F337

337 – đoàn Khánh Khê, thành lập 7/1978, là sư đoàn non trẻ của quân đội VN, chưa từng kinh qua chiến tranh. Tháng 2/1979 hành quân từ khu IV lên chiến đấu tại mặt trận Lạng Sơn, bảo vệ sườn tây của F3 – Sao Vàng. Và từ đó mang chết cái tên: đoàn Khánh Khê, tên đặt theo cây cầu bắc qua sông Kỳ Cùng. Chỉ một số đơn vị quân đội VN là “có tên”, đa số còn lại chỉ mang số hiệu mà thôi, và nên giữ đúng truyền thống đó, ngày xưa trong chiến tranh, để “có được tên” không phải là điều đơn giản…

s1 – 5 năm

acebook nhắc, mới đó đã 5 năm… chiếc kayak tự thiết kế, tự đóng đầu tiên. Thời gian trôi qua, một đôi khi, bận bịu công việc không có thời gian xuống nước, mình cũng tự hỏi, phải chăng cái hào hứng, say mê thủa ban đầu sẽ phai dần? Nhưng thực ra, tự biết không phải như thế, còn rất nhiều điều để khám phá và hoàn thành, cuộc chơi này còn dài, dài lắm! 😀

my armiya naroda, 2

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài hát đơn giản nhiều người biết, nhất là các bạn trẻ: МЫ АРМИЯ НАРОДА – Chúng ta là quân đội nhân dân! Phần lời dịch không chuẩn lắm: nếu kẻ thù muốn thử thách sức mạnh của chúng ta, thì bảo đảm rằng đó là điều cuối cùng chúng thử được! 😀

giáo dục thể chất – 1

ây là hệ quả của cái lối: “chơi thể thao một cách triết học, và suy nghĩ triết học một cách thể thao”! 😃 😛 Ai cũng biết sức khoẻ, thể chất là nền tảng của mọi điều, ấy thế mà vẫn chỉ “thể dục, thể thao” trên giấy, vẫn cố viết “sách”! Riết rồi suốt ngày chỉ loanh quanh với ba cái ngôn từ vớ vẩn thôi, tìm cách “chơi chữ”, tìm cách “hơn người” bằng hoạt ngôn xảo ngữ, chứ động tay động chân thì không muốn và không làm được!

Không chỉ như thế, nó ảnh hưởng suốt về phần đời sau của đứa học sinh! Học cái gì cũng không có “hành”, chỉ lải nhải một mớ lý thuyết, ngôn từ chết! Học cái gì cũng lớt phớt bề mặt, không có chiều sâu, không có công phu! Nói đâu xa, ngay trong giới lập trình viên hiện tại, 10 người thì hết 9.5 người, hỏi cái gì cũng biết, công nghệ nào cũng biết, trên trời dưới đất, chỉ có điều là những kỹ năng lập trình phức tạp, thực tế thì không làm được!

non-skid

gày mưa bão, ngồi nhà tu bổ 2 cái mái chèo. Nhìn kỹ sẽ thấy lớp lưới nhựa chống trượt (non skid mesh) bọc vào chỗ tay cầm. Tui bị cái là da mặt rất nhờn (nhiều dầu), trong cơn mưa, lỡ mà vuốt mặt cái là cầm cái mái chèo nó cứ trượt đi, bèn đi siêu thị, mua tấm lưới nhựa đen, chính là tấm lót dùng trên bàn ăn… bọc quanh và dán lại bằng epoxy! 🙂

fm đầu bạc

rong chuyến đạp xe đi Vũng Tàu, ghé thăm bảo tàng vũ khí Robert Taylor năm ngoái, có nói về khẩu “FM đầu bạc”, tên chính thức là “trung liên Bren”, dưới đây là một số hình của khẩu súng đó trong hai cuộc kháng chiến. Lưu ý có một số khẩu Bren nhưng “đầu không bạc”, cũng là kiểu súng đó nhưng do sản xuất ở những nhà máy khác nhau. 3 bức ảnh cuối là “ZB vz. 26” (băng đạn thẳng), là một người anh em rất gần với Bren!

Dutton

utton là con tàu của công ty Đông Ấn, bị cày neo và mắc cạn trong cơn bão gần Plymouth. Edward Pellew, vốn nổi tiếng bơi giỏi, đã bơi vào bờ trong sóng lớn, nối một sợi dây với bờ, hơn 400 mạng người được cứu. Vì thành tích này, từ dân thường, ông được phong baronet (tước hiệu quý tộc nhỏ, dưới Nam tước một chút), về sau, sau nhiều chiến công thăng dần lên Tử tước, phó Đô đốc Anh quốc. Bức tranh thể hiện lại đúng những gì đã xảy ra, con tàu đã chặt hết cột buồm để cân bằng hơn trong gió bão!

ai đi ngoài sương gió

i đi ngoài sương gió – Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết. Tham gia kháng chiến 9 năm, đi dọc Trường Sơn từ Thừa Thiên ra tận Việt Bắc, năm 1953 cặp song ca này “về thành”. Dựa theo các cứ liệu lịch sử, có thể đoán rằng đây là việc được sắp xếp, chả phải “dinh tê”, “chiêu hồi”…

Nguyễn Hữu Thiết - Ai đi ngoài sương gió 

hòn vọng phu 1 – trần văn trạch

ưới một góc độ nào đó, ông Trạch tài năng hơn anh của mình là ông Trần Văn Khê nhiều 🙂 (mấy anh em nhà này toàn đặt tên theo bộ “thuỷ”). Và tôi rất thích cách hoạt kê, tài tử của ổng… Xang xang xang xê hò xự xang, xê líu, xề xang líu líu hò hò hò…