xuân tình

Xuân tình – Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu: Ấy ai quay tít địa cầu, Đầu ai nửa trắng pha mầu xuân xanh. Trông gương mình lại ngợ mình, Phải chăng vẫn giống đa tình ngày xưa !? 😢😢

sapa – 3

Sáng hôm đó ở Sapa, quán cafe bàn bên cạnh, cô gái trẻ ôm cái máy ảnh, bắt chuyện với mình, “mở bài” rất Tây nhé: cái ngày đó sắp đến rồi anh à! Tôi ngạc nhiên hỏi lại: ngày gì hả em? Cô gái trả lời: cái ngày mà em sẽ chụp được một bức ảnh để đời về Sapa, sẽ nổi tiếng thế giới! Tôi “đứng hình” một lúc: ừ, em nói như thế thì anh phải tin thôi! Đến tận bây giờ vẫn phân vân, ko biết ra làm sao, trên Face nhìn cũng có vẻ xinh đẹp, học thức… 😅

xuân quỳnh

Đợi đến khi Google làm cái Doodle về Xuân Quỳnh thì bà con đổ xô đi đọc, à, ta biết rồi, XQ là như thế này thế kia. Google thì… biết éo gì về VN, có chăng là vài ngôn từ bề nổi, một vài kiểu diễn đạt “rất Tây”, kiểu như “Bầu trời trong quả trứng” (hay là Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ)…

khát vọng mùa xuân

Nghe bài này khoảng chừng cấp 1, còn nhỏ lắm, và dĩ nhiên là nghe bằng tiếng Việt, có lời Việt đặt riêng cho bài nhạc Mozart này, nhưng ngay từ lúc đó đã cảm thấy rằng nhạc này… “không đến từ VN” 😀 nhưng dĩ nhiên về sau lớn lên rồi mới biết đích xác từ đâu…

Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ

Le chant du garde frontière – Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ – Tô Hải… Một bản nhạc chưa bao giờ được trình diễn một cách chính thức và đầy đủ suốt mấy chục năm qua, nhưng từng phần, từng khúc nhỏ của nó vẫn được trích dẫn rải rác đây đó…

spokeshave

Facebook nhắc, ngày này 4 năm trước, “đẽo” cái mái chèo… Dụng cụ trong hình được gọi là “spokeshave”, tiếng Việt không có từ tương đương, về nguyên tắc cũng gần giống như cái bào. Chữ “shave” có nghĩa là “cạo”, như cạo râu, nên có thể tạm gọi dụng cụ này là… “cái cạo” 😀 Spokeshave linh hoạt hơn, nhưng cũng khó điều khiển hơn, và thường cho nhát cắt dày hơn…

neo classicism

Loại âm nhạc “hiện đại” tại thời điểm 20 năm trước, Nữ tử thập nhị nhạc phường – 女子十二樂坊 – Ban nhạc 12 cô gái – The twelve girls band! ❤️ 30 năm trước, Giao hưởng #40 được sử dụng làm nhạc hiệu chương trình Phim truyện, THVN. Khó có bản nhạc nào vừa tươi sáng, lại vừa u tối, vừa lạc quan, vừa yếm thế, tất cả trong một như là #40!

coastline paradox

Benoit Mandelbrot xuất bản một bài báo trên tạp chí Science năm 1967, đặt ra một câu hỏi mới nghe có vẻ rất ngây ngô: Đường bờ biển của nước Anh dài bao nhiêu? Giả sử ta dùng một cây thước dài 1 km để đo đường bờ biển, cộng lại với nhau thì được chiều dài ‘x’ km. Nhưng nếu dùng một cây thước khác, có chiều dài ví dụ như 100 m để đo thì lại được một chiều dài khác lớn hơn, ‘y’ km. Đơn giản vì cây thước 1 km là một xấp xỉ rất “thô”, ở giữa khoảng cách 1km đó, đường bờ biển không phải là một đoạn thẳng.

Dễ dàng nhận thấy rằng, nếu dùng cây thước càng ngắn, thì chiều dài đo được càng tăng, và nếu chiều dài cây thước tiến dần về 0 thì chiều dài đường bờ biển tiến dần về vô hạn. Đó gọi là “nghịch lý đường bờ biển – coastline paradox”, và cũng từ đó (1967) chính thức xuất hiện một nhánh toán học mới, gọi là hình học fractal, nghiên cứu một loại đối tượng đặc biệt, ví như ở đây là bản đồ nước Anh, một đối tượng hình học có diện tích hữu hạn, nhưng chu vi… vô hạn! Đây là chủ đề yêu thích của tôi những năm cấp 3 và Đại học…

Vì nó liên quan trực tiếp tới đồ hoạ máy tính (computer graphics). Gọi là “nghịch lý – paradox” vì nó đi ngược lại với “trực quan” của chúng ta, qua đó nói lên rằng, những gì chúng ta suy nghĩ bằng ngôn từ, đôi khi chỉ là sự lừa dối, một sự lừa dối khó nhận ra vì suốt bao nhiêu năm, cách suy nghĩ của chúng ta bị đóng trong một cái khuôn máy móc! Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản, ngây ngô nhưng trả lời nó lại không hề đơn giản! Riêng về đường bờ biển VN, nếu đo bằng phương pháp VN thì nó dài khoảng 2400 km, nếu đo bằng cách của Mỹ thì nó dài khoảng 3400 km, còn nếu đo bằng “toán” thì nó… vô hạn!

Có điều gì rất “Phật giáo” trong phép đo này, chiều dài của một đối tượng hình học không phụ thuộc vào “các định luật vật lý hiển nhiên”, mà ngược lại, nó lại phụ thuộc vào cách chúng ta đo nó! Nói nôm na, phiên phiến là… “tâm” nó tới đâu thì “tầm” (chiều dài đối tượng) tới đó. Chiều dài của một đối tượng “hình học Euclide” đơn giản đôi khi nằm ngoài “nhận thức thông thường” của con người! 😀

NOSTALGY

Quelques doux morceaux de musique composés par Paul de Senneville et interprétés par Richard Clayderman, de temps en temps, reviennent de la mémoire de mon enfance: Nostalgy, Ballade pour Adeline, Mariage d’amour, Souvernir d’enfance, Dolannes melodie, Concerto pour une jeune fille nommee Je t’aime, A comme amour, Lady D, Lettre A Ma Mère, Murmures, Rondo pour un tout petit enfant

Tumbalalaika

Có lúc, tôi đã nghĩ rằng, tất cả những gì đầy sức sống, sinh động trong âm nhạc, thảy đều xuất phát từ nước Nga! Có thể đó chỉ là một kiểu bias – định kiên thiên lệch. Xưa rất thích bài “Over and over”, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt một cái lời Việt rất dễ thương: Em không mơ hoang, kiếp sống nơi cung hằng, Em không tham lam diễm phúc nơi thiên đàng… Và nhiều người Việt cũng biết bài này qua trình bày tiếng Anh của D.Fannel, hay tiếng Pháp Roule s’enroule – Nana Mouskouri, nhưng về sau mới biết đó nguyên gốc là 1 bài dân ca Nga – Do thái: Tumbalalaika…