ đề văn hoá Nga… Mặt trận phía Tây vẫn (không) yên tĩnh, chắc chắn ở đây có rất nhiều Kuban Cossacks, nói như Putin: họ từ xưa đã là sắc dân mạnh bạo, rộng rãi, hay ăn, hay nói, hay làm! 🙂
Trong bản thân dân tộc Nga đã có một sự “phân chia lao động” nhất định, Cossack là thành phần “cơ bắp” của quốc gia, thường ở phía Nam, phía Bắc là các thành phần sản xuất, hậu cần, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, tư tưởng…
triết học
Cái câu “không có bản chất, chỉ có hiện tượng” ấy là nhằm nhắc nhở chúng ta rằng, cái chúng ta quan sát được suy cho đến cuối cùng chỉ là hiện tượng, chưa chắc đã phản ánh đúng bản chất bên trong, thậm chí cái bản chất tối hậu ấy có tồn tại hay không vẫn là câu hỏi! Không riêng gì người làm khoa học, tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống, trên thì luật pháp, dưới thì đối nhân xử thế hàng ngày đều phải thuộc câu này, cái anh nhìn thấy chỉ là hiện tượng, đừng vội kết luận bản chất! Toán – Tin đi sâu vào học thuật, chắc chắn sẽ đụng đến triết học, như sự khác biệt giữa ngôn ngữ lập trình C & Java chính là hai trường phái suy nghĩ: duy danh (nominalism) và duy thực (realism). Nhưng cái “triết” ấy nó hoàn toàn khác với ba cái “trít” rẻ tiền của đám bolero, đừng có nghe ngóng đâu được một chữ “triết” rồi cũng bày đặt “văn minh phương đông” các kiểu! Không chịu khó học hành, chỉ lặp lại như con vẹt một số từ ngữ, đó chính là biểu hiện của sự “thiểu năng trí tuệ”, triết ccc !!!
Hình bên dưới: chèo qua cửa Định An & cửa Trần Đề, một chặng vượt khó khăn và mệt mỏi… Nhớ lại thi học kỳ môn gì quên mất, bộ môn Trí tuệ nhân tạo, khoa CNTT, ĐH KHTN, quãng năm 2000, lần đầu tiên thấy đề thi của 1 trường học XHCN lại có câu đầy tính siêu hình học (metaphysics) như thế này: Triết gia Immanuel Kant có câu: “Không có bản chất, chỉ có hiện tượng”. Anh chị hãy bình luận, phân tích về câu trên và hướng áp dụng trong ngữ cảnh môn học ArtificiaI Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)! Nhớ lại chính tôi, những năm 19, 20 tuổi, suốt ngày đọc Kant và Nietzsche, cực kỳ say mê: Phê bình lý tính thuần tuý (Critique of pure reason). Thậm chí đã muốn học tiếng Đức để đọc được Kant trong nguyên bản! Bây giờ đã gấp đôi tuổi đó, chỉ thích chèo thuyền vượt biển. Ôi đôi khi ta phải biết ơn tất cả những đổi thay, thăng trầm, dù là “thăng” hay “trầm” của cuộc sống!!! Cũng bởi vì… “Trí tuệ nhân tạo” chả thế éo nào mà thắng nổi “Ngu xuẩn tự nhiên” (Natural Stupidity) !!!
âm binh
Trước có quen một ku người Hàn, chơi SUP, ván chèo đứng, hay đi các nơi, chụp ảnh các kiểu! Nói cho đúng thì cũng không quen thân gì, chẳng qua là ảnh chủ động liên hệ, mình cũng xã giao nói chuyện vài câu. Đã dặn kỹ càng rồi, đám liên hệ với mày là đám chuyên làm trò lưu manh vặt, lưu manh có bài bản, bảo rồi nhưng không nghe. Đến một hôm, xem báo vnexpress thấy ảnh ku Hàn quốc tự chụp đứng trên ván SUP, phía dưới có một con cá mập đang tấn công 😅, ảnh ghép y như thật, rất tinh vi, nếu chưa thấy ảnh gốc e là khó phân biệt. Mình báo cho ảnh biết, ảnh nóng máu lên, report lung tung, đòi kiện cáo các kiểu!
Cái gọi là đám “đưa tin” trên báo chí lá cải ấy, chúng nó la liếm khắp nơi, gặp ai cũng xem như người “thân thiết”, nói năng như “đúng rồi”, dùng chính thông tin thu thập được để chống lại “khổ chủ”, kích động, dùng người này đánh người kia, thọc gậy bánh xe, ném đá giấu tay, không có chuyện tào lao nào là không làm! Cứ như một con điếm ỡm ờ đứng giữa kích cho các “anh” đánh nhau, bản thân chúng nó thì có tin “hot”, chuyện ba xu rẻ tiền để câu view! Ở hội chơi thuyền thì nói chuyện dù lượn, ở hội dù lượn nói chuyện thuyền, có muôn ngàn khuôn mặt khác nhau! Mà sao thiên hạ cứ mãi ngây ngô, không phân biệt được “âm binh” với người thật, việc thật!
shershen
lát gạch
Hỏi mấy người làm phu đập đá: làm sao để đập vỡ một tảng đá lớn, họ sẽ trả lời: chọn mặt có diện tích lớn nhất đập vào, sẽ nhanh vỡ hơn. Gạch con sâu dĩ nhiên không cứng như đá, nhưng lát gạch khó vỡ hơn lát đá, tại sao!? Mấy viên đá kích thước 40×40, 50×50, 60×60 hay thậm chí còn lớn hơn… xe cán lên một thời gian là vỡ ngay, do bề mặt đá rộng mà mỏng, gạch nhỏ & dày thì không vỡ. Hơn nữa, nhiều viên gạch nhỏ xếp lại với nhau cho phép xê dịch một khoảng nhất định, vì có thể xê dịch nên không vỡ! Hiểu theo một nghĩa nào đó, kích thước “nhỏ” chính là đã chủ động “vỡ” từ trước! Haiza, các bác quan chức khi nhỏ lười tập thể dục, ít lao động chân tay, nên những nguyên tắc vật lý căn bản mãi mà vẫn không thông! 🙂
Nên cho về nông thôn đi lao động cải tạo vài năm! Rồi các bác chủ trương làm đường sắt cao tốc, nên theo em đi chèo thuyền một thời gian, sẽ “ngộ” ra được ý nghĩa của công thức E=mc^2 của Einstein, năng lượng tỷ lệ với bình phương vận tốc. Muốn tăng tốc độ tàu từ 70 lên 350 kmh, tăng vận tốc 5 lần thì năng lượng tiêu tốn sẽ tăng gấp 5^2=25 lần, tất cả nhân thêm cho khối lượng ‘m’ hàng ngàn tấn, chưa kể các khoản chi phí khác, làm sao cạnh tranh lại với hàng không? Dĩ nhiên sẽ có người hỏi, tại sao cũng tàu cao tốc mà TQ lại làm được, haiza, đừng so bì, không thể so được đâu, nước nó diện tích lớn, thị trường đông, tự chủ công nghệ, vô số dịch vụ đi kèm, giải quyết bài toán có lãi cần một giải pháp tổng thể lớn bao trùm từ trên xuống…
preparing – 1
Con 🐝 làm mật yêu 🌺, Con 🐟 bơi yêu 💦 , con 🦅 ca yêu ⛅️ 😀😀
В путь
Trước đây có nói, muốn nghe âm nhạc vừa bác học mà vừa có tiếng người huýt sáo, có tiếng ngựa hý, chó sủa, thì phải nghe nhạc Xô-viết… Thật đúng là “trâu điên chó dại” mà… 🙂
giao mùa
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi…
Cuối cùng cũng chọn được một cây ưng ý, dùng chung pin 2A với các thiết bị khác, độ sáng 400 lumen, hai mức sáng trắng + một chế độ sáng đỏ nhấp nháy làm đèn hiệu… Chính thức giao mùa, giao mùa phương Nam không quyến rũ rõ ràng như phương Bắc, nhưng cũng đủ để làm người ta cảm nhận được sự đổi thay đang dần xâm lấn… 🙂 Giao mùa, cái cảm nhận thiên khí tuần hoàn ấy làm người ta hiểu rằng nhân sinh hữu hạn, muốn làm gì thì hãy làm đi, quang âm lần lữa không chờ đợi ai…