thuyền buồm ba vát

hững ngày lang thang ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh… thăm bãi cọc sông Bạch Đằng mà khi xưa Hưng Đạo Vương đã đánh bại quân Nguyên Mông. Lại có dịp thăm chiếc thuyền buồm “ba vát” dài khoảng 11 mét do nghệ nhân Lê Đức Chắn đóng sắp hoàn thiện. “Ba vát” là mẫu thuyền cổ truyền đặc trưng của vịnh Bắc bộ, sử dụng hai buồm cánh dơi.

Một “trãi nghiệm” rất lý thú khi trực tiếp tham quan chiếc thuyền buồm gỗ đang đóng còn nằm trên đà. Bác nghệ nhân Lê Đức Chắn ngoài 70 tuổi là một trong số những người cuối cùng còn lưu giữ được các kiến thức và kỹ năng đóng thuyền cổ truyền. Ít nhất, ta được biết rằng những kiến thức, kinh nghiệm này đã được bảo tồn được dưới dạng hiện vật và bản vẽ.

bark canoes and skin boats

ón qùa của một người bạn già Mỹ gởi tặng… cuốn sách hard – copy, hard – cover: The bark canoes and skin boats of North America – Ca-nô bọc vỏ cây và bọc da thú vùng Bắc Mỹ. Cuốn sách chứa đựng rất nhiều thông tin, bản vẽ về những chiếc ca-nô, kayak cổ xưa của thổ dân da đỏ bản địa. Những “nguyên mẫu” trong sách này chính là “tổ tiên” của những thiết kế ca-nô, kayak hiện đại. Thank you so much for the gift! 😀

côn sơn ca

阮廌 – 昆山歌

gỡ đã quên từ lâu, đứng nơi đây, nhẩm lại được toàn bộ nguyên bản Hán văn của Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi: Côn sơn hữu tuyền, Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên, Ngô dĩ vi cầm huyền… Trích bản dịch tiếng Việt:

Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.

Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,

Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.

ký ức màu nguyên

ý ức “màu nguyên” tuổi thơ: xác mai vàng hoà với xác pháo đỏ dịp Tết Âm lịch, rải rác đầy ở một nơi nào đó ven bờ sông Hoài, Hội An. Đỏ và vàng, vàng và đỏ, mai và đào, đào và mai. Hãy nhìn vào những lá cờ – – đỏ nhiều vàng ít, hay vàng nhiều đỏ ít, cũng đều là những “màu nguyên” thuần khiết không pha. Hình dưới: bảo vật quốc gia – bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc – sơn mài – hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí.


đình làng Trà Cổ



iây phút sững sờ bên đình làng Trà Cổ… Phường (đảo) Trà Cổ, tp. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, ngay sát biên giới với TQ, là một khu định cư rất lâu đời của người Việt. Đình xây năm 1461, về kiến trúc có nhiều điểm tương đồng với đình Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây), đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)… đã viếng thăm trong các chuyến xuyên Việt trước. Tuy không đẹp bằng nhưng tuổi đời nhiều hơn đến 2, 3 thế kỷ! Đình do một nhóm lính gốc Đồ Sơn, vâng lệnh triều đình ra trấn thủ biên cương xây dựng nên.

Ngồi nói chuyện với một cụ bà ngoài 70 sống ngay bên cạnh đình làng (và cũng nói chuyện thêm với một vài cư dân địa phương nữa), thoảng qua vài câu đầu đã thấy cụ bà rõ ràng không nói giọng miền Bắc! Thêm vài câu nữa thì tôi sững sờ nhận ra cái ngữ âm ấy, cái ngữ âm của chính mình, khó có thể mô tả một cách chính xác, nhưng có chút gì thô ráp kiểu Bắc và Trung Trung Bộ. Trà Cổ như quan sát hiện cũng đang dùng một loại thuyền đi biển dạng bè tre y như vùng Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Rồi chợt nhận ra mình đang trò chuyện với một thứ tiếng Việt cổ, rất cổ, rất… Vietic! Một vết tích của sự di dân bằng đường biển, phân tán và rải rác nhiều nơi suốt chiều dài bờ biển Việt Nam, một di sản truyền đời với rất ít thay đổi, mang tính chất cực kỳ “phụ hệ và bảo thủ” được duy trì trong suốt hơn 500, 600 năm lịch sử. Một thứ tiếng Việt cổ thô ráp, cứng cáp của… chàng Lạc Long Quân trước khi nên duyên với nàng Âu Cơ, và trở nên mềm mại, êm dịu như giọng đồng bằng Bắc bộ bây giờ!

dương liễu ngạn…

Tỉnh say nơi chốn mơ màng,
Bên bờ dương liễu, trăng tàn, gió mai.
Lần đi cách biệt năm dài,
Ngày lành, cảnh đẹp, bỏ hoài từ đây…

柳永 – 雨霖鈴
楊柳岸曉風殘月

gười rành Cổ văn chỉ cần nghe một câu: Dương liễu ngạn hiểu phong tàn nguyệt là đã hiểu muốn nói điều gì, hoặc chỉ cần nghe bốn chữ: Đại giang đông khứ là đã hiểu tâm ý thế nào… Cổ văn rất rất khó, nó khó một phần cũng bởi vì cái tâm hồn đơn giản, hồn hậu, thuần phác của nó, bởi vì con người hiện đại phức tạp, xảo diệu lại khó có thể hiểu thấu! (Ảnh dưới: bờ hồ trung tâm thị trấn Sapa, 2015).

cỏ hồng

ước em lên đồi, cỏ hoang ngập lối, rước em lên đồi, hẹn với bình minh. Đôi chân xinh xinh như tình thôi khép nép, hãy vứt chiếc dép, bước đi ôm cỏ mềm. Đồi êm êm, cỏ im im, ngủ yên yên, mộng rất hiền. Giọt sương đêm còn trinh nguyên, nằm mê man chờ nắng sớm lên…

Cỏ hồng - Thái Thanh 
Cỏ hồng - Quỳnh Giao 

dantri.com.vn – Đồi cỏ hồng đẹp như tranh ở Đà Lạt hút khách ngày đầu đông.

xăm – 2018

iềng vốn vô thần (atheist) tuyệt đối: không Thần, không Phật, không Chúa, không thờ cúng, không ông Địa, thần Tài, không mê tín dị đoan, không xem bói, xem ngày, thậm chí không cả thờ cúng tổ tiên, etc… Xăm chẳng qua chỉ là một trò chơi chữ nghĩa mang tính chất giải trí.

Nghĩ thế nào mà ngày đầu năm mới Âm lịch 2018 lại bốc một lá xăm, đúng ngay quẻ số 09 Đại Cát (khá hiếm), xem có câu: Kim triêu hỉ sắc thượng mi đoan – Sáng nay sắc vui hiện lên cuối khoé mi, lại bảo có thư về trước cửa. Haizzaa, để xem xem trong năm là sự việc gì đây!

my cats

uch lovely creatures, these were originally wild cats living around the area, but I feed them and gradually turn them into domestical ones 😀, in order to protect my workshop from mouses. With time and with lots of canned tuna, we’ve made a very strong bond to each other. They share my sleeping bed, and follow me in every activities around the house.

hương chung

hiết bị hết sức tiên tiến, hiện đại này gọi là “hương chung” – 香鍾, chính là cái đồng hồ báo thức thời cổ đại. Vòng hương xoắn có buộc 1 đồng xu hay viên bi, tạo mùi thơm dể ngủ, vừa xua đuổi côn trùng, được canh chính xác cháy hết thì làm rơi đồng xu xuống cái chậu đồng ở bên dưới, gây nên tiếng động đánh thức chủ nhân dậy! 🙂 P/S: Đang cố tập thói quen dậy lúc 5 AM mà tập mãi chưa được… 😞